Bệnh mất ngủ ở người già: Nguyên nhân & cách khắc phục

2023-11-16 09:25:51

Giấc ngủ là một trong nhiều yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, đối với người gia, không chỉ bệnh nền nhiều khiến sức khỏe đi xuống, mà tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ cũng sẽ khiến ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vậy cùng bài viết dưới đây đi tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục phù hợp.

I - Mối liên hệ giữa giấc ngủ và sự lão hóa

Giai đoạn lão hóa bắt đầu xảy ra khi bạn bước sang tuổi 30, quá trình lão hóa diễn ra một cách âm thầm và khó có thể nhận biết rõ rệt trong thời gian đầu. Tuy nhiên, ngày qua ngày, độ tuổi càng cao thì tình trạng lão hóa sẽ biểu hiện rõ rệt hơn, từ ngoại hình cho tới sức khỏe bên trong cơ thể.

Và chất lượng giấc ngủ bị thuyên giảm khi tuổi càng cao, những đối tượng này có xu hướng ngủ ít hơn, không sâu giấc, dễ bị tỉnh giữa đêm và khó ngủ lại. Tình trạng mất ngủ sẽ bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi trung niên và sẽ càng nghiêm trọng hơn khi về già.

Trong trường hợp cơ thể không thể xử lý tín hiệu sinh học, điều này làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn, sẽ khiến người già đi ngủ sớm hơn và cũng dậy sớm hơn.

Mối liên hệ giữa lão hóa và mất ngủ

Mất ngủ xảy ra nhiều hơn khi bước vào độ tuổi lão hóa

II - Những nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Với người lớn tuổi bên cạnh yếu tố lão hóa tự nhiên xảy ra, thì có các yếu tố có nguy cơ cao gây ra trình trạng mất ngủ, được chỉ ra gồm 3 nguyên nhân dưới đây.

1. Ảnh hưởng từ bệnh lý

Cơ thể không tốt, kèm theo bệnh nền gây đau nhức, khó chịu làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Cụ thể, họ thường đối mặt với một số bệnh lý như:

  • Chứng rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, đa nhân cách.
  • Bệnh lý alzheimer, mất trí nhớ.
  • Nồng độ hormone thay đổi.
  • Bệnh lý xương khớp.
  • Hen suyễn, huyết áp.
  • Và nhiều bệnh lý khác.

Người già bị mất ngủ do bệnh lý

Bệnh tim mạch, thần kinh, hô hấp… đều có thể gây mất ngủ

2. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có nguy cơ làm tác động tới các chất dẫn truyền thần kinh, và điều này sẽ dẫn tới tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Trong các loại thuốc có chứa thành phần như nhóm chất kích thích methylphenidate, modafinil, theophylin, nhóm thuốc chẹn beta giao cảm, corticosteroid đều có liên quan tới quá trình thúc đẩy giấc ngủ, khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng khi thuốc điều trị làm mất cảm giác buồn ngủ.

3. Thiếu máu não

Theo các chuyên gia, mất ngủ chiếm tới 80% nguyên nhân do thiếu máu não gây ra, máu không lưu thông tốt tới não khiến não bộ không được cung cấp đủ oxy và các dưỡng chất để vận hành, các tế bào hoạt động bị trì trệ. Lâu ngày khiến tình trạng mất ngủ kéo dài dai dẳng và có nguy cơ xuất hiện thêm một số triệu chứng khác kèm theo.

Mất ngủ ở người già do thiếu máu não

Người cao tuổi bị thiếu máu não dẫn tới mất ngủ

4. Các yếu tố khác

Một số nguyên nhân khác cũng làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ, khiến bạn ngủ không ngon giấc, khó vào giấc dễ tỉnh dậy giữa đêm và khó ngủ lại.

  • Công việc yêu cầu phải tăng ca hoặc làm việc theo cả vào buổi đêm.
  • Thay đổi một vài thói quen sinh hoạt khiến đồng hồ sinh học cũng bị thay đổi làm giấc ngủ không đủ và đều.
  • Môi trường sống và môi trường sinh hoạt thay đổi đột ngột, chưa quen với cuộc sống sinh hoạt mới.
  • Thường ngủ trưa chỉ dành ra 30 phút để lấy lại năng lượng một cách hiệu quả nhất, tuy nhiên, nếu ngủ nhiều hơn sẽ khiến tối bạn khó ngủ hoặc không thể ngủ vào ban đêm.
  • Sử dụng một số loại đồ uống có cồn và các chất kích thích làm kích thích hệ thần kinh trung ương, từ đó giảm bớt mệt mỏi, cơ thể trong trạng thái tỉnh táo, tăng cường sự tập trung. Nên dùng các chất này vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ sẽ dẫn tới mất ngủ.

Yếu tố khác gây mất ngủ ở người cao tuổi, người già

Rượu bia, môi trường sống, thói quen ngủ không tốt có thể dẫn đến mất ngủ

III - Những triệu chứng của chứng mất ngủ ở người cao tuổi

Dù bạn trẻ, độ tuổi trung niên hay người cao tuổi thì đều xuất hiện triệu chứng mất ngủ tương đối giống nhau. Và khi người già mất ngủ sẽ thường có những biểu hiện dưới đây:

  • Đặt lưng nằm xuống từ sớm nhưng nằm mãi không ngủ được.
  • Dễ tỉnh giấc giữa đêm, khó có thể duy trì một giấc ngủ liền mạch từ đêm tới sáng.
  • Dù ngủ sớm hay muộn thì đều có thể tỉnh giấc sớm hơn bình thường, ngủ không đủ 7 - 8 tiếng.
  • Cảm thấy khó ngủ nên thường dùng một số sản phẩm hỗ trợ.

