Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

2024-04-16 14:18:41

Loãng xương là bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh và có thể để lại nhiều hậu quả hay di chứng nặng nề cho sức khỏe như có thể dẫn đến gãy xương, tàn phế, giảm tuổi thọ... Xác định rõ nguyên nhân cách khắc phục loãng xương tuổi mãn kinh cũng như khả năng giảm thấp được nguy cơ dẫn đến gãy xương là điều mà nhiều chị em quan tâm. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

I. Nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

“Thủ phạm” hàng đầu gây ra loãng xương ở phụ nữ mãn kinh đó là do sự suy giảm nồng độ estrogen. Một trong những lợi ích sức khỏe mà estrogen đem lại đó là ức chế quá trình hủy xương. Vì vậy, khi người phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, buồng trứng dần tiến tới ngưng hoạt động khiến hàm lượng estrogen trong cơ thể sụt giảm đáng kể từ đó tình trạng hủy xương, giảm dần khối lượng xương, loãng xương diễn ra nhanh hơn.

Bên cạnh đó, phụ nữ mãn kinh bị loãng xương còn liên quan đến các yếu tố nguy cơ như sau:

  • Di truyền từ thế hệ trước.
  • Cơ thể không được cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D.
  • Bẩm sinh có khung xương nhỏ, yếu.
  • Thiếu vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng trước khoảng 9 giờ sáng.
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Tiêu thụ các loại đồ uống có cồn như rượu bia.
  • Uống các loại thuốc có chứa steroid kéo dài.
  • Bị mãn kinh từ sớm, từ đó khiến cho mật độ xương bị suy giảm sớm và dễ mắc phải loãng xương sau này.

loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

>>> XEM THÊM: Những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh bạn nên lưu tâm

II. Biểu hiện loãng xương phụ nữ tuổi mãn kinh

Loãng xương có thể diễn biến “âm thầm” qua nhiều năm tháng và không có biểu hiện đặc trưng nên rất khó để nhận biết. Tuy nhiên, chị em có thể quan sát được một số triệu chứng loãng xương trong thời kỳ mãn kinh như sau:

  • Đau cột sống: Loãng xương có thể ảnh hưởng đến vùng cột sống và gây ra các cơn đau nhức. Bên cạnh đó, mỗi khi cử động thì vùng xương khớp phát ra âm thanh rắc rắc cùng với cơn đau. Tình trạng đau cột sống có thể làm giảm khả năng lao động, sinh hoạt của chị em trong giai đoạn này.
  • Cột sống bị biến dạng: Nếu không được can thiệp kịp thời, loãng xương kéo dài có thể làm cho vùng cột sống bị biến dạng. Điều này có thể làm cho người phụ nữ giảm chiều cao, các đốt sống bị xẹp lại, gây khó khăn khi vận động.
  • Gãy xương: Đây là hậu quả nguy hiểm nhất ở những người phụ nữ loãng xương, loãng xương khiến cho khối lượng xương suy giảm, xương dễ yếu và giòn. Chỉ một tác động nhẹ hoặc chấn thương nhẹ cũng có thể gây ra gãy xương. Vùng xương hay bị tổn thương thường nằm ở các vị trí như cột sống, cánh tay, xương sườn… Gãy xương có thể làm cho người phụ nữ mất đi khả năng vận động, hoặc thậm chí là tàn phế.
  • Giảm chiều cao: Chị em trong độ tuổi mãn kinh bị loãng xương có thể giảm chiều cao, điều này là do cột sống bị xẹp xuống, hoặc thậm chí xương cột sống bị gãy. Điều này khiến cho chị em trông như “lùn đi”. Trong trường hợp này cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế tình trạng gãy xương hoặc mất xương. 

loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

>>> XEM THÊM: Phụ nữ mãn kinh còn ham muốn không? 

III. Điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Điều trị loãng xương được chia làm hai phương pháp chính là sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc. Loãng xương là căn bệnh phổ biến hầu hết phụ nữ nào cũng sẽ gặp phải khi bước vào độ tuổi mãn kinh, lượng canxi giảm tỷ lệ thuận với lão hóa và tuổi tác của cơ thể. Bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện ra những vấn đề về sức khỏe hay có những can thiệp kịp thời phòng tránh các hệ lụy sức khỏe không tốt do loãng xương gây ra.

Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý từ sớm, kết hợp chế độ sinh hoạt, vận động thể chất phù hợp duy trì đều đặn là những biện pháp phối kết hợp hạn chế được những tác hại của loãng xương, kéo dài tuổi thọ cũng như duy trì sức khỏe bền bỉ, dẻo dai.

1. Sử dụng thuốc

Khi phát hiện thấy bản thân có các dấu hiệu loãng xương, các chị em nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách. Dùng thuốc là một trong những giải pháp chính trị loãng xương trong giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, chị em tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi mà chỉ nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Những loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng trong điều trị loãng xương ở người phụ nữ mãn kinh đó là:

  • Thuốc bổ sung canxi: Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương, do vậy muốn cải thiện loãng xương thì chị em nên bổ sung đầy đủ thông qua thực phẩm hoặc sản phẩm hỗ trợ bổ sung.
  • Thuốc bổ sung vitamin D: Vitamin D là “trợ thủ đắc lực” giúp vận chuyển canxi từ ruột vào máu, thiếu vitamin D thì canxi “khó lòng” mà đến đích là xương. Chính vì thế, chị em cũng có thể sử dụng thuốc giúp hỗ trợ bổ sung loại dưỡng chất này.
  • Thuốc kiểm soát nội tiết tố: Suy giảm nội tiết tố estrogen là “thủ phạm” chính dẫn đến loãng xương ở phụ nữ. Vì vậy, bác sĩ có thể kê đơn cho các chị em sử dụng loại thuốc này để cân bằng nội tiết tố, giảm quá trình hủy xương hoặc mất xương.

