Bị máu nhiễm mỡ có hiến máu được không?

2024-07-12 15:11:10

Máu nhiễm mỡ là tình trạng đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến các hoạt động khác, bao gồm cả hiến máu cứu người. Vậy người bị máu nhiễm mỡ có hiến máu được không? Có ảnh hưởng đến chất lượng máu và sức khỏe người nhận không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ, hay còn được gọi là bệnh mỡ máu hay rối loạn chuyển hóa lipid máu là tình trạng các chỉ số triglyceride hay cholesterol xấu (LDL) tăng cao hoặc chỉ số cholesterol tốt (HDL) giảm xuống vượt quá giới hạn an toàn. Cụ thể các giới hạn an toàn của các chỉ số trong máu như sau:

  • Cholesterol toàn phần: Dưới 5.2 mmol/l.
  • LDL: Dưới 3.3 mmol/l.
  • Triglyceride: Dưới 2.2 mmol/l.
  • HDL: Cao hơn 1.3 mmol/l.

II. Nguyên nhân thường gặp gây bệnh máu nhiễm mỡ 

Những nguyên nhân thường gặp gây bệnh máu nhiễm mỡ thường xuất phát từ lối sống và chế độ ăn uống chưa được lành mạnh. Một số thói quen có thể dẫn đến tình trạng máu nhiễm mỡ cụ thể như:

  • Chế độ ăn thiếu khoa học: Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như các loại thức ăn chứa nhiều bơ, dầu, thức ăn sẵn… và những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như trứng, sữa, thịt bò… 
  • Hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia: Thuốc lá và rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng chỉ số triglyceride và LDL trong máu, hạ chỉ số HDL dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu.
  • Lười vận động và béo phì: Khi cơ thể ít vận động, nồng độ lipoprotein xấu sẽ tăng cao trong khi cholesterol tốt (HDL) giảm xuống, tạo điều kiện cho mỡ máu tích tụ. Ngoài ra, tình trạng béo phì khiến HDL giảm mạnh và LDL tăng vọt. Sự mất cân bằng này trong cơ thể chính là con đường dẫn đến máu nhiễm mỡ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, các yếu tố khác như yếu tố di truyền, tuổi tác hay người mắc một số bệnh lý như tiểu đường, rối loạn hoạt động tuyến giáp… hoặc tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc tránh thai, lợi tiểu… cũng có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao.

máu nhiễm mỡ có hiến máu được không

Lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân phổ biến gây bệnh máu nhiễm mỡ

>>> XEM THÊM: Mỡ máu hạ có nên uống thuốc nữa không?

III. Nguy cơ và biến chứng của bệnh máu nhiễm mỡ

Bệnh máu nhiễm mỡ diễn biến âm thầm khó nhận biết và thường chỉ được phát hiện qua kết quả xét nghiệm máu. Nhiều người chỉ phát hiện được khi có những dấu hiệu như huyết áp cao, đau thắt ngực, khó thở… xảy ra khi lipid tích tụ cản trở sự lưu thông máu. 

Bệnh máu nhiễm mỡ có thể gây nên những nguy cơ về xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim… gây suy tim, thận, gan… Thậm chí mỡ máu cao còn dẫn đến tai biến mạch máu não, đột quỵ, nguy hiểm hơn là tử vong. Những nguy cơ và biến chứng này liên quan trực tiếp đến máu nên nhiều người cảm thấy lo ngại và băn khoăn liệu người bị máu nhiễm mỡ hiến máu có ảnh hưởng đến sức khỏe của người nhận hay không.

IV. Người bị máu nhiễm mỡ có hiến máu được không?

Theo tiêu chuẩn hiến máu của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, những người mắc các bệnh mạn tính về tim mạch, huyết áp, nội tiết… không nên hiến máu. Tuy nhiên, với các trường hơp máu nhiễm mỡ thì khác. Không phải cứ bị máu nhiễm mỡ là không được hiến máu. Các bác sĩ cho biết vẫn có thể hiến máu nếu chỉ mới mắc phải tình trạng máu nhiễm mỡ nhẹ, khi các chỉ số cholesterol toàn phần, LDL, triglyceride không quá cao và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Việc hiến máu khi chỉ mới mắc phải tình trạng máu nhiễm mỡ nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới người nhận, thậm chí còn có lợi cho người hiến máu nhờ cơ chế thanh lọc cholesterol và sản sinh hồng cầu mới. Tuy nhiên, việc hiến máu cần được sự đồng ý của bác sĩ sau khi kiểm tra sức khỏe toàn diện. Người bệnh có đủ điều kiện hiến máu hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng cũng như tình hình sức khỏe tại thời điểm hiến.

Người bị máu nhiễm mỡ có hiến máu được không

Bị máu nhiễm mỡ có hiến máu được không?

>>> XEM THÊM: [Mách bạn] Cách dùng rau diếp cá trị mỡ máu

V. Người bệnh máu nhiễm mỡ cần lưu ý gì khi đi hiến máu?

Dù đang có tiền sử bệnh lý hay có một cơ thể khỏe mạnh thì người hiến máu vẫn cần chú ý và có sự chuẩn bị sẵn sàng trước khi hiến máu. Dưới đây là một số lưu ý cho người bệnh máu nhiễm mỡ để có thể tham gia hiến máu đúng cách và an toàn:

Trước khi hiến máu

Người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin từ các loại thịt trắng, rau xanh, trái cây, cá và dầu thực vật để giảm mỡ máu. Cần hạn chế mỡ động vật, đồ ăn xào, rán và thịt đỏ, ưu tiên các món luộc và hấp. Rượu bia, nước ngọt hay thuốc lá cũng là những thực phẩm cần hạn chế. Đây là chế độ ăn cân bằng tốt cho sức khỏe không chỉ gần thời điểm đi hiến máu mà thông thường cũng có thể áp dụng, .

Sau khi hiến máu

Cần bổ sung nhiều nước giúp bù lại lượng nước đã mất, hỗ trợ quá trình tạo máu và duy trì lưu thông máu sau khi hiến máu. Ngoài ra còn một số lưu ý khác như: Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh vận động mạnh trong vòng 24h, tiếp tục duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát tốt mỡ máu...

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên duy trì rèn luyện cho bản thân thói quen tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày bởi quá trình tập luyện sẽ tiêu hao calo, đốt cháy mỡ thừa, từ đó giúp giảm lượng LDL và tăng chỉ số HDL trong máu.

Hy vọng với những thông tin cung cấp trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc người bị máu nhiễm mỡ có hiến máu được không. Người bệnh chỉ có thể hiến máu nếu chỉ mới bị máu nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ và đáp ứng được các điều kiện sức khỏe theo quy định. Bên cạnh việc quan tâm đến hiến máu, điều quan trọng nữa là bạn cũng cần chăm sóc tốt sức khỏe bản thân thông qua cải thiện và thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Áp dụng lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả bệnh máu nhiễm mỡ và các vấn đề sức khỏe khác.

thông tin tư vấn

Viên giải độc Nhất Nhất 9
Viên giải độc Nhất Nhất 9
Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