7 nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố nữ

2022-11-14 11:03:00

Mất cân bằng nội tiết tố gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý, vóc dáng và nhan sắc... Những dấu hiệu để nhận ra những thay đổi bất thường về nội tiết tố là gì? Cách cải thiện như thế nào? Cùng theo dõi trong bài viết sau đây.

Mất cân bằng nội tiết tố

I. Thế nào là mất cân bằng nội tiết tố?

Mất cân bằng nội tiết tố là tình trạng chênh lệch sụt giảm mạnh hoặc tăng cao nhiều hay một loại hormone nội tiết tố trong máu. Sự chênh lệch tăng hay giảm này dao động tuỳ vào từng giai đoạn cuộc đời và cơ địa người bệnh. Có người thì rối loạn cân bằng nội tiết chỉ diễn ra giai đoạn ngắn, cấp tính nhưng có những trường hợp lại bị mạn tính. 

Hormone là những hoạt chất sinh ra từ tuyến hệ thống nội tiết, sau đó được phân bố tiến vào các mô và cơ quan trên cơ thể thông qua đi theo đường máu. Các hormone nội tiết giữ vai trò quan trọng khác nhau trong cơ thể do vậy mất cân bằng nội tiết có thể gây ảnh hưởng nhiều đến các chức năng hoạt động của các cơ quan cũng như sức khỏe tổng thể. Các hormone nội tiết giữ vai trò điều chỉnh:

  • Quá trình trao đổi chất.
  • Nồng hộ đường huyết. 
  • Huyết áp và nhịp tim.
  • Chu kỳ ngủ - thức.
  • Khả năng tình dục và chu kỳ sinh sản. 
  • Tâm trạng và mức độ căng thẳng.
  • Sự phát triển, lớn lên hoặc già đi (lão hóa).

Trong đó, mất cân bằng về các hormone như steroid, insulin, hormone tăng trưởng và adrenalin gây ảnh hưởng đến cả nam và nữ.

Mất cân bằng về nồng độ estrogen và progesteron thường bắt gặp xảy ra với nữ giới, còn nam giới thường thiên nhiều về mất cân bằng ở nồng độ testosterone hơn.