2. Liệu pháp vận động

Vận động là biện pháp đơn giản giúp phòng ngừa và cải thiện loãng xương ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh. Duy trì tập thể dục đều đặn, các hoạt động thể chất phù hợp sẽ giúp đẩy mạnh tuần hoàn máu lưu thông tốt đến xương, giúp nuôi dưỡng xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, vận động sẽ giúp duy trì cấu trúc xương, từ đó hạn chế loãng xương. 

Trong quá trình làm việc, chị em cũng không nên đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu để tránh tạo áp lực lên vùng xương cột sống, hạn chế biến chứng của loãng xương. Chị em nên đổi tư thế thường xuyên và tránh bê vác đồ quá nặng nhé.

những bài tập thể dục, vận động phù hợp giúp cải thiện loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Những bài tập thể dục, vận động phù hợp giúp cải thiện loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

3. Liệu pháp thay thế/bổ sung hormone

Phương pháp cũng có thể cải thiện tình trạng loãng xương ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Liệu pháp này giúp bổ sung estrogen để hạn chế tình trạng thiếu hụt nồng độ loại hormone này cho chị em phụ nữ trong giai đoạn này. 

Khi nồng độ estrogen được cải thiện sẽ giúp làm chậm quá trình hủy xương, tăng khối lượng xương và hạn chế tình trạng loãng xương. Thế nhưng, liệu pháp hormone lại có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ như gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú, bệnh lý về tim mạch.

Chị em chỉ nên áp dụng phương pháp này khi đã trao đổi ý kiến với bác sĩ, được bác sĩ hướng dẫn thực hiện.

Bên cạnh đó, chị em có thể biện pháp kích thích estrogen tự nhiên trong cơ thể bằng cách tăng cường chức năng buồng trứng. Cơ chế tác động này có ở sản phẩm Đông Y thế hệ 2, và được đánh giá rất cao về hiệu quả vượt trội đem lại.

Sản phẩm Đông Y thế hệ 2 điển hình mà chị em nên sử dụng đó là Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương, đến từ thương hiệu Dược phẩm nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam đó là Dược phẩm Nhất Nhất.

Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương

Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương giúp tăng cường chức năng buồng trứng, từ đó kích hoạt và tăng cường quá trình sản sinh estrogen hoàn toàn tự nhiên mà không hề gây xâm lấn. Khi đưa mức estrogen trong cơ thể về trạng thái bình thường thì sẽ góp phần hỗ trợ đắc lực, giúp khắc phục loãng xương.

Hơn thế nữa, sản phẩm còn có tác dụng bồi bổ khí huyết, nâng cao thể trạng ở phụ nữ mãn kinh. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp cho khả năng vận động ở những người bị loãng xương do thiếu hụt estrogen được cải thiện rõ rệt. Thậm chí, sản phẩm còn là giải pháp rất hiệu quả cho các trường hợp thiếu hụt estrogen ở mức độ nặng, thiếu estrogen trong nhiều năm liền hoặc đã thử nhiều biện pháp nhưng không thu được kết quả.

Viên Nội Tiết Ngự Y Mật Phương là sản phẩm nổi bật do các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ có trình độ chuyên môn cao thuộc nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất nghiên cứu và sản xuất thành công. 

Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đã đạt tiêu chuẩn GMP-WHO và được tặng thưởng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia do Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng.

4. Bổ sung canxi qua nguồn thực phẩm

Một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng loãng xương ở người phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh đó là do chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng hay thiếu hàm lượng canxi cần thiết. Để giải quyết vấn đề này, chị em nên chú ý bổ sung thêm một số loại thực phẩm giàu canxi như sau:

  • Một số loại cá như cá mè, cá cơm, cá hồi…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa (phomai, sữa chua).
  • Các loại hạt:  hạt hạnh nhân, hạt vừng, hạt chia.
  • Một số loại rau: rau dền, bắp cải, cải xoăn, rau ngót…
loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

IV. Những lưu ý khi điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Để giúp đem lại hiệu quả điều trị cao cho các chị em bị loãng xương trong giai đoạn mãn kinh thì bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Không nên tập luyện quá sức: Vận động mang lại nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe xương khớp cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Nhưng các chị em không nên tập luyện quá sức, hãy chọn bài tập có cường độ nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng xấu tới xương nhé.
  • Cảnh giác với tác dụng phụ thuốc điều trị loãng xương: Ngoài khả năng đem lại tác dụng điều trị bệnh, các loại thuốc chữa loãng xương cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Cụ thể đó là:
    • Thuốc bisphosphonate: có thể gây ra rối loạn tiêu hóa (đầy hơi, buồn nôn, đau bụng), đau đầu, đau xương hàm…
    • Thuốc calcitonin: có thể gây tăng canxi máu, phát ban, buồn nôn. Không những vậy, loại thuốc này còn có thể gây ra các cơn đau ở mông, đùi. Khi nhận thấy có những dấu hiệu khác thường khi dùng thuốc điều trị loãng xương, chị em nên báo cáo ngay với bác sĩ điều trị để kịp thời điều chỉnh liều lượng, hoặc thay thế loại thuốc khác phù hợp hơn.
  • Giữ tư thế thẳng đứng và không ăn ít nhất sau 30 phút kể từ lúc uống thuốc. Điều này giúp cho chị em hạn chế tương tác giữa thuốc và thực phẩm, tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Trên đây là những kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Loãng xương là một trong những vấn đề sức khỏe tiến triển âm thầm nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của chị em. Tuy nhiên thì với những kiến thức và sự chủ động bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro loãng xương gây ra, giữ gìn được sức khỏe và hạnh phúc cho bản thân.

Lên đầu trang
Loading