I. Lãnh cảm sau sinh là gì?
Lãnh cảm sau sinh là trạng thái bất thường liên quan đến chuyện “chăn gối” xảy ra ở những bà mẹ mới sinh con, thường gặp trong 3 - 12 tháng đầu. Điều này có nghĩa là các chị em cảm thấy bị giảm ham muốn đáng kể hoặc mất hoàn toàn ham muốn với quan hệ tình dục, nhiều trường hợp còn thấy hoảng sợ mỗi khi “gần gũi” với chồng.
Theo số liệu từ một số nghiên cứu cho thấy có đến 4/5 số phụ nữ mắc chứng lãnh cảm sau khi sinh trong ít nhất là 3 tháng đầu sau khi “vượt cạn”.
Giảm ham muốn, lãnh cảm sau sinh ở chị em có liên quan đến sự thay đổi của cơ thể của người mẹ sau sinh, chẳng hạn như “cô bé” bị khô hạn dẫn đến quan hệ đau rát, chứng mệt mỏi trầm cảm sau sinh, rách tầng sinh môn, hoặc âm đạo bị giãn đàn hồi kém chưa phục hồi sau quá trình sinh nở, tâm lý tự tin về ngoại hình “xập xệ” sau sinh…
Lãnh cảm sau sinh có thể tạo ra “bức tường” ngăn cản hạnh phúc lứa đôi, làm cho tình cảm của vợ chồng đi xuống. Hoặc thậm chí, vấn đề này còn có thể gây phá vỡ hạnh phúc gia đình. Do vậy, các mẹ bỉm sữa sau sinh cần được cải thiện tình trạng này trong thời gian sớm nhất.
II. Các biểu hiện lãnh cảm ở phụ nữ sau sinh
Triệu chứng lãnh cảm giảm ham muốn sẽ thể hiện khác nhau ở mỗi chị em, lãnh cảm sau sinh cũng vậy. Nhưng tựu chung thì mẹ bỉm sữa sau sinh bị lãnh cảm thường có một số biểu hiện như sau:
- Suy giảm nhu cầu tình dục: không quan tâm đến chuyện “chăn gối”, cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi mỗi khi quan hệ tình dục. Nhiều trường hợp nghiêm trọng, chị em còn không muốn chồng “động” vào người mình.
- Cảm giác khó chịu khi quan hệ: Mỗi lần “gần gũi” chồng thì cảm thấy đau rát, khô rát, co thắt âm đạo.
- Rối loạn cực khoái: Không có cảm giác lên đỉnh, mất cảm giác hoặc không đạt khoái cảm hưng phấn khi sinh hoạt tình dục.
Lãnh cảm sau sinh là trạng thái suy giảm hoặc mất ham muốn ở người mẹ sau sinh, thường gặp trong 3 - 12 tháng đầu.
>>> XEM THÊM: Phụ nữ sau sinh bị khô hạn phải làm sao?
III. Nguyên nhân gây lãnh cảm sau sinh
1. Nội tiết tố thay đổi sau sinh
Sau khi chuyển dạ, cơ thể của người phụ nữ diễn ra hàng loạt sự thay đổi liên quan đến nội tiết tố, đặc biệt là sự suy giảm nồng độ estrogen. Estrogen cũng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tình dục như kích thích tiết dịch bôi trơn âm đạo, tăng cường máu lưu thông đến âm đạo, duy trì độ dày và đàn hồi của âm đạo... Chính vì thế mà hàm lượng estrogen bị sụt giảm mạnh sau sinh có thể là nguyên nhân khiến chị em bị giảm ham muốn “gần gũi” với chồng, làm cho tình cảm vợ chồng “phai nhạt” dần.
Thời gian để nồng độ hormone sinh dục nữ trở về mức bình thường còn phụ thuộc vào cơ địa, tuổi tác, cách thức sinh con, thể trạng sức khỏe của từng người hoặc sự chăm sóc phục hồi sau sinh của người mẹ...
Bên cạnh việc làm mất hoặc giảm ham muốn, nội tiết tố thay đổi sau khi sinh còn có thể dẫn đến các hậu quả như: khiến cho kinh nguyệt thất thường, niêm mạc âm đạo mỏng dần, đau rát mỗi khi “sinh hoạt” tình dục, giảm ham muốn…
2. Nuôi con bằng sữa mẹ
Quá trình hình thành estrogen cũng bị giảm sút trong khoảng thời gian mẹ cho bé bú. Lý do là bởi khi bé bú, cơ thể người mẹ sẽ có phản xạ tập trung tăng cường sản sinh prolactin - một loại hormone kích thích sản xuất sữa mẹ, từ đó ức chế sản sinh estrogen. Dẫn đến mẹ sau sinh bị suy giảm ham muốn “chăn gối” với người bạn đời, khiến cho “cô bé” bị khô hạn, hoặc tăng cảm giác đau rát mỗi khi “lâm trận”. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây lãnh cảm sau sinh.