II. 15 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ

Những biểu hiện bên ngoài của mất cân bằng nội tiết tố nữ sẽ phụ thuộc vào loại nội tiết tố bị thay đổi hàm lượng và tuyến nội tiết. Các triệu chứng gây ra bới mất cân bằng nội tiết tố nữ thường gặp nhất gồm có: 
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không xuất hiện kinh nguyệt trong từ 2-3 tháng trở nên thì khả năng bạn đang chịu tác động rối loạn hàm lượng của 2 loại hormone estrogen và progesterone. 
  • Tâm trạng thay đổi thất thường rõ rệt. 
  • Bị mọc mụn nội tiết (mụn trứng cá): Sản sinh quá nhiều hormone Androgen kích thích hoạt động của các tuyến dầu, nang lông gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.
  • Khô hạn: Đôi khi khô hạn âm đạo cũng là một biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra với mật độ nhiều và thường xuyên thì khả năng cao bạn bị suy giảm thấp hàm lượng estrogen.
  • Giảm ham muốn ở nữ giới: Phụ nữ không còn ham muốn với những cuộc "yêu" có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau nhưng một trong những lý do chính nhận được nhiều quan tâm đó là bởi suy giảm nồng độ estrogen.
  • Sương mù não (suy giảm trí nhớ, tiềm thức mơ hồ): Trí nhớ bị giảm sút do những rối loạn về hàm lượng estrogen và progesterone trong cơ thể. Sự thiếu hụt những hormone này đã tác động đến hoạt động dẫn truyền thần kinh của não bộ làm giảm khả năng tập trung và khả năng ghi nhớ.
  • Hay bị buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón: Sự tăng cao hay giảm thấp hàm lượng estrogen và progesterone đều có thể tác động đến quá trình tiêu hóa thức ăn của bạn. Lý do là bởi estrogen và progesterone tạo ra các thụ thể tế bào lót ruột.
  • Hay bị mất ngủ: Stress không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn bị mất ngủ, hàm lượng thấp hormone progesterone cũng khiến bạn mất ngủ thường xuyên hơn. Ngoài ra, nồng độ estrogen thấp gây bốc hỏa đổ mồ hôi đêm cũng khiến bạn khó ngủ hơn, ngủ không sâu giấc.
  • Thường xuyên mệt mỏi, chán ăn: Mệt mỏi cũng là một trong những triệu chứng phổ biến do mất cân bằng hormone nội tiết tố.
  • Tăng cân hoặc cân nặng giảm mất kiểm soát: Nhiều loại hormone có thể ảnh hưởng đến việc báo tín hiệu cơ thể cần dung nạp thức ăn và cách cơ thể sử dụng năng lượng. Do đó, sự mất cân bằng hàm lượng của những loại hormone nội tiết này sẽ khiến cơ thể giảm hoặc tăng cân do tích trữ chất béo. Ví dụ như du thừa hormone cortisol hoặc suy giảm hàm lượng hormone tuyến giáp tác động góp phần gây béo phì.
  • Đau đầu: Rối loạn estrogen cũng có thể gây nên những cơn đau nhức đầu xuất hiện đều đặn hoặc trong một khoảng thời gian nhất định ở mỗi tháng.
  • Giòn xương, loãng xương: Suy giảm thấp hàm lượng nội tiết tố estrogen là một trong những nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở nữ giới do estrogen có vai trò trong việc tạo khoáng chất mật độ xương và ức chế phân hủy xương. 
  • Mô vú bị mỏng xẹp đi hoặc dày đặc lên bất thường: Việc hàm lượng estrogen tăng lên có thể khiến mô vú trở nên dày hơn, trong khi estrogen suy giảm lại khiến mô vú xẹp và giảm bớt độ dày.
  • Rậm lông: Tình trạng lông rậm hoặc mọc quá nhiều lông ở nữ giới có thể là do hormone nội tiết androgen (testosterone) sản sinh quá mức.
  • Da khô, tóc mỏng dễ gãy: Tóc dễ gãy chẻ ngọn, rụng nhiều bất thường hoặc da khô cũng là cảnh báo khả năng bạn bị rối loạn nội tiết tố. Hiện tượng này có thể xảy ra ớ mọi lứa tuổi.
  • Phát ban: Rối loạn nội tiết tố có thể gây phát ban, viêm da cơ địa trong giai đoạn kinh nguyệt, tuổi dậy thì, thai kỳ...

Mất ngủ, giảm ham muốn là một trong những dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố

Mất ngủ, giảm ham muốn là một trong những dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố ở nữ giới

III. Nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố nữ

Có thể thấy được rằng rối loạn nội tiết tố sẽ gây nên những biểu hiện bất thường của cơ thể, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn đến vóc dáng nhan sắc và sinh lý nữ... Những nguyên nhân phổ biến gây mất cân bằng nội tiết tố gồm có:

1. Tuổi tác

Rối loạn nội tiết hay mất cân bằng nội tiết tố nữ thường diễn ra vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, ở độ tuổi trung niên. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng nữ giới từ sau ngoài 30 tuổi có sự chênh lệch thay đổi rõ rệt về nồng độ estrogen và progesterone, cụ thể là nồng độ estrogen dần vượt trội hơn hẳn, tăng cao lên so với progesterone. 

Bên cạnh đó, vào giai đoạn dậy thì rối loạn nội tiết tố cũng là tình trạng xảy ra phổ biến cũng không ít hơn. Lúc này buồng trứng phát triển, sản sinh lượng lớn estrogen để hình thành và phát triển các đặc điểm giới tính. Tuy nhiên giai đoạn này sự phát triển cơ thể chưa ổn định cùng với sự thay đổi về tâm lý lứa tuổi mới lớn là nguyên nhân gây ra mất cân bằng nội tiết tố nữ.

