Mề đay cấp tính: Biểu hiện, Nguyên nhân & Phương pháp điều trị

2024-01-19 09:51:15

Mề đay cấp tính có thể xuất hiện đột ngột và diễn biến nhanh chóng, nguy cơ để lại nhiều tổn thương cho sức khỏe nếu không được chữa trị đúng cách. Vì vậy tìm hiểu sâu về bệnh lý này bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp bệnh nhanh khỏi, không còn lo ngại biến chứng.

I - Bệnh mề đay cấp là gì?

Mề đay cấp (mề đay cấp tính) là một trong những vấn đề dị ứng trên da thường gặp, xuất hiện khá đột ngột. Trong phản ứng dị ứng nổi mề đay cấp, cơ thể tiết ra một lượng lượng histamin, khiến cho da nổi các nốt mẩn màu hồng đỏ hoặc cùng màu da, gây ra cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Tình trạng này có thể bùng phát ở một vùng da nhất định, sau đó phát triển mạnh mẽ lan sang các vùng da lân cận, hoặc thậm chí là toàn thân.

Các đối tượng dễ mắc nổi mề đay cấp tính bao gồm: phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi, trẻ em… Trong đó, trẻ em rất dễ mắc mề đay cấp tính bởi đối tượng này có sức đề kháng yếu, dễ bị mẫn cảm hoặc kích ứng với các tác nhân hơn những người khác.

Mề đay cấp tính hoàn toàn có thể khắc phục được nhưng nếu không được điều trị tích cực thì bệnh rất dễ chuyển biến nặng, có thể chuyển sang thể mạn tính.

II - Những nguyên nhân gây nổi mề đay cấp tính

Nguyên nhân gây mề đay cấp

Cho tới nay, vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra nổi mề đay cấp. Nhưng các chuyên gia vẫn phát hiện các yếu tố nguy cơ khiến cho cơ thể con người dễ mắc phải bệnh lý này. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ như sau:

  • Tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây ra phản ứng dị ứng, ví dụ như thực phẩm cay nóng hoặc chứa chất kích thích, trứng, sữa, các loại hạt, rượu bia và đặc biệt là hải sản.
  • Gặp phải tác dụng phụ của thuốc, hoặc vắc xin phòng bệnh: Đôi khi, nổi mề đay cấp tính là tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc hoặc vắc xin phòng bệnh. Cơ thể người bệnh khi tiếp xúc với các loại chất điều trị bệnh hoặc kháng nguyên từ vắc xin có thể xảy ra phản ứng dị ứng như vậy. Nhẹ thì ngứa ngáy, nặng có thể gây nổi mề đay nghiêm trọng, thậm chí phù mạch, sốc phản vệ.
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, lông chó mèo hoặc các động vật khác, hóa mỹ phẩm (sữa tắm, son, phấn, dầu gội, dầu xả, keo xịt tóc), phấn hoa. Các tác nhân này có thể kích thích hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng mạnh mẽ thông qua các triệu chứng nổi mề đay.
  • Sự thay đổi bất thường của thời tiết, chẳng hạn đang từ nóng chuyển sang lạnh, đang từ nắng gắt chuyển sang đổ mưa có thể khiến cho người có cơ địa nhạy cảm dễ bị nổi mề đay cấp.
  • Nhiễm phải độc tố do côn trùng cắn. Độc tố từ nọc độc côn trùng rất nguy hiểm, chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể và khiến cho da bị kích ứng và tổn thương. Từ đó gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay cấp tính.
  • Nhiễm ký sinh trùng như giun sán. Mề đay do nhiễm ký sinh trùng có tính chất đột ngột, bùng phát nhanh và dữ dội. Nếu không khắc phục triệt để, bệnh dễ chuyển sang dạng mề đay mạn tính.
  • Nhiễm trùng: Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, covid-19 cũng là yếu tố nguy cơ gây mề đay, đặc biệt phổ biến hơn ở trẻ em do khả năng đề kháng còn yếu.
  • Mắc các bệnh lý về gan: Gan là cơ quan chuyên phụ trách thải độc cho cơ thể, khi gan hoạt động kém hiệu quả có thể khiến cho độc tố cứ tồn đọng trong cơ thể, gây tổn thương và kích ứng da. Điều này cũng dẫn tới nổi mề đay và nhiều bệnh lý về da khác. Các bệnh lý về da có thể kể đến là: Suy gan, xơ gan, viêm gan do virus (viêm gan A, B, C…), hoặc thậm chí là ung thư gan.