3. Thay đổi tâm lý sau sinh
Tâm lý sau sinh cũng là “rào cản” trong chuyện quan hệ vợ chồng ở các mẹ sau sinh và là nguyên nhân dẫn đến lãnh cảm cho mẹ bỉm sữa. Một số bất thường liên quan đến tâm lý của phụ nữ sau sinh có thể gây ra lãnh cảm đó là:
- Cảm thấy áp lực, hoặc căng thẳng quá mức khi nuôi dưỡng chăm sóc em bé mới sinh, mệt mỏi khi phải làm các công việc sinh hoạt trong gia đình hoặc trong công việc.
- Một số người chồng chưa thật sự thấu hiểu sự vất vả của người vợ mới sinh, nên chưa quan tâm đúng mức và hỗ trợ giúp đỡ cho vợ nên dẫn đến sự căng thẳng xung đột trong gia đình.
- Không tự tin về ngoại hình, vùng âm đạo bị “xuống cấp” sau quá trình sinh nở. Từ đó khiến chị em lo lắng mỗi khi “sinh hoạt vợ chồng”.
- Ám ảnh, sợ hãi và lo lắng về nguy cơ mang thai thêm một lần nữa ngay khi vừa mới sinh.
4. Mắc bệnh lý hoặc sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến ham muốn tình dục
Thêm một nguyên nhân khác dẫn đến lãnh cảm sau sinh đó là do mẹ đang dùng thuốc nào đó hoặc do bệnh lý tác động. Cụ thể là:
- Các bệnh lý làm mẹ sau sinh suy giảm ham muốn tình dục: bệnh liên quan đến tim mạch, viêm gan, tiểu đường, suy giảm chức năng thận…
- Các loại thuốc có thể gây ra lãnh cảm sau sinh: thuốc điều trị trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị hưng cảm…
5. Do rối loạn cơ sàn chậu
Rối loạn cơ sàn chậu, đặc biệt là sa giãn cơ sàn chậu là tình trạng hay gặp ở những người phụ nữ sau sinh. Vấn đề này có thể do các nguyên nhân như: thời gian chuyển dạ kéo dài, trọng lượng thai nhi lớn, tổn thương vùng cơ sàn chậu do dùng thủ thuật hỗ trợ sinh, sinh nở nhiều lần…
Rối loạn chức năng cơ sàn chậu có thể làm cho vùng cơ âm đạo bị giãn rộng, quan hệ tình dục bị đau rát, “cô bé” bị khô hạn… Những hệ lụy này làm cho mẹ sau sinh không cảm thấy “thỏa mãn” khi sinh hoạt tình dục với người bạn đời.
Thay đổi nội tiết tố, nuôi con bằng sữa mẹ... là nguyên nhân dẫn đến lãnh cảm sau sinh
>>> XEM THÊM: Bổ sung nội tiết tố cho phụ nữ tuổi 30 có cần thiết?
IV. Các biện pháp cải thiện lãnh cảm sau sinh
1. Điều trị bằng thuốc
Chữa lãnh cảm bằng thuốc là biện pháp có thể được áp dụng với các mẹ sau sinh. Tuy nhiên, mẹ không được tự ý sử dụng thuốc mà cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ, vì nhiều loại thuốc có thể đi vào dòng sữa mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
Tùy theo nguyên nhân gây ra lãnh cảm sau sinh, mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như sau:
- Thuốc uống bổ sung nội tiết tố: mẹ sau sinh chỉ nên dùng loại thuốc này khi có kê đơn của bác sĩ, không dùng quá liều vì có thể làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư.
- Thuốc làm giảm triệu chứng khô rát, đau khi quan hệ: viên đặt âm đạo, gel bôi âm đạo, kem bôi âm đạo…
Ngoài ra, mẹ sau sinh có thể sử dụng các loại thuốc làm tăng khoái cảm như: Vylessi, flibanserin. Tuy nhiên, mẹ nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các thuốc này.
Việc sử dụng các loại thuốc như đã nêu trên chỉ là giải pháp tình thế tạm thời, bởi khi ngưng uống thuốc thì các triệu chứng lãnh cảm sau sinh có thể quay trở lại. Chưa kể, các loại thuốc trên còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ sau sinh, đồng thời làm giảm chất lượng sữa mẹ và tác động không tốt đến sự phát triển của em bé.
