I - Vì sao suy nghĩ nhiều gây mất ngủ?
Suy nghĩ nhiều là “thủ phạm” gây ra trạng thái căng thẳng quá mức, và từ đó kéo theo hệ lụy mất ngủ.
Khi chúng ta suy nghĩ quá nhiều thì não bộ sẽ liên tục phải xử lý thông tin khiến cơ thể sẽ tăng tiết hormone adrenaline và cortisol. Các hormone này khiến cho cơ thể bị kích thích, tăng mạnh lượng máu đến khắp các bộ phận, cơ quan nội tạng. Và điều này có thể gây ra tình trạng mất ngủ.
Bên cạnh đó, suy nghĩ nhiều còn làm ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, tinh thần hoặc thậm chí gây ra cảm giác ức chế. Và vì vậy, có thể làm rối loạn nhịp sinh học, hoặc chu kỳ thức ngủ và từ đó gây ra mất ngủ.
II - Nguyên nhân khiến bạn suy nghĩ nhiều ban đêm gây mất ngủ
Suy nghĩ nhiều vào ban đêm có thể làm rối loạn giấc ngủ, tác động lớn đến sức khỏe và có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Điều này có thể xuất phát từ các nguyên nhân như sau:
- Căng thẳng quá mức: Biến cố hoặc sự thay đổi lớn trong cuộc sống có thể dẫn đến sự căng thẳng quá nhiều, buộc nhiều người phải suy nghĩ và lo lắng. Từ đó khiến giấc ngủ thường bị chập chờn, hoặc khó ngủ hơn. Ví dụ như: sinh nở, chuyển chỗ ở, mất việc, kinh tế giảm sút…
- Sử dụng caffeine: Dùng đồ ăn, thức uống có chứa nhiều caffeine cũng gây ra kích thích cho não bộ, khiến cho bạn phải suy nghĩ lung tung vào ban đêm. Thực phẩm chứa nhiều caffeine có thể bao gồm: ca cao, cà phê, sô cô la, trà…
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc có thể làm cho cơ thể có nhiều suy nghĩ hỗn loạn, lo lắng. Ngoài ra, một số người đang trong quá trình cai thuốc phiện cũng có thể gây ra việc suy nghĩ quá nhiều, hoặc mất ngủ.
- Mắc một số bệnh lý: Các bệnh về tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có biểu hiện suy nghĩ quá nhiều, và mất ngủ. Không chỉ có vậy, nếu không được xử lý kịp thời, thì người bệnh còn gây ra hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
III - Những cách để tránh mất ngủ do suy nghĩ nhiều
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ trong tình cảnh này thì trước hết cần áp dụng các biện pháp để hạn chế suy nghĩ nhiều. Do vậy, bạn nên tham khảo một số cách khắc phục như sau:
1. Viết nhật ký
Nếu tâm trí của bạn đang rất rối bời, thì hãy thử viết ngay nhật ký để giảm bớt sự lo lắng, căng thẳng và có thể sắp xếp suy nghĩ tốt hơn.
Việc viết nhật ký cũng chính là cách giúp bạn có thể tâm sự với chính bản thân mình, hỗ trợ tìm ra hướng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và hạn chế tâm trạng lo âu.
Sau khi viết nhật ký, bạn sẽ có thể “dọn dẹp” lại tâm trí của mình và chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng hơn.
2. Tạo checklist công việc cần làm
Một trong những mối quan tâm của não bộ của chúng ta đó là làm sao có thể hoàn thành công việc trước khi kết thúc một ngày. Và nhiều người thường có tâm lý căng thẳng, lo lắng khi công việc chưa thể hoàn tất.
Vì vậy, khi bắt đầu ngày mới thì bạn nên tạo lập kế hoạch các hoạt động cần thực hiện trong một ngày để có thể sắp xếp hợp lý, tránh suy nghĩ nhiều và có thời gian nghỉ ngơi.
3. Trò chuyện, tâm sự
Để giảm bớt tình trạng suy nghĩ quá nhiều thì có thể tâm sự hoặc trò chuyện với bạn bè, người thân. Cách thức này có thể giúp bạn “thổ lộ” những nỗi niềm trong lòng, hoặc việc lắng nghe lời khuyên từ người thân cũng là cách giúp chúng ta tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, bạn nên chọn người có suy nghĩ tích cực, có hiểu biết sâu rộng để có thể chia sẻ suy nghĩ của mình. Điều này sẽ giúp rất nhiều cho sức khỏe tinh thần và giúp bạn có tâm trạng tốt hơn.