III - Nổi mề đay cấp gây ra những triệu chứng gì?

Triệu chứng của người bệnh nổi mề đay cấp thường đột ngột, rầm rộ trong thời gian, có thể tái đi tái lại nhiều lần. Cụ thể các triệu chứng của người nổi mề đay cấp như sau:

  • Trên da xuất hiện các nốt sần, có màu sắc từ trắng đến hồng nhạt, hoặc nổi phát ban màu đỏ.
  • Da bị nổi cộm, các nốt mề đay có thể lan rộng nhanh chóng.
  • Người bệnh dễ bị ngứa, thường xuyên phải gãi ngứa nên có thể làm cho da ngày càng tổn thương nặng nề hơn.
  • Nếu tình trạng bệnh quá nặng nề thì các triệu chứng sẽ bùng phát dữ dội, để lại nhiều tổn thương trên da, chẳng hạn như sẹo, vết thâm sạm.

Triệu chwsngn nổi mề đay cấp

IV - Mề đay cấp có nguy hiểm không?

Về bản chất thì nổi mề đay nói chung và mề đay cấp nói riêng không phải tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên bệnh sẽ trở nên nặng nề và nguy hiểm nếu người bệnh không được chữa đúng cách. Có thể kể đến một số biến chứng của mề đay cấp tính như sau:

1. Nhiễm trùng da

Mề đay cấp có thể khiến cho da bị tổn thương, làm cho sức đề kháng trên da giảm sút, từ đó khiến cho các loại mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút) dễ dàng tấn công và gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, người bệnh mề đay cấp còn có xu hướng hay gãi ngứa, gãi ngứa làm cho da bị xước cũng khiến cho mầm bệnh bên ngoài xâm nhập và gây nhiễm trùng da.

Nhiễm trùng da có thể lan rộng tới nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng máu nếu không được can thiệp kịp thời. Do vậy, ngay khi phát hiện thấy nhiễm trùng da thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để chữa trị.

Nhiễm trùng da do nổi mề đay cấp tính

2. Phù mạch

Người bệnh mề đay cấp có thể gặp phải phù mạch, khiến da bề mặt da sưng phồng. Không dừng lại đấy, phù mạch do nổi mề đay cấp còn gây suy giảm thị lực, cản trở quá trình hô hấp và làm giảm tiêu hóa. Trường hợp nghiêm trọng còn có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng người phù mạch do nổi mề đay cấp tính bao gồm: sưng các bộ phận (bàn chân, bàn tay, bộ phận sinh dục, lưỡi, họng, mí mắt…), tiêu chảy, khó thở, gây tâm trạng bất an và lo lắng.

3. Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh mề đay cấp. Các triệu chứng của sốc phản vệ ở người bệnh mề đay cấp bao gồm: Mạch đập rất nhanh, chóng mặt, tay chân lạnh, buồn nôn và nôn, nổi phát ban, hạ huyết áp đột ngột…

Sốc phản vệ có thể nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, thậm chí gây tử vong nên người bệnh cần được cấp cứu kịp thời.

V - Mề đay cấp có tự khỏi không và sau bao lâu thì khỏi?

Trong hầu hết trường hợp, tình trạng mề đay cấp tính có thể tự khỏi nhanh chóng trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày, tùy theo mức độ nghiêm trọng mà các nốt mề đay để lại trên da. Trường hợp nhẹ và vừa có thể khỏi dần trong vài ngày. Trường hợp nặng hơn có thể kéo dài tới vài tuần nhưng thường không quá 6 tuần.