Giải pháp ưu việt nhất hiện nay và đã được các chuyên gia đánh giá rất cao đó là sử dụng sản phẩm Đông Y thế hệ 2, điển hình là Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương để cải thiện lãnh cảm sau sinh. Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương là sản phẩm độc quyền của Dược phẩm Nhất Nhất Nhất. Sản phẩm có thể tác động vào một trong những nguyên nhân “gốc rễ” gây lãnh cảm sau sinh đó là suy giảm nồng độ estrogen.
Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương có thể giúp cho buồng trứng hoạt động tốt hơn, từ đó hỗ trợ tăng cường estrogen cho phụ nữ sau sinh một cách tự nhiên. Sản phẩm rất an toàn cho phụ nữ sau sinh, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nhờ toàn bộ thành phần có trong sản phẩm đều có nguồn gốc từ thảo dược lành tính, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn theo quy định của Bộ Y tế.
Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương được bào chế dựa trên sự chắt lọc phương pháp chữa bệnh tinh túy có trong Ngự Y Mật Phương. Đây là “kho báu” của quốc gia kết tinh từ những giá trị tuyệt vời nhất của Y dược học của nước nhà từ ngàn đời, và chỉ dành riêng cho Vua Chúa thời xưa.
2. Điều trị tâm lý cho phụ nữ bị lãnh cảm sau sinh
Tâm lý có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tình dục, vì vậy mà mẹ sau sinh bị lãnh cảm cũng cần được cải thiện trạng thái cảm xúc và tâm lý. Cụ thể là các mẹ có thể áp dụng các biện pháp như sau:
- Tránh xa căng thẳng và những rắc rối trong cuộc sống, luôn giữ cho tinh thần được thoải mái và hướng đến những điều tích cực trong cuộc sống.
- Thường xuyên chia sẻ tâm sự với người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp những vấn đề khó khăn trong việc chăm sóc con nhỏ, hoặc trong công việc.
- Nếu tâm lý bị ảnh hưởng suốt trong thời gian dài mà không được cải thiện, mẹ sau sinh nên đến thăm khám và nhận sự tư vấn, hỗ trợ y tế từ phía bác sĩ.
3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học lành mạnh
Ngoài những biện pháp kể trên, mẹ sau sinh bị lãnh cảm nên thực hiện các lối sống khoa học, cùng chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường khả năng phục hồi sức khỏe, tăng hứng thú trong “chuyện ấy”. Chẳng hạn mẹ có thể tham khảo một số cách thức như:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân mình, và cân bằng giữa chuyện chăm sóc gia đình và nghỉ ngơi. Nếu cảm thấy việc chăm sóc em bé và gia đình quá vất vả thì các mẹ nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía chồng và người thân.
- Tích cực vận động, rèn luyện thể dục thể thao, mẹ sau sinh nên vận động ít nhất 20 phút mỗi ngày.
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm để có đủ chất dinh dưỡng giúp phục hồi sức khỏe và có đủ sữa cho con bú, cải thiện ham muốn tình dục. Các mẹ sau sinh có thể dùng một số loại thực phẩm lành mạnh, giúp kiểm soát nội tiết tố, hạn chế lãnh cảm sau sinh như: cá thu, cá hồi, rau xanh, thịt bò, các loại ngũ cốc, hạnh nhân, các loại đậu… Bên cạnh đó, các chị em cũng cần tránh xa việc sử dụng các chất kích thích vì có thể gây suy giảm sức khỏe tổng thể, tác động xấu, gây yếu sinh lý và giảm ham muốn tình dục ở nữ.
V. Phòng ngừa lãnh cảm cho phụ nữ sau sinh
Lãnh cảm sau sinh có tác động tiêu cực đến tình cảm và hạnh phúc giữa hai vợ chồng, để ngăn ngừa vấn đề này thì mẹ bỉm sữa có thể tham khảo một số biện pháp như sau:
- Khi nhận thấy có các biểu hiện của lãnh cảm, các mẹ nên chủ đông đến các phòng khám hoặc bệnh viện uy tín để được bác sĩ tư vấn và thăm khám.
- Giữ tâm trạng thoải mái, tâm sự với chồng về những thay đổi của cơ thể sau sinh để tránh tự ti.
- Không tự ý chữa trị, các mẹ nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tăng hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sữa mẹ và tác động đến sự phát triển của em bé.
Mong rằng với những kiến thức về lãnh cảm sau sinh như đã trình bày ở trên có thể giúp cho các mẹ bỉm sữa hiểu được về nguyên nhân, cách khắc phục hiện tượng này. Hy vọng các mẹ sau sinh vẫn luôn giữ được “ngọn lửa” tình yêu và hạnh phúc gia đình, xây dựng tình cảm bền chặt với người chồng của mình.