Kiệt sức: Dấu hiệu xác định và cách điều trị hiệu quả

2024-04-03 14:45:02

Kiệt sức là trạng thái sức khỏe báo hiệu cơ thể đang đối diện với nhiều vấn đề liên quan đến thể chất và tinh thần. Vậy nên căn cứ vào các biểu hiện đi cùng chứng mất sức để chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan. Đồng thời dựa vào các nhân tố tác động thì người bệnh sẽ có phương án điều trị an toàn, hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi khám phá nội dung bài viết này để tìm hiểu rõ hơn về chứng cạn kiệt năng lượng nhé!

I - Hội chứng kiệt sức là gì?

Theo Medical News Today - chuyên gia trong lĩnh vực về lĩnh vực sức khỏe tâm thần cho biết: "Kiệt sức (Burnout) là một hội chứng rối loạn quan trọng khởi đầu từ công việc khi làm trong môi trường căng thẳng sau đó dẫn đến mệt mỏi cực độ về thể chất.

Bên cạnh đó, đuối sức còn hiểu đơn giản là trạng thái chán chường, mất đi năng lượng ý nghĩa trong công việc, cuộc sống. Người lúc nào cũng uể oải, lờ đờ, chân tay rã rời đi kèm yếu sức, làm việc được một tí đã thấy mệt nhoài.

Tổng kết lại, kiệt sức là trạng thái cơ thể bị suy kiệt về tinh thần, thể chất do những căng thẳng áp lực. Tình trạng này không đơn thuần chỉ diễn ra một thời gian ngắn mà còn kéo dài liên tục gây cản trở sức khỏe, sinh hoạt, công việc.

Mất sức dần dần làm con người suy giảm năng lượng, không còn quan tâm tha thiết với công việc nữa, tâm trạng bất ổn, hệ miễn dịch suy giảm nên thường dễ mắc bệnh.

Ngày nay, hội chứng cạn kiệt năng lượng còn gặp nhiều ở những người trong độ tuổi thanh niên. Điều này đến từ những áp lực cuộc sống, làm việc quá nhiều giờ dẫn đến cạn kiệt năng lượng cao độ, thói quen ăn uống, sinh hoạt sai lầm gây hại cho sức khỏe.

người mệt mỏi kiệt sức là gì

Người bị cạn kiệt năng lượng, trạng thái tinh thần uể oải, thiếu sức sống

II - Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể kiệt sức

Hội chứng đuối sức ngày càng phổ biến song không phải ai cũng nhận biết đúng các dấu hiệu để có cách xử lý kịp thời. Dưới đây là những biểu hiện cơ bản khi cơ thể cạn kiệt năng lượng.

  • Mệt mỏi vô cớ: Dù đã ngủ đủ giấc nhưng sáng tỉnh dậy hoặc bất cứ thời điểm nào mọi người vẫn thấy uể oải, thiếu sức sống. Điều này báo hiệu cơ thể người bệnh đang ở giai đoạn đầu của việc cạn kiệt năng lượng.
  • Không thể khôi phục hoàn toàn chấn thương: Khi cơ thể mất sức kéo dài sẽ kéo theo chức năng hệ miễn dịch giảm sút. Lúc này người bệnh dễ phát sinh hiện tượng sốt, đau đầu, vết thương cần thời gian dài mới ổn định.
  • Hay chóng mặt: Hiện tượng hoa mắt dễ phát sinh vào buổi sáng bắt nguồn từ việc cơ thể thiếu máu. Khi kiệt sức, lượng oxy di chuyển đến não cùng hệ cơ quan bị giảm sút dễ tạo nên chứng chóng mặt, ngất xỉu.
  • Thiếu niềm vui cuộc sống: Không có sức khỏe khiến công việc, các mối quan hệ trong cuộc sống không còn niềm vui, năng lượng tích cực. Người bệnh luôn cảm thấy tự ti, không thoải mái, sống thu mình lại trong vỏ bọc, hạn chế giao tiếp chuyện trò.
  • Giảm ham muốn tình dục: Cơ thể đuối sức khiến nội tiết tố trong cơ thể sụt giảm nhanh, việc này khiến nam/nữ không có hứng thú chuyện vợ chồng.
  • Hay quên, khó tập trung: Ăn ngủ kém khiến người bệnh không thể tập trung tốt cho công việc, gặp khó khăn trong đời sống xã hội và sinh hoạt thường ngày.
  • Chán ăn mất ngủ: Sức khỏe không kém dẫn đến cảm giác không muốn ăn, nhìn gì cũng thấy ngán, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