Mề đay cấp bao lâu thì hết?

VI - Cách trị nổi mề đay cấp tính nhanh chóng, hiệu quả

1. Áp dụng cách giảm mề đay tại nhà

Các trường hợp nổi mề đay cấp nhẹ hoặc cơ thể người bệnh có sức khỏe tốt, có khả năng phục hồi dễ dàng thì có thể cải thiện bệnh lý ngay tại nhà. Dưới đây là một số cách có thể áp dụng để khắc phục nổi mề đay tại nhà bao gồm:

  • Có thể sử dụng nước lạnh để tắm hoặc chườm lên vùng da bị nổi mề đay.
  • Uống nhiều nước.
  • Chú ý thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ và dưỡng ẩm cho da.
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất cho làn da, đặc biệt là chú trọng đến việc bổ sung vitamin và các khoáng chất.
  • Hạn chế căng thẳng mệt mỏi, nên ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya.

Trị nổi mề đay cấp tính tại nhà

2. Xử lý mề đay cấp bằng thuốc Tây y

Khi bạn đã áp dụng các biện pháp chữa trị nổi mề đay cấp ở nhà nhưng vẫn chưa có hiệu quả thì nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc Tây Y như sau:

  • Thuốc kháng histamin: Histamin là chất trung gian xuất hiện trong phản ứng dị ứng nổi mề đay. Để giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc kháng histamin như:
    • Thuốc kháng histamin thế hệ 1: Ví dụ như clorpheniramin, promethazin… Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây phản ứng phụ đó là buồn ngủ.
    • Thuốc kháng histamin thế hệ 2: Chẳng hạn như levocetirizine, cetirizine… Thuốc kháng histamin thế hệ 2 ít gây buồn ngủ hơn so với thế hệ 1.
  • Thuốc corticoid: Loại thuốc này được sử dụng cho các trường hợp nổi mề đay cấp nặng nề, xuất hiện nhiều tổn thương và biến chứng nghiêm trọng (chẳng hạn như bệnh nhân suy hô hấp, hoại tử da, phù dây thanh quản). Hoặc nên sử dụng khi người bệnh đã uống các loại thuốc khác mà không có hiệu quả. Ví dụ về thuốc corticoid bao gồm: dexamethason, methylprednisolon…
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Có thể dùng immunoglobulin để hạn chế đáp ứng miễn dịch quá mức của cơ thể trước các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay.
  • Kem dưỡng ẩm: Dùng thêm kem dưỡng ẩm làm dịu da, giảm khô da.
  • Thuốc epinephrine: Thường là dạng tiêm nhưng cần phải có sự cho phép của bác sĩ. Dùng trong trường hợp mề đay cấp nghiêm trọng, có dấu hiệu sốc phản vệ.

Người bị mề đay cấp nên dùng thuốc gì?

3. Chữa mề đay cấp bằng thuốc Đông y

Theo quan điểm của Đông Y, nguyên nhân chủ yếu gây ra nổi mề đay cấp tính đó là sự suy giảm chức năng thải độc của cơ thể. Điều này khiến cho chất độc không được thoát ra ngoài, mà thường tồn đọng trong các mô, cơ quan và trong đó có làn da.

Vì vậy, muốn chữa khỏi nổi mề đay cấp mà không bị tái phát nhiều lần thì cần phải nâng cao chức năng thải độc cho toàn bộ cơ thể, đồng thời phải bồi bổ khí huyết để tăng cường phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Các bộ phận, cơ quan trong cơ thể đảm nhận vai trò thải độc bao gồm: Gan, thận, hệ bạch huyết, ruột, phổi, da. Tuy nhiên, các sản phẩm Đông Y hiện nay hiện chỉ tập trung vào tăng cường chức năng thải độc ở gan mà bỏ qua các bộ phận thải độc khác.