2. Căng thẳng lo âu

Trong xã hội hiện đại ngày nay nữ giới phải đối diện với những áp lực về công việc, gia đình và các mối quan hệ xã giao hay thân thuộc cũng không kém thậm chí còn vượt hơn gấp nhiều lần so với nam giới. Stress, căng thẳng kéo dài là nguyên nhân khiến giảm mạnh progesterone và tăng vượt trội hàm lượng estrogen tác động đến hoạt động của tuyến thượng thận. Quá trình này nếu để kéo dài, ảnh hưởng nặng thì rất có thể còn gây rối loạn đến cả tuyến yên, buồng trứng và trục não bộ. 

căng thẳng kéo dài là nguyên nhân khiến giảm mạnh progesterone, chênh lệch lớn so với estrogen

Mất cân bằng nội tiết tố khiến phụ nữ cáu gắt, mệt mỏi, tâm sinh lý có nhiều thay đổi

3. Lạm dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai được sử dụng như một công cụ, một biện pháp ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều và lâu dài thuốc tránh thai, estrogen có trong thuốc được bổ sung liên tục vào cơ thể gây mất cân bằng nồng độ hormone nội tiết tố. Ngoài ra việc lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài còn có thể gây thừa cân, âm đạo bị chảy máu bất thường, chảy máu tử cung, huyết áp cao...

4. Lạm dụng mỹ phẩm và thực phẩm chức năng

Xã hội phát triển đồng nghĩa với việc việc làm đẹp cũng ngày càng được chú trọng hơn. Thi trường xuất hiện tràn lan các sản phẩm làm đẹp, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng với nhiều công dụng tuyệt vời khác nhau.

Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng hợp với số đông, sử dụng sai cách hoặc không phù hợp với cơ thể, không có sự trao đổi trước với bác sĩ chuyên khoa nhiều trường hợp gây ra hậu quả bị mất cân bằng nội tiết tố. 

5. Chế độ ăn uống dinh dưỡng thiếu cân bằng

Nhưng thói quen như sử dụng nhiều đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm ăn nhanh, đồ cay nóng, dầu mỡ... làm gia tăng nồng độ estrogen trong cơ thể.

Bên cạnh đó, chế độ ăn kiêng quá đà, ăn ít, thiếu chất, thiếu dinh dưỡng cần thiết phục vụ các hoạt động trong cơ thể không chỉ gây suy dinh dưỡng mà còn gây suy giảm nội tiết tố nữ.

6. Môi trường sống ô nhiễm

Khi sống, sinh hoạt và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt cỏ... sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể trong đó gây rối loạn nội tiết tố nữ. 

7. Ảnh hưởng thai kỳ

Thai kỳ là khoảng thời gian diễn ra nhiều thay đổi trong cơ thể nhất, đặc biệt là thay đổi về hormone nội tiết tố nữ:

  • Mất cân bằng nội tiết khi mang thai: Mang thai là giai đoạn nồng độ estrogen tăng vọt và sẽ lập tức giảm sau khi sinh. Việc nội tiết tố được tăng cường trong giai đoạn thai kỳ nhằm đảm bảo cho thai nhi được phát triển khỏe mạnh và quá trình mang thai an toàn, không bị sảy thai. Tuy nhiên ở một số trường hợp, nồng độ này lại bị thiếu hụt gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé vì vậy mà mẹ bầu nên thực hiện kiểm tra định kỳ nội tiết tố trong giai đoạn mang thai. 
  • Mất cân bằng nội tiết sau sinh: Ngay sau khi em bé sơ sinh chào đời lúc này estrogen sẽ sụt giảm đột ngột để nhường chỗ cho hormone tiết sữa là prolactin. Thay đổi nội tiết tố nữ trong giai đoạn này cũng gây biểu hiện dễ nhận biết nhất là mất kinh nguyệt tạm thời, sau khi ngừng bú thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại. 
  • Mất cân bằng nội tiết tố do nạo hút thai: Nạo hút phá thai dẫn đến nội tiết tố bị mất cân bằng đột ngột. Lạm dụng phá thai nhiều mất cân bằng nội tiết tố còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của buồng chứng, kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng... thậm chí là vô sinh.