Các dấu hiệu, triệu chứng ở giai đoạn mới chớm có thể diễn ra nhẹ nhàng, không rầm rộ nhưng theo thời gian sẽ dai dẳng và trầm trọng hơn. Điều quan trọng là người bệnh cần xác định chính xác bản thân đang bị mất sức để từ đó có hướng xử lý đúng đắn, hiệu quả.

dấu hiệu kiệt sức

Cơ thể bị mất ngủ trong thời gian dài vì năng lượng bị cạn kiệt

III - Nguyên nhân dẫn đến kiệt sức mệt mỏi

Việc tìm ra các yếu tố khiến cơ thể bị cạn kiệt năng lượng, giảm sức khỏe sẽ giúp người bệnh lên phương án chữa trị hợp lý. Dưới đây là các nguyên nhân khiến cơ thể bị đuối sức nghiêm trọng như:

1. Suy nhược cơ thể

Khi cơ thể bị suy nhược, chức năng của các cơ quan tạng phủ suy yếu khiến người mệt mỏi không còn sức lực, chán ăn, mất ngủ, cảm xúc bị rối loạn…

Kiệt sức, mệt mỏi có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào nhất là nhóm phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, người làm việc quá sức, người hay ốm vặt, người sau phẫu thuật...

Nhiều người ăn uống tẩm bổ, nghỉ ngơi nhưng cơ thể vẫn có hiện tượng mất sức. Việc chữa khỏi suy nhược sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tâm trạng, thể trạng sức khỏe của người bệnh, phương pháp điều trị đúng chuẩn.

2. Ăn uống thiếu cân bằng

Yếu tố dinh dưỡng khoa học là cách tốt nhất để cơ thể ổn định chức năng miễn dịch, tránh đuối sức. Khi cơ thể được bổ sung đủ chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và muối khoáng sẽ cải thiện thể chất và tinh thần nhanh chóng.

Ngược lại, việc ăn uống thiếu chất sẽ tác động tiêu cực tới sức khỏe cụ thể như sau:

  • Nếu cơ thể thiếu chất sắt thì khả năng sản xuất tế bào hồng cầu giảm sút làm cho da dẻ xanh xao, nhợt nhạt. Người luôn trong trạng thái mệt mỏi, kém tập trung kèm theo hoa mắt, đau đầu, kiệt sức.
  • Ăn uống thiếu tinh bột làm cản trở chức năng của não bộ, cơ thể dễ rơi vào trạng thái cạn sạch năng lượng, tăng khả năng mắc các bệnh lý trầm cảm, bệnh gan.
  • Thiếu đạm dễ khiến cho hệ thống miễn dịch giảm sút, lâu phục hồi vết thương, xương khớp yếu.
  • Vitamin và khoáng chất bị thiếu hụt làm cản trở các hoạt động sống của cơ thể. Từ đó người bệnh dễ phát sinh chứng chán ăn, mất sức, miễn dịch yếu kém và mắc các bệnh liên quan đến răng miệng.
nguyên nhân gây kiệt sức

Cơ thể không được bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết

3. Thiếu ngủ, giấc ngủ kém chất lượng

Giấc ngủ được đánh giá quan trọng đối với các hoạt động sống của con người. Tuy nhiên trước sức ép từ công việc, cuộc sống xã hội khiến các rối loạn liên quan đến giấc ngủ ngày càng tăng.

Người bệnh dễ phát sinh các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như: khó tiến vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hay bị thức dậy giữa chừng, lịch ngủ không cố định. Khi giấc ngủ tốt sẽ giúp não bộ hồi phục, cơ thể tái tạo lại năng lượng để đầu óc sảng khoái, tinh thần minh mẫn, người khỏe khoắn.

Trong thời gian ngủ, cơ thể giải phóng hormone tăng trưởng có vai trò tái tạo lại những tế bào bị tổn thương. Điều này giúp nhiều người nhiều người sau khi thức dậy luôn cảm thấy thoải mái, không bị kiệt sức.

