I. Mối liên hệ giữa tiền mãn kinh và rối loạn giấc ngủ
Ở giai đoạn tiền mãn kinh cơ thể chị em sẽ đi kèm với những thay đổi nhanh chóng về nồng độ các loại hormone trong đó có hormone nội tiết tố. Nội tiết tố trong cơ thể nữ giới như một "sứ giả hóa học" chịu trách nhiệm điều tiết và điều trỉnh các chức năng quan trọng như quá trình trao đổi chất, chu kỳ kinh nguyệt, giấc ngủ... Chính vì thể mà, những thay đổi nhất định về nồng độ hormone trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các khía cạnh sinh học khác nhau trong cơ thể nữ giới bao gồm cả giấc ngủ.
Mất ngủ tiền mãn kinh là tình trạng xảy ra khá phổ biến với những biểu hiện thường gặp như:
- Chị em thường bị trằn trọc vào ban đêm và khó có thể đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng...
- Nếu ngủ được thì giấc ngủ của chị em ngủ chập chờn, không sâu giấc, dễ bị choàng tỉnh trong đêm.
- Mỗi ngày thời gian ngủ của phái nữ thường chỉ kéo dài dưới 6 tiếng.
- Mỗi lần thức dậy người hay cảm thấy nhức đầu mỏi mệt.
- Vì bị mất ngủ, thiếu ngủ nên cả ngày chị em luôn trong trạng thái thèm ngủ, người trong trạng thái mơ mang, mệt lờ đờ nhưng cứ vào ban đêm thì lại không thể ngủ được.
- Đặc biệt mất ngủ tuổi tiền mãn kinh nếu xảy ra trong thời gian dài còn làm nhiều chị em rơi vào trạng thái lo lắng hay cáu gắt...
Mất ngủ tuổi tiền mãn kinh là tình trạng xảy ra khá phổ biến
>>> XEM THÊM: Cách kiểm soát hiệu quả các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh
II. Nguyên nhân gây khó ngủ ở tuổi tiền mãn kinh
Nếu ví sức khỏe như một chuỗi domino thì mất ngủ chính mảnh ghép quan trọng có thể khiến cho tất cả các mảnh ghép khác cũng đổ theo. Đáng nói, theo các chuyên gia thì giai đoạn tiền mãn kinh chính là thời điểm chị em phải đối mặt với chứng mất ngủ ở mức đỉnh điểm. Để có thế áp dụng đúng phương pháp điều trị mất ngủ tiền mãn kinh thì cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này:
1. Suy giảm nội tiết tố
Hầu hết những phụ nữ đang phải vật lộn với cơn bốc hỏa đổ mồ hôi ban đêm cũng đều bị gián đoạn giấc ngủ. Chính vì thế mà nhiều người cho rằng bốc hỏa đổ mồ hôi chính là nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi tiền mãn kinh. Tuy nhiên các khảo sát từ các nhà khoa học cho biết những biến động rối loạn hormone xảy ra nhanh chóng bắt đầu sớm sau độ tuổi 30 có thể làm gián đoạn giấc ngủ ngay cả trước khi các dấu hiệu như bốc hỏa xuất hiện. Thực tế thì chứng rối loạn mất ngủ do sụt giảm hormone sinh dục nữ còn có thể xuất hiện trước những cơn bốc hỏa. Nhiều chị em bị mất ngủ do suy giảm nội tiết khi mới bước qua tuổi 30. Tuy nhiên, những biểu hiện ban đầu của chứng mất ngủ này thường khá mờ nhạt, nên bị nhiều chị em bỏ qua.
2. Tâm lý và sức khỏe tinh thần
Khi sức khỏe tinh thần sa sút thì chất lượng giấc ngủ cũng có thể bị tác động tiêu cực theo. Stress, trầm cảm, lo lắng cùng các sức khỏe tâm thần khác là "kẻ thù" của giấc ngủ.
Đây cũng là điều hàng triệu chị em đang phải đối mặt, đặc biệt là giai đoạn sau sinh - thời điểm mà nhiều người dễ bị trầm cảm nhất, mất ngủ và các triệu chứng khác dễ bùng phát khi có sự thay đổi nội tiết tố xảy ra.
3. Lối sống
Phụ nữ hiện đại ngày nay ngày càng đảm nhiệm nhiều trọng trách hơn, không chỉ làm các công việc chăm lo cho gia đình công việc lao động ngoài xã hội đôi khi cũng không kém so với nam giới. Mang trọng trách chăm lo cho cha mẹ, con cái đang lớn cùng với việc phải cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình - phụ nữ trung niên hiện nay có đời sống không còn đơn giản như xưa.
