I. Mất cân bằng dinh dưỡng là gì?
Cơ thể con người giống như một cỗ máy cần có đủ nhiên liệu để hoạt động. Và các chất dinh dưỡng chính là "nhiên liệu" cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
Các chất dinh dưỡng có nhiều trong các loại rau, củ, quả, thịt… và được con người nạp vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống thường ngày. Khi được nạp vào cơ thể, các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải và chuyển hóa để tạo năng lượng duy trì tốt mọi hoạt động sống bên trong cơ thể.
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng bao gồm các nhóm dưỡng chất cơ bản như chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và muối khoáng. Chú trọng đến việc bổ sung đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe; giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Mất cân bằng dinh dưỡng là khi cơ thể không được bổ sung đầy đủ và cân đối các nhóm chất. Tình trạng này đang dần trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay, có thể xảy ra ở bất cứ ai, kể cả ở những người thể trạng gầy gò ốm yếu hay to béo, mập mạp.
Trong một số các trường hợp, những người bệnh bị chấn thương, nhiễm trùng huyết, phẫu thuật… thì việc thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong yếu tố rất quan trọng giúp hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả cũng như phục hồi nhanh chóng thể trạng.
Mất cân bằng dinh dưỡng là khi cơ thể không được bổ sung đầy đủ và cân đối các nhóm chất, vitamin, khoáng chất, dưỡng chất cần thiết...
XEM THÊM: Bàn chân lạnh là thiếu chất gì?
II. Nguyên nhân gây mất cân bằng dinh dưỡng
Một số những nguyên nhân chính sau gây ra mất cân bằng dinh dưỡng, đa phần bắt nguồn từ những yếu tố môi trường, thói quen ăn uống, sinh sống và chế độ dinh dưỡng:
1. Do chế độ ăn uống thiếu cân bằng (ăn uống dựa theo sở thích): Nhiều người thường ăn uống tự do theo sở thích, cảm hứng hoặc đôi khi chú trọng ăn quá nhiều một nhóm chất nào đó. Chẳng hạn như ăn quá nhiều chất béo, quá nhiều chất xơ… đều không đảm bảo được sự cân bằng và đa dạng trong khẩu phần ăn thường ngày. Do đó dưỡng chất bị thiếu hụt, không cung cấp đầy đủ cho cơ thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Lối sống không khoa học: Duy trì một số lối sống không tốt sau như: Ăn uống tạm bợ thất thường, ăn không đủ bữa, ăn không đúng giờ, không tập trung khi ăn uống, thiếu ngủ, lười vận động…. ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Hậu quả không chỉ khiến cơ thể thiếu chất, khó tiêu mà còn tăng nguy cơ bị các bệnh dạ dày.
3. Yếu tố môi trường và kinh tế: Môi trường xung quanh độc hại, nguồn nước hay khói bụi, hóa chất, khói độc, không khí không lành mạnh hay thực phẩm hằng ngày không đảm bảo an toàn đều gây bất lợi cho sức khỏe, quá trình chế biến hay nạp dinh dưỡng vào cơ thể. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp người dân sinh sống ở vùng sâu xa, hẻo lánh khó có khả năng tiếp cận được đến những nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra tài chính eo hẹp để chi tiêu mua bán thực phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng.
4. Mắc một số bệnh lý phải kiêng khem ăn uống dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng: Một số bệnh lý đòi hỏi người bệnh cần phải kiêng khem nghiêm ngặt để hỗ trợ cho việc điều trị cũng như đẩy lùi các triệu chứng. Tuy nhiên việc kiêng khem quá đà làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Đặc biệt là một số bệnh lý sau gây ảnh hưởng:
- Bệnh tiểu đường: Người bệnh cần kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu bằng cách hạn chế ăn những thực phẩm nhiều tinh bột và đường.
- Bệnh tim mạch: Trong khẩu phần ăn nên tránh xa các chất béo bão hòa, cholesterol, đường, muối, đồ ăn chế biến sẵn, bia rượu, nước ngọt để giảm thiểu nguy cơ bị xơ vữa động mạch.
- Người bị bệnh gout nên kiêng ăn những thực phẩm như nội tạng động vật, hải sản, đồ uống có cồn. Bệnh thận hạn chế ăn nhiều muối, kali, photpho. Còn bị các bệnh về đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng càng cần đòi hỏi một chế độ ăn uống khắt khe, nghiêm ngặt hơn.
III. Hậu quả của mất cân bằng dinh dưỡng kéo dài
Mất cân bằng dinh dưỡng diễn ra trong nhiều ngày khiến mọi cơ quan bộ phận bên trong cơ thể hoạt động kém ổn định. Việc thiếu hụt các vitamin, khoáng chất và dưỡng chất quan trọng dẫn đến gây mất cân bằng nồng độ hormone, rối loạn quá trình chuyển hóa gây triệu chứng như:
- Da dẻ bị khô, nhăn nheo, nám sạm, mụn mọc nhiều…
- Suy nhược cơ thể, người thấy mệt mỏi.
- Tóc rụng nhiều.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Suy giảm trí nhớ.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Nếu không chú trọng điều trị gây nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Chẳng hạn tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, thậm chí suy nhược cơ thể. Người bị mất cân bằng dinh dưỡng khi rơi vào tình trạng rối loạn chuyển hóa cần mất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng khỏe mạnh.
Mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến suy nhược cơ thể, chán ăn, mệt mỏi, tiêu hóa kém...
XEM THÊM: Suy nhược cơ thể nên ăn hoa quả gì? 10 Trái cây nên dùng
IV. Cách phòng ngừa và cải thiện mất cân bằng dinh dưỡng
Mất cân bằng dinh dưỡng khiến mọi cơ quan bộ phận bên trong cơ thể hoạt động không bình thường, gây ra hệ lụy xấu về sức khỏe, nhất là đối với trẻ em đang trong độ tuổi phát triển cần đảm bảo tốt nhất về dinh dưỡng. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, bản thân mỗi cá nhân cần thực hiện tốt những điều sau đây:
- Xây dựng một chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ các nhóm chất từ nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng.
- Thực phẩm cần đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, còn tươi ngon, hạn chế hóa chất, chất bảo quản.
- Các khâu chế biến cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thực hiện đúng kỹ thuật để giữ được tối đa dưỡng chất. Những thực phẩm đông lạnh hay chế biến sẵn cần hạn chế tối đa sử dụng.
- Duy trì và thiết lập thói quen ăn uống đúng giờ, khoa học. Nên ngừng ngay việc bỏ bữa sáng, ăn uống không đúng bữa; vừa ăn uống vừa làm việc hoặc ăn quá nhanh, quá vội
- Làm việc điều độ và nghỉ ngơi hợp lý.
Kiên trì thực hiện tốt những việc làm trên sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Đồng thời người bệnh nên dùng thêm Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 giúp bồi bổ cơ thể từ sâu bên trong, đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng khỏe mạnh. Đồng thời bồi dưỡng khí huyết; nuôi dưỡng hệ thần kinh, hệ tiêu hóa kích thích người bệnh ăn uống ngon miệng hơn, các chất dinh dưỡng khi nạp vào cơ thể được tiêu hóa và hấp thu tốt.
Sản phẩm mang lại hiệu quả cao đối với những người thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không ngon miệng, ăn uống thất thường do tính chất công việc…
Hy vọng với những nội dung bài viết bên trên đã cung cấp đầy đủ thông tin tới bạn về tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng. Đồng thời bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, tốt cho sức khỏe.