4. Tập hít thở
Tập hít thở cũng là cách giảm mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều, đem lại sự thư giãn cần thiết để nâng cao chất lượng giấc ngủ. Phương pháp này giúp điều hướng tâm trí thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Bạn có thể thực hành phương pháp 4-7-8, tức là hít vào trong 4 giây, giữ hơi thở trong 7 giây và từ từ thở ra trong 8 giây.
5. Lên kế hoạch thư giãn
Nếu bạn đã quá vất vả trong công việc, hoặc sinh hoạt thường ngày thì hãy cho phép bản thân được tận hưởng sự thư giãn. Bạn có thể lên kế hoạch để cơ thể được thư giãn với các hình thức giải trí như: đi du lịch, đi chơi, xem phim, ca nhạc…
6. Thiền định, yoga
Thêm một biện pháp khác giúp đối phó với chứng mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều đó là áp dụng biện pháp thiền định, yoga.
Thiền định giúp tâm trí của bạn được thư giãn nhiều hơn, điều chỉnh cảm xúc và tâm trạng. Và nhờ vậy, giúp bạn không còn suy nghĩ quá nhiều, cải thiện giấc ngủ. Hơn thế nữa, thiền định còn cải thiện sự tập trung để giúp bạn hoàn thiện công việc tốt hơn. Bạn có thể thực hiện phương pháp này khoảng vài chục phút trước giờ đi ngủ.
Không những vậy, yoga cũng là sự lựa chọn rất tốt với những người đang suy nghĩ nhiều và mất ngủ. Tập yoga thường xuyên sẽ giúp người bệnh có thêm nhiều năng lượng tích cực, giải tỏa phiền muộn và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Nếu bạn là mới tập yoga thì nên nhờ tới sự hỗ trợ của huấn luyện viên, giảng viên đào tạo yoga để thực hiện đúng cách và an toàn cho sức khỏe.
7. Không dùng thiết bị điện tử buổi tối
Việc sử dụng các loại thiết bị điện tử vào buổi tối có thể làm cản trở giấc ngủ, khiến não bộ bị kích thích, có thể làm chúng ta suy nghĩ nhiều hơn và gây ra tình trạng khó ngủ.
Một vài nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử có thể làm giảm nồng độ melatonin, và điều này có thể làm bạn trở nên khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.
Do vậy, bạn cần tránh xa các loại thiết bị điện tử (điện thoại di động, máy tính) để có giấc ngủ tốt hơn, hạn chế suy nghĩ nhiều.
8. Nghe nhạc thư giãn
Bạn có thể “chìm đắm” vào trong âm thanh tuyệt vời của những bài hát mà bản thân yêu thích để giảm bớt suy nghĩ nhiều trước khi đi ngủ. Âm nhạc là “liều thuốc” kỳ diệu giúp xoa dịu tổn thương trong tâm lý, và sự căng thẳng mà bạn đang phải trải qua.
Hoặc có thể lắng nghe radio cũng là cách giúp bạn cảm thấy thanh thản, vơi bớt nỗi buồn và hạn chế suy nghĩ quá nhiều để cuộc sống “dễ thở” hơn.
Ngoài ra, bạn có nghe các loại âm thanh dịu nhẹ đến từ môi trường xung quanh như: tiếng chim hót, tiếng suối chảy…
9. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ
Ngoài những giải pháp nêu trên, người mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ để đối phó với tình trạng này.
Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng thuốc Tây vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng não bộ và sức khỏe tổng thể. Việc dùng thuốc Tây quá nhiều còn gây lệ thuộc, hoặc nhờn thuốc.
Xu hướng hiện nay là sử dụng sản phẩm Đông Y thế hệ 2 để giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Và sản phẩm đang được quan tâm nhất hiện nay đó là Viên Mất Ngủ Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất, một sản phẩm chuẩn Đông Y thế hệ 2.
Viên Mất Ngủ Ngự Y Mật Phương có thể giúp ổn định tâm trí, tăng cường mạnh mẽ máu lên não và nhờ vậy giúp khắc phục chứng mất ngủ một cách toàn diện. Không những vậy, sản phẩm còn giúp làm dịu triệu chứng stress, căng thẳng thần kinh, và tăng cường sức khỏe tổng thể cho người bệnh.
Viên Mất Ngủ Ngự Y Mật Phương có thể dùng cho trường hợp mất ngủ nặng, người bệnh đã tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không ngủ được, hoặc mất ngủ tái phát trong nhiều năm.
Mong rằng với những chia sẻ ở trên đã giúp các bạn có thêm kiến thức về mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều. Hy vọng bạn sẽ không còn suy nghĩ quá nhiều, và sớm lấy lại giấc ngủ tự nhiên nhé.