Ngược lại, người ở trạng thái mất ngủ cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải, tinh thần kém tập trung và dễ bị đau đầu, đuối sức. Vậy nên cần cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh chóng để tránh cơ thể bị rút cạn năng lượng, kiệt quệ về thể chất và tinh thần.

Người luôn trong trạng thái mất sức dai dẳng, tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ, suy giảm trí nhớ, suy nhược cơ thể.

4. Sử dụng đồ uống nhiều caffein

Uống cà phê thiếu khoa học gây phản ứng ngược khiến bạn mệt mỏi, đau đầu và cạn kiệt năng lượng. Theo đó, cà phê được nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ phối hợp với các thụ thể adenosine trong não bộ gây uể oải.

Việc dùng quá nhiều cà phê tạo cảm giác bồn chồn, khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm và cơ thể kiệt sức vào hôm sau. Ngoài ra, uống cà phê thời gian dài còn dễ bị đau đầu, rối loạn tiêu hóa và tâm trạng kích động hơn bình thường.

nguyên nhân gây kiệt sức

Người bệnh dùng nhiều cà phê khiến thể trạng giảm sút

5. Kiệt sức mệt mỏi do căng thẳng

Stress kéo dài sẽ nguy hại đối với sức khỏe đồng thời tạo nên tác động tiêu cực đối với tinh thần. Các đối tượng bị đau đầu, ngủ kém, rối loạn tiêu hóa, gặp các vấn đề về cơ xương khớp, bệnh huyết áp dễ bị trầm cảm, cáu gắt, buồn phiền.

Khi cơ thể rơi vào trạng thái bị stress tâm lý, cơ thể sẽ tăng sinh hormone adrenaline, cortisol làm tổn hại sức khỏe. Người bệnh dễ xuất hiện các triệu chứng như tim đập nhanh, huyết áp tăng, đau nhức đầu, rụng tóc, đuối sức, bệnh về răng miệng, đau nhức cơ bắp, khát nước, đổ mồ hôi…

6. Người bị thừa cân

Thừa cân béo phì sẽ làm giảm sút chức năng sinh sản, hệ hô hấp cho tới trí nhớ. Ngoài ra, người bệnh còn mắc chứng ngưng thở khi ngủ làm cho giấc ngủ bị gián đoạn dẫn tới kiệt sức vào ngày hôm sau.

Người thừa cân béo phì có nguy cơ bị suy giảm hệ thống miễn dịch, gây bệnh tật triền miên, người mất sức ốm yếu. Ngoài ra thừa cân là yếu tố hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm về xương khớp, tim mạch, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, hô hấp, rối loạn nội tiết tố.

7. Cơ thể mất nước

Nước có nhiệm vụ duy trì năng lượng dồi dào để thực hiện tốt các hoạt động của hệ cơ quan. Cơ thể bị mất nước khi bạn không uống đủ nước để thay thế cho lượng nước đã mất từ việc mồ hôi tiết ra, nước tiểu, hơi thở…

Cảm giác mệt mỏi, đuối sức tỷ lệ thuận với lượng nước trong cơ thể. Điều đó đồng nghĩa với việc khi cơ thể bị thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, năng lượng cạn kiệt, khả năng tập trung kém, rối loạn chu kỳ giấc ngủ.

Nếu bạn thiếu nước ở mức độ vừa phải sẽ gây ra biểu hiện phổ biến như cơ thể khó chịu, người kiệt sức, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, kém tập trung ảnh hưởng tới công việc, học tập.

nguyên nhân người mệt mỏi kiệt sức

Cơ thể bị thiếu hụt nước trầm trọng dễ bị cạn kiệt năng lượng

8. Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các nhân tố chính gây nên trạng thái mất sức thì trạng thái này còn chịu ảnh hưởng từ nguyên nhân sau:

  • Lạm dụng chất bia rượu, ma túy: Các hoạt chất gây nghiện và kích thích từ rượu bia khiến người bệnh khó tiến vào giấc ngủ, phát sinh ảo giác làm cho tinh thần, sức khỏe bị giảm sút.
  • Bị bệnh mạn tính: Khi người bệnh mắc chứng ngưng thở khi ngủ, trầm cảm, tiểu đường, bệnh thận… thì sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng, tinh thần cạn kiệt nhanh chóng.
  • Làm việc theo ca: Việc chia ca ngày - đêm làm việc làm cho chu kỳ giấc ngủ của người bệnh bị gián đoạn. Thời gian kéo dài khiến cơ thể chán nản mệt mỏi và khả năng tập trung bị giảm sút.
  • Ít vận động: Việc rèn luyện cơ thể giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện chức năng của nhóm cơ quan. Khi bạn lười vận động thì khả năng chuyển hóa bị giảm sút, tinh thần căng thẳng khiến cơ thể cạn kiệt năng lượng.
  • Lạm dụng thuốc: Các nhóm thuốc điều trị bệnh trầm cảm, thuốc huyết áp… khi dùng trong thời gian dài sẽ phát sinh tác dụng phụ như mất ngủ và tăng mệt mỏi, đuối sức.