Khoảng thời gian thai kỳ diễn ra nhiều thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ

Khoảng thời gian thai kỳ diễn ra nhiều thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ

8. Bệnh lý

Hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý tiểu đường (tuýp 1 và tuýp 2), bệnh về tuyến giáp (suy giáp hoặc cường giáp), bệnh Addison hoặc từng điều tị ung thư bằng hoá xạ trị, có khối u lành, ác tính, chấn thương... cũng là các nguyên nhân tác động dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. 

IV. Phương pháp cải thiện và duy trì cân bằng nội tiết tố nữ tự nhiên

Cải thiện rối loạn nội tiết tố có thể áp dụng bằng các phương pháp tự nhiên rất hiệu quả như bổ sung nội tiết tố qua thực phẩm, các biện pháp tăng cường nội tiết tố nữ từ thiên nhiên hay duy trì thói quen sinh hoạt, tập luyện đều đặn, lành mạnh.

1. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Nếu có thể, nên sử dụng các sản phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng và không hoá chất độc hại. Vì các hoá chất trong thuốc tăng trưởng và trừ sâu ảnh hưởng rất lớn đến biến động hormone. Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm biến đổi gen… 

Thay vào đó bổ sung các chất béo lành mạnh omega-3, khoáng chất và vitamin… Việc bổ sung khoáng chất dinh dưỡng cân bằng và khoa học giúp thúc đẩy sản sinh hormone có lợi, duy trì nội tiết tố nữ, hạn chế được nguy cơ bị mắc các bệnh lý không tốt liên quan.

2. Tập thể dục thường xuyên, điều độ

Luyện tập thể dụng thể thao luôn là một giải pháp tăng cường sức khoẻ và ổn định nội tiết hiệu quả. Kết hợp với cường độ phù hợp, cơ thể tự động điều tiết và sản xuất nhiều loại hormone như : testosterone, endorphins…

Tập thể dục thường xuyên, điều độ cân bằng nội tiết tố

Tập thể dục thường xuyên, điều đặn là một giải pháp cân bằng nội tiết tố hiệu quả

3. Ngủ đủ giấc, đúng giờ

Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bảo vệ sức khoẻ, điều hoà các cơ quan và ổn định nội tiết. Khi cơ thể được nghỉ ngơi, các cơ quan bắt đầu sản sinh ra các chất tái tạo lại và phục hồi các tổn thương, cùng các hormone có lợi. 

Stress, căng thẳng, mất ngủ kéo dài là nguyên nhân gây rối loạn các hormone nội tiết như: estrogen, prolactin, tăng trường…

Theo chuyên gia, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày là lượng phù hợp nhất. Bên cạnh đó, mọi người nên duy trì thói quen ngủ trước 10h tối để nội tiết tố được ổn định. 

4. Bổ sung omega 3 và omega 6 từ thực phẩm tự nhiên

Nghiên cứu từ Pennsylvania nhận định rằng, omega-3 và omega-6 khi tăng trưởng bất thường từ 10/1 đến 20/1 có nghĩa là cơ thể đang cảnh báo vấn đề rối loạn nội tiết tố. Vì hai chất omega 3 và omega-6 vô cùng cần thiết khi giúp cơ thể duy trì và ổn định nội tiết tố. Chị em có thể bổ sung 2 chất này từ cá hồi, cá thu, thịt động vật…

Bổ sung omega 3 & omega 6 cải thiện mất cân bằng nội tiết tố

Bổ sung omega-3 và omega-6 từ cá hồi, cá thu…

5. Tránh lạm dụng thuốc tránh thai

Lạm dụng hay sử dụng không đúng cách thuốc tránh thai sẽ gây rất nhiều rủi ro cho cơ thể: xuất huyết âm đạo bất thường, rối loạn huyết áp, khó thụ thai, suy giảm nội tiết… Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và nhận tư vấn cụ thể về liệu lượng và số lượng thuốc tránh thai có thể dùng để đảm bảo an toàn tốt nhất.