Ngoài ra, mất ngủ liên tục sẽ khiến dẫn tới một số biểu hiện khác thường vào ban ngày như:

  • Luôn buồn ngủ và muốn ngủ vào ban ngày.
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, thiếu năng lượng tích cực.
  • Năng suất trong công việc bị giảm, tinh thần trì trệ.
  • Trí nhớ dần suy giảm, mất khả năng tập trung.
  • Cảm xúc bị chi phối, dễ cáu gắt, hung hăng, bốc đồng.

IV - Tác hại của chứng mất ngủ với người lớn tuổi

Mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đồng thời cũng có thể xảy ra một số trường hợp nghiêm trọng không mong muốn.

  • Đối với sức khỏe tâm thần bị tác động.
  • Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, nguy cơ tử tử cao.
  • Thiếu máu cơ tim gây đau tim, đột quỵ.
  • Chỉ số huyết áp cao.
  • Suy giảm nhận thức, đầu óc thiếu minh mẫn, hay quên.
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư.
  • Có nguy cơ đối mặt với tai nạn giao thông trong quá trình lái xe do ngủ gà ngủ gật.

Tác hại của mất ngủ với người già

Mất ngủ làm ảnh hưởng sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh ở người già

V - Điều trị mất ngủ ở người già như thế nào?

Để điều trị mất ngủ, người bệnh có thể áp dụng theo liệu pháp điều trị do bác sĩ chỉ định hoặc thay thế bằng việc xây dựng lại một lối sống sinh hoạt khoa học.

1. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

  • Điều chỉnh và tuân thủ theo "đồng hồ sinh học": Tạo cho mình thói quen ngủ vào một khung giờ cố định mỗi ngày và thức dậy vào đúng giờ. Không nên ngủ nướng cuối tuần là cách điều chỉnh đồng hồ sinh học một cách tốt nhất.
  • Thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ: Thực hiện một số phương pháp giúp cơ thể được thư giãn trước khi đi ngủ như bạn có thể tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc.
  • Môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh, ánh sáng không quá chói tránh tiếng ồn làm quá trình ngủ bị tác động.
  • Tránh xa các loại thiết bị điện tử vì ánh sáng xanh được phát ra từ đồ điện tử sẽ cản trở giấc ngủ.

XEM THÊM: Các mẹo chữa mất ngủ dân gian

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Áp dụng các mẹo cải thiện chất lượng giấc ngủ

2. Sử dụng liệu pháp CBT-I

CBT-I là phương pháp được tác động tới cả hành vi và suy nghĩ của người bệnh, giúp khắc phục và cải thiện tình trạng mất ngủ đáng kể.

3. Điều trị bệnh lý tiềm ẩn

  • Tuân thủ quá trình điều trị một số bệnh mạn tính, từ đó giảm bớt cơn đau lấy lại chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
  • Điều trị dứt điểm chứng ngưng thở khi ngủ, chân không yên, rối loạn giấc ngủ để cải thiện giấc ngủ đáng kể.
  • Chú ý xem xét một số tác dụng phụ của một số nhóm thuốc điều trị, hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn để điều chỉnh liều lượng hay thời gian sử dụng phù hợp để không làm ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ.

4. Thay đổi lối sống

  • Dành thời gian tập luyện thường xuyên, tuy nhiên không nên tập mạnh trước khi ngủ. Chế độ ăn uống cũng nên quan tâm triệt để, tránh ăn nhiều và uống các chất kích thích làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Không nên ngủ trưa quá dài hoặc ngủ ngắn vào buổi chiều, tối khiến đêm đến bạn khó ngủ.

Chữa mất ngủ ở người cao tuổi bằng lối sống

Thay đổi từ lối sống để điều trị mất ngủ

5. Sử dụng thuốc

  • Thuốc kê đơn: Sử dụng theo liệu trình bác sĩ kê, tuy nhiên giải pháp này chỉ có thể cải thiện được trong thời gian ngắn và có nguy cơ tái phát, gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc không kê đơn: Với nhóm thuốc này, người bệnh nên thận trọng trong quá trình sử dụng và tốt nhất nên nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia, vì có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc điều trị khác mà bạn bạn đang sử dụng.
  • Viên Mất ngủ Ngự y mật phương 4: Liều dùng 1-3 gói/ngày tuỳ mức độ mất ngủ nặng hay nhẹ đến đâu. Người bệnh nên liên hệ tới Dược phẩm Nhất Nhất để được dược sĩ tư vấn chính xác liệu trình và liều lượng sử dụng phù hợp.

Hoạt Huyết Ngự Y Mật Phương 4

Tăng cường tuần hoàn máu não với Hoạt Huyết Ngự Y Mật Phương 4

Bệnh mất ngủ ở người già xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để quá trình điều trị đem lại hiệu quả thì tốt nhất, người bệnh nên đi thăm khám để bác sĩ xác định rõ nguyên nhân, chẩn đoán rõ tình trạng mất ngủ, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục an toàn và hiệu quả nhất.

Lên đầu trang
Loading