IV - Phân biệt bệnh kiệt sức và bệnh tâm lý khác

Nhiều người lầm tưởng việc cạn kiệt năng lượng là biểu hiện của các vấn đề liên quan đến tâm lý. Tuy nhiên khi phân tích dưới góc độ khoa học đi kèm với các đặc trưng cụ thể thì chứng bệnh có khác biệt rõ ràng.

1. Đuối sức và mệt mỏi quá mức

Mệt mỏi là dấu hiệu điển hình của người bị cạn kiệt năng lượng. Vậy nên khi cơ thể uể oải, không muốn làm bất cứ việc gì thì bạn không phải bị mất sức mà chỉ là mệt mỏi đơn thuần. Cơ thể quá sức chỉ cần thời gian ngắn để nghỉ ngơi, ăn uống thì sức khỏe sẽ ổn định, tràn đầy năng lượng.

triệu chứng kiệt sức

Mệt mỏi quá mức chỉ cần nghỉ ngơi là có thể hồi phục

2. Kiệt sức và căng thẳng

Căng thẳng kéo dài, stress là yếu tố khiến cơ thể bị đuối sức, tâm lý không ổn định. Khi áp lực được kiểm soát và giải quyết hiệu quả thì bạn cảm thấy sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái.

Còn mất sức là khi cơ thể bị suy sụp về cả thể chất và tinh thần diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Người dường như không còn chút sức lực nào, tâm trạng chán chường, bi quan, không hứng thú trước các khía cạnh của cuộc sống.

3. Kiệt sức và trầm cảm

Khi con người bị đuối sức có thể liên quan đến yếu tố về công việc, giảm khả năng tập trung và khiến người bệnh tự ti vì đánh mất đi bản sắc cá nhân.

Bệnh trầm cảm thuốc nhóm rối loạn tâm trạng với các biểu hiện ban đầu như giảm khí sắc, người bệnh thường buồn rầu ủ rũ. Ngoài ra, người bệnh mất hứng thú đối với khía cạnh cuộc sống và cạn kiệt năng lượng gây mệt mỏi, uể oải, suy giảm các hoạt động.

VI - Bệnh kiệt sức có nguy hiểm không?

Mất sức sẽ rút cạn nguồn năng lượng vốn có, cơ thể mệt mỏi trầm trọng làm tổn hại đến đời sống gia đình và các mối quan hệ xã hội. Nếu không có phương án điều chỉnh hợp lý sẽ tổn hại đến sức khỏe thể chất, miễn dịch giảm sút và tăng việc mắc các bệnh lý.

Một số tác động đến sức khỏe và tinh thần của người bị đuối sức được thể hiện cụ thể như sau:

  • Suy tim: Cơ thể bị kiệt sức dẫn tới cơ tim yếu đuối tạo ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nguy cơ bị đột quỵ, đau tim, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tai nạn: Khi cơ thể mệt mỏi, tinh thần không tập trung đi kèm khả năng xử lý tình huống chậm nên dễ phát sinh tai nạn khi lao động hoặc lái xe.
  • Suy giảm đề kháng: Cơ thể mệt mỏi, mất sức do bị thiếu hụt dưỡng chất nên cơ quan miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Dễ hiểu khi người bệnh dễ dàng mắc chứng ốm vặt liên miên hoặc khả năng chống chọi với yếu tố gây hại bên ngoài giảm.
  • Gặp các vấn đề tâm lý: Khi bị mệt mỏi, đuối sức thì tâm trạng luôn trong trạng thái căng thẳng, dễ nổi nóng,. Ngoài ra, họ luôn thấy bản thân vô dụng nên mất đi động lực, niềm vui trong cuộc sống. Bên cạnh đó, khi cơ thể có sức khỏe kém sẽ thấy lo lắng, bất an vì sợ bản thân mắc các bệnh lý nguy hiểm.
người kiệt sức mệt mỏi