Với sự bận rộn lịch trình tất bật như vậy, việc duy trì những thói quen lành mạnh như tự nấu ăn, tập thể dục thường xuyên và các bài tập thư giãn giảm stress có thể trở nên khó hơn bao giờ hết. Để đảm bảo sự tỉnh táo nhằm duy trì việc chăm sóc gia đình và làm việc, đôi khi một số chị em có thói quen lạm dụng caffein, rượu trong thời gian dài. Vậy nhưng, chính những thói quen không lành mạnh này lại là tác nhân khiến tâm lý căng thẳng của bạn càng trở nên tồi tệ, khó đi vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ của bạn ngày càng bị gián đoạn hơn.
4. Bệnh lý
Trong nhiều trường hợp, việc mắc các bệnh lý như béo phì, tiểu đường, các bệnh về tuyến giáp, đau nhức xương khớp tiền mãn kinh... cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Bên cạnh đó, sử dụng một số loại thuốc trị bệnh cũng có thể gây ra tác dụng phụ là mất ngủ kéo dài cho phái nữ. Các thành phần hoạt chất trong thuốc này làm mất cân bằng nội tiết tố, từ đó gây ra chứng mất ngủ ở tuổi mãn kinh.
Căng thẳng, mệt mỏi, rối loạn nội tiết tố gây mất ngủ tuổi tiền mãn kinh
>>> XEM THÊM: Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung gì tốt cho sức khỏe?
III. Tác hại của mất ngủ tuổi tiền mãn kinh
Khó ngủ ở tuổi tiền mãn kinh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và nhan sắc của phái nữ. Đầu tiên, nó có thể làm cho chu trình lão hóa tự nhiên của cơ thể diễn ra nhanh hơn, da mất đi sức sống nhợt nhạt kém sắc. Song song với đó, chứng mất ngủ trong thời gian dài cũng sẽ tác động tiêu cực cho tâm lý chị em, dễ gây trầm cảm, trí nhớ bị suy giảm, tinh thần mơ hồ dễ mất tập trung.
Chưa kể, trong một số trường hợp, chứng mất ngủ ở tuổi tiền mãn kinh kinh niên để tiến triển nặng nề còn có thể ảnh hưởng gây tăng cao nguy cơ bị bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, ung thư… đe dọa tới sức khỏe, tính mạng phái nữ.
IV. Điều trị mất ngủ tiền mãn kinh
Các phương pháp điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân và các yếu tố tác động gây ra chứng mất ngủ tiền mãn kinh. Trong đó, lý do chính yếu gây ra chứng mất ngủ tuổi tiền mãn kinh chính là bởi rối loạn của nội tiết tố. Vì lẽ đó, để trị bệnh mất ngủ thì việc cân bằng lại nội tiết tố là điều cần thiết. Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên giúp cân bằng cải thiện chất lượng cuộc sống như:
1. Điều trị khó ngủ tuổi tiền mãn kinh không sử dụng thuốc
Khi đến tuổi tiền mãn kinh thì việc thay đổi hành vi, thói quen sinh hoạt và duy trì việc bổ sung các thực phẩm tự nhiên tốt cho cơ thể là điều bạn cần làm khi phải đối mặt với quá trình lão hóa và mất cân bằng nội tiết tố:
1.1. Thay đổi hành vi, thói quen sinh hoạt
- Lập thời gian biểu làm việc nghỉ ngơi trong ngày một cách khoa học và tuân thủ theo.
- Kiên trì tập luyện thể thao, bạn có thể chọn một trong những bộ môn như bơi lội, đi bộ… để rèn luyện mỗi ngày ít nhất là 30 phút.
- Đừng lạm dụng và cần đặc biệt hạn chế tối đa việc dùng chất kích thích vào buổi tối.
- Chị em cũng không nên ăn quá no hay tham gia các hoạt động gây phấn khích quá mức trước khi đi ngủ.
- Hãy sắp xếp phòng ngủ thật sạch sẽ, thoáng mát để ngủ ngon giấc hơn.
- Tắm nước ấm buổi tối cũng là cách giúp chị em ngủ ngon giấc hơn.
- Không sử dụng các thiết bị phát ánh sáng xanh khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ.
Tập luyện thể thao đều đặn như bơi lội, đi bộ, thiền, yoga... giúp ngủ ngon, sâu giấc hơn
1.2. Nguồn thực phẩm tự nhiên cải thiện chất lượng giấc ngủ
Trong tự nhiên, có nhiều loại thực phẩm chứa những dưỡng chất có ảnh hưởng tích cực tới giấc ngủ mà chị em nên bổ sung thường xuyên như:
- Thực phẩm giàu melatonin, ví dụ như dâu, giúp kiểm soát chu kỳ ngủ rất tốt.