6. Sử dụng đúng sản phẩm cân bằng nội tiết hiệu quả

Chị em có thể tham khảo các sản phẩm bổ sung và điều hoà nội tiết tố trên thị trường để khắc phục tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. 

Viên nội tiết nữ Ngự y mật phương được bào chế theo phương pháp và bài thuốc trong "Quốc bảo" Ngự Y Mật Phương tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, bổ sung estrogen cho cơ thể. Từ đó lấy lại tuổi xuân, sắc đẹp, vóc dáng và sinh lý nữ.

Sản phẩm được bào chế theo phương pháp quý, công thức tuyệt mật dâng đến cung đình, là bí quyết giữ gìn nhan sắc, vóc dáng, sinh lý cho cả hậu cung. Sản phẩm luôn đảm bảo an toàn, lành tính với người sử dụng. HIệu quả mang lại cũng vượt trội, khác biệt rõ rệt khi không chỉ bổ sung mà còn kích thích cơ thể tự sản sinh nội tiết tự nhiên. Từ đó, cơ thể tự có khả năng duy trì và phát triển nội tiết tố trong cơ thể, không gây phụ thuộc khi sử dụng hết đợt.

5 Nhất Nhất cũng đã đưa ra các nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục vấn đề mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Quý bạn đọc có thể chủ động tìm kiếm các thông tin và lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân, bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp cơ thể.

thông tin tư vấn

Viên nội tiết Nhất Nhất 44
Viên nội tiết Nhất Nhất 44

Bài viết liên quan

  • Rượu bia ảnh hưởng đến thận thế nào? Tác động ngắn và dài hạn
    Rượu bia ảnh hưởng đến thận thế nào? Tác động ngắn và dài hạn

    Rượu là chất kích thích được tiêu thụ gần như nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, các cơ quan nội tạng, nhất là thận - một cơ quan quan t...

  • Rượu bia tác động tới quá trình lão hóa như thế nào?
    Rượu bia tác động tới quá trình lão hóa như thế nào?

    Rượu mang đến nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể và sức khỏe nói chung. Có nhiều thông tin cho rằng, rượu còn khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh và sớm hơn, dẫn đến việc nhanh già hơn ở n...

  • Tiền mãn kinh có gây đau xương khớp không?
    Tiền mãn kinh có gây đau xương khớp không?

    Khi bước sang thời kỳ tiền mãn kinh, hàng loạt các vấn đề sức khỏe ở người phụ nữ có thể xuất hiện, gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Và một trong những vấn được nhiều người quan tâm đó là tiền m...

  • Vì sao sau sinh đổ mồ hôi nhiều?
    Vì sao sau sinh đổ mồ hôi nhiều?

    Phụ nữ đã hy sinh rất nhiều để em bé có thể chào đời an toàn, những biến đổi trên cơ thể người mẹ sau sinh dường như đã minh chứng cho tất cả sự vất vả và thử thách mà mẹ đã trải qua. Một tr...

  • Rượu bia ảnh hưởng tới mức cholesterol như thế nào?
    Rượu bia ảnh hưởng tới mức cholesterol như thế nào?

    Rượu bia và cholesterol, tưởng chừng không liên quan đến nhau nhưng lại có những tác động qua lại với nhau. Vậy rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến cholesterol trong cơ thể? Bài viết này sẽ đ...

  • Vì sao uống rượu khiến cơ thể bạn mất nước?
    Vì sao uống rượu khiến cơ thể bạn mất nước?

    Sau khi uống rượu, nhiều người thường cảm thấy khát nước, đó có thể là biểu hiện của việc bị mất nước. Vậy rượu bia có thật sự khiến bạn mất nước không, cơ chế mất nước như thế nào? Những th...

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