Trạng thái tâm lý thiếu ổn định khi năng lượng bị cạn kiệt kéo dài

VII - Người mệt mỏi kiệt sức nên làm gì cải thiện?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sự thay đổi về lối sống và chế độ ăn uống là đòn bẩy quan trọng để cơ thể khỏe mạnh, thoát khỏe cảm giác mệt mỏi. Vì vậy khi nhận thấy cơ thể bị mất sức, tinh thần uể oải bạn có thể vận dụng cách dưới đây:

1. Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ giữ vai trò hồi phục, ổn định năng lượng để lao động, học tập vào ngày hôm sau. Duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn ngủ ngon giấc, tránh đuối sức thông qua các vấn đề như:

  • Đi ngủ và thức dậy vào thời gian cố định để tránh việc mệt mỏi, uể oải.
  • Thời gian ngủ trưa không nên quá lâu hay là ngủ nhiều lần trong ngày.
  • Duy trì tâm trạng vui vẻ, thư thái để cơ thể nhanh chóng rơi vào giấc ngủ.
  • Tránh dùng điện thoại, máy tính hay các thiết bị khác bởi ánh sáng làm cản trở đến chất lượng giấc ngủ.
  • Phòng ngủ cần yên ắng tĩnh mạch, không có tiếng động mạnh. không khí mát mẻ, không có nhiều ánh sáng.

2. Ăn uống đủ chất

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng là nhân tố dẫn đến cảm giác mệt mỏi, kiệt sức. Do đó mọi người cần nắm rõ bí quyết ăn uống đủ nhóm chất, đảm bảo vệ sinh và đa dạng cách chế biến để tránh mất sức như:

  • Tăng cường các nhóm nguyên liệu giàu vitamin C, axit béo Omega - 3 như dầu hạt lanh, quả óc chó giúp ổn định tinh thần.
  • Sử dụng nhiều loại rau củ quả có nhiều dưỡng chất như rau cải xanh, chân vịt, rau bina, cà rốt, bắp cải, củ cải đường, hành tỏi, đu đủ, trái cây có múi, quả bơ.
  • Bổ sung đủ chất đạm bằng cách ăn một số các loại đậu, cá, trứng, thịt…
  • Tránh việc ăn quá no đồng thời nên tách nhỏ các bữa ăn hằng ngày, thay đổi cách thức để tạo cảm giác thèm ăn, thường xuyên ăn nhiều bữa ăn phụ.
  • Hạn chế nạp vào cơ thể món ăn nhiều chất béo, muối, đường để không tích tụ chất độc hại cho cơ thể.
kiệt sức nên ăn gì

Đa dạng thực đơn ăn uống để cung cấp đủ chất cho cơ thể

3. Loại bỏ căng thẳng

Stress căng thẳng làm cho cơ thể mệt mỏi, năng lượng bị tiêu hao nhanh chóng. Khi bạn yêu đời, lạc quan thì tinh thần được cải thiện, sức khỏe chuyển biến tích cực. Hằng ngày bạn có thể tập các bài tập thư giãn sau để nâng cao sức khỏe, tránh kiệt sức như:

  • Tập thể dục, yoga hoặc thái cực quyền.
  • Nghe nhạc, đọc sách, giải trí.
  • Thường xuyên du lịch khám phá hoặc trò chuyện với người xung quanh để tạo niềm vui trong cuộc sống, xua tan cảm giác đuối sức, phiền muộn.

4. Cắt giảm rượu, caffeine

Rượu bia, các chất kích thích ban đầu tạo cảm nhận hưng phấn, duy trì tinh thần tỉnh táo. Tuy nhiên sau thời gian thì hoạt chất caffeine và rượu sẽ ức chế não bộ gây giảm nhịp thở, nhịp tim khiến cơ thể mất sức mệt mỏi, khả năng vận động kém linh hoạt.

Uống nhiều bia rượu quá mức còn tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về gan, huyết áp, tổn thương cơ tim, dạ dày tá tràng. Vậy nên hãy hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn đồ uống có cồn, chất kích thích ra khỏi thực đơn để có giấc ngủ ngon, tái tạo sức khỏe toàn diện.