- Thực phẩm giàu tryptophan như hạt bí ngô, hạt diêm mạch… giúp kích thích cơ thể sản sinh serotonin - một chất dẫn xuất của melatonin, có khả năng cải thiện chu kỳ ngủ.
- Thực phẩm giàu magie như hạt óc chó… giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định, cải thiện giấc ngủ.
- Ngoài ra, những thực phẩm giàu vitamin C, omega 3, canxi… cũng là nguồn dưỡng chất chị em không nên bỏ qua để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
2. Bài thuốc dân gian chữa trị mất ngủ
Có nhiều bài thuốc dân gian rất hay chữa mất ngủ như dùng canh cùi nhãn, uống trà hoa cúc… là phương thức an toàn để chị em có thể ngủ ngon giấc hơn. Bạn có thể áp dụng những cách làm đơn giản này ngay tại nhà, nhưng thường chỉ phù hợp cho những ca mất ngủ nhẹ, giúp an thần, dưỡng tâm.
Uống trà hoa cúc chữa khó ngủ ở tuổi tiền mãn kinh
3. Điều trị y tế
Với những trường hợp bị mất ngủ tiền mãn kinh do rối loạn nội tiết tố và không thể giải quyết chỉ bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, người bệnh cần đi khám để được khắc chế chứng bệnh này bằng những liệu pháp tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh.
Thông thường, tùy theo từng ca bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân bị khó ngủ ở tuổi tiền mãn kinh sử dụng:
- Điều trị cân bằng nội tiết tố đối với các ca rối loạn nội tiết gây bốc hỏa mất ngủ.
- Liệu pháp thay thế hormone, giúp bổ sung lượng nội tiết tố bị thâm hụt quá mức.
- Thuốc chứa melatonin, giúp bổ sung lượng melatonin bị thâm hụt, cho bạn ngủ ngon hơn.
- Ngoài ra, chị em có thể cần dùng thuốc chống trầm cảm SSRI, thuốc trị chứng bồn chồn… tùy theo chẩn đoán từ bác sĩ.
4. Sử dụng các giải pháp chuẩn Đông y thế hệ 2
Việc sử dụng các giải pháp theo Đông y thế hệ 2 là phương pháp điều chỉnh lại các triệu chứng do nội tiết tố thay đổi ở tuổi tiền mãn kinh đang được nhiều người hướng tới hơn cả. Bởi cách thức này tác động trực tiếp vào căn nguyên, lại đem tới hiệu quả bền vững. Cụ thể:
4.1 Sử dụng viên uống nội tiết Ngự y mật phương
Hiện nay, chỉ có viên uống nội tiết Ngự y mật phương của dược phẩm Nhất Nhất mới thỏa mãn các điều kiện kiểm định khắt khe và được bào chế theo chuẩn Đông y thế hệ 2. Viên uống không chỉ giúp khắc chế các triệu chứng do rối loạn nội tiết mà còn kích thích cơ thể tự sản sinh ra nội tiết tố.
Bằng cách này, người dùng có thể giải quyết được tình trạng thâm hụt nội tiết gây khó ngủ ở tuổi tiền mãn kinh. Đồng thời giúp chị em giảm nguy cơ gặp phải những triệu chứng khác như lão hóa sớm, bốc hỏa tuổi tiền mãn kinh.
4.2 Sử dụng viên mất ngủ Ngự y mật phương
Phụ nữ tuổi mãn kinh bị mất ngủ có thể khắc phục cho giấc ngủ của mình nhờ Viên uống mất ngủ Ngự y mật phương. Sản phẩm có thể đem tới hiệu quả trị bệnh chủ lực cho những trường hợp bị mất ngủ kinh niên. Viên uống giúp dưỡng tâm, an thần, từ đó giúp giảm tải tình trạng căng thẳng thần kinh, để người bệnh ngủ ngon giấc hơn.
Viên Mất ngủ Ngự y mật phương có hiệu quả là nhờ tác động trực tiếp vào căn nguyên chính gây mất ngủ, tăng cường lưu thông máu lên não, khắc chế chứng mất ngủ kéo dài âm ỉ trong thời gian dài, trả lại cho chị em những giấc ngủ trọn vẹn.
Nhìn chung, khó ngủ ở tuổi tiền mãn kinh là điều dễ hiểu, do cơ chế lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc chế, tìm lại giấc ngủ tự nhiên, nếu can thiệp đúng giải pháp, kịp thời và đúng lúc.