5. Bổ sung đủ nước

Nước có vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ cơ quan đồng thời điều hòa thân nhiệt, đào thải độc tố nhanh chóng. Vì vậy hàng ngày bạn nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây, trà xanh hoặc sữa… để cung cấp nước và chất quan trọng cho cơ thể.

Đối với người bị kiệt sức, ốm sốt thì cần uống nhiều hơn lượng nước quy định để bù đắp phần nước bị hao hụt. Ngoài ra, các đối tượng làm việc ở điều kiện nắng nóng hoặc tập luyện vất vả nên uống nước liên tục để tránh mất nước, đuối sức và mệt mỏi.

kiệt sức nên làm gì

Cung cấp đủ nước để tránh bị vắt kiệt năng lượng

6. Rèn luyện cơ thể khoa học

Tập luyện thường xuyên là cách tốt nhất giúp lưu thông khí huyết, tăng cường năng lượng từ đó phòng tránh bệnh mạn tính. Ngoài ra, việc rèn luyện cơ thể đúng cách giúp nâng cao tinh thần, duy trì trạng thái tâm lý ổn định trong cuộc sống.

Các môn thể thao, bài tập thể dục khi thực hiện cần phù hợp với thể trạng sức khỏe, vừa sức để tránh tạo tổn thương nguy hiểm. Vậy nên người bị kiệt sức, mất sức kèm chứng mệt mỏi hãy lựa chọn bộ môn như đi bộ, đi xe đạp, khiêu vũ, bơi lội, tập yoga…

7. Duy trì cân nặng ổn định

Cân nặng cơ thể tăng quá mức sẽ tạo áp lực cho tim đồng thời tạo cảm giác mệt mỏi, đuối sức. Vậy nên khi cân nặng được duy trì ở mức hợp lý, ổn định, bạn sẽ thấy người nhẹ nhàng, ngập tràn năng lượng.

Để cân nặng duy trì ổn định thì cần cung cấp cho cơ thể với lượng calo hợp lý trong ngày. Đối với nam giới không nên quá 1900 calo còn nữ giới không quá 1400 calo để cải thiện thể trạng. Ngoài ra, dựa vào công thức tính BMI, bạn dễ dàng tìm ra lượng calo chính xác cần thu nhận để phù hợp chiều cao, cân nặng.

8. Cải thiện hội chứng suy nhược

Mất sức là biểu hiện điển hình của người bị suy nhược cơ thể do đó cần thoát khỏi chứng bệnh này để nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Hiện nay nhiều người bệnh kiệt sức sau khi dùng Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất có chuyển biến tốt tốt.

Sản phẩm giúp giảm tái phát bệnh nhờ việc điều chỉnh cơ địa - nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy nhược giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, Viên Suy nhược Ngự Y Mật Phương còn mang đến nhiều công dụng hữu ích cho cơ thể như:

  • Hoạt huyết, bổ khí, bổ huyết, cung cấp đủ máu huyết đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Từ đó giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, chấm dứt tình trạng mệt mỏi yếu ớt, chân tay rã rời, bải hoải tinh thần để hoàn thành công việc.
  • Nâng cao thể trạng từ gốc rễ, phục hồi và nuôi dưỡng các cơ quan lục phủ, ngũ tạng đảm bảo hoạt động ổn định. Khi cơ thể khỏe mạnh ăn uống tự nhiên thấy ngon miệng, cơ thể dễ dàng hấp thu dinh dưỡng tốt.
  • Dưỡng tâm an thần, điều hòa tâm lý giúp giấc ngủ đến tự nhiên, tinh thần sảng khoái, tỉnh táo tránh đuối sức.
  • Dùng đều đặn giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hạn chế ốm yếu hoặc khi mắc bệnh thì sẽ chóng khỏi.
kiệt sức uống thuốc gì

Viên Suy nhược giúp bồi bổ khí huyết, nâng cao thể trạng khi cạn kiệt năng lượng

Việc điều trị chứng kiệt sức cần dựa trên nguyên căn gây nên bệnh để lên phác đồ chữa trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cần đến thăm khám tại các đơn vị uy tín để nhanh chóng tìm ra bệnh để tránh các tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Hy vọng những chia sẻ hữu ích từ bài viết giúp người bệnh bị mất sức có đánh giá khách quan, khoa học nhất.

Lên đầu trang
Loading