Bên cạnh đó, các sản phẩm Đông Y thông thường chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng và độ an toàn. Vì thế, việc điều trị mề đay cấp bằng Đông Y truyền thống không đem lại hiệu quả cao, có thể gây hại sức khỏe cho người bệnh.

Hiện nay, Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương là giải pháp duy nhất trên thị trường có thể tăng cường tác dụng thải độc của 6 cơ quan trong cơ thể, đem lại hiệu quả loại bỏ chất độc tối đa, giúp đem lại hiệu quả điều trị mề đay cấp tính vượt trội, và có thể ngăn chặn mề đay tái phát trong nhiều năm.

Không chỉ có vậy, sản phẩm còn có thể giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường thể trạng và tăng khả năng phục hồi tổn thương cho da. Nhờ đó tăng cường kết quả điều trị, giúp người bệnh sớm thoát khỏi cảm giác khó chịu mà bệnh lý này gây ra.

Ngự y mật phương 9

Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương là sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất, được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn sử dụng, được nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Y Dược học đánh giá rất cao về hiệu quả và chất lượng.

Công thức bào chế của sản phẩm dựa trên bài thuốc trong Ngự Y Mật Phương, là “Quốc bảo” kết tinh từ những giá trị quý giá nhất trong suốt lịch sử vài ngàn năm của nền Y học Cổ truyền, chỉ dành riêng để chăm sóc cho Vua Chúa thời xưa. Nhờ cơ duyên trời cho, và sự may mắn tột độ mà Dược phẩm Nhất Nhất đã sở hữu và khai thác độc quyền Ngự Y Mật Phương và cho ra đời những sản phẩm có chất lượng hàng đầu trên thị trường.

4. Trị nổi mề đay cấp bằng mẹo dân gian

Người bị nổi mề đay cấp tính có thể áp dụng một số phương pháp trị bệnh dân gian để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh. Có thể kể đến là:

  • Tắm nước lá chè xanh
    • Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm lá chè xanh, rửa sạch và cho vào nồi đun sôi. Chắt lấy phần nước để vệ sinh vùng da bị nổi mề đay hàng ngày.
    • Công dụng: Chè xanh là nguyên liệu tự nhiên đem nhiều tác dụng cho người nổi mề đay cấp tính, bởi chè xanh có thể giúp tăng cường loại bỏ chất độc trong cơ thể, khắc phục nguyên nhân gây nổi mề đay do độc tố trong người. Không chỉ có vậy, lá chè xanh còn có tác dụng triệu chứng mẩn ngứa, giảm sưng viêm và làm mát cơ thể.
  • Bôi gel nha đam
    • Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 lá nha đam, tách lấy phần gel nha đam và thoa lên vùng da cần điều trị. Giữ trong khoảng 20 phút và rửa sạch với nước.
    • Công dụng: Trong phần gel nha đam có nhiều vitamin, dưỡng chất giúp phục hồi tổn thương cho da bị mề đay, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da và tăng cường sức mạnh của các yếu tố bảo vệ da. Từ đó giúp hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các tác nhân gây mề đay cấp.

Dùng mẹo dân gian chữa mề đay cấp hiệu quả

VII - Những biện pháp giúp phòng tránh tình trạng mề đay cấp

Để phòng ngừa mắc phải nổi mề đay cấp hoặc ngăn chặn tái phát thì bạn nên áp dụng các biện pháp như sau:

1. Về chế độ ăn uống: Nên ăn gì và kiêng gì?

  • Kiêng một số loại thực phẩm, món ăn, đồ uống có thể làm cho triệu chứng nổi mề đay cấp bùng phát dữ dội như: Đồ ăn chứa nhiều chất đạm, quá mặn, quá ngọt, chứa chất gây dị ứng (hải sản, trứng, sữa, đậu nành…).
  • Nên ăn chín, uống sôi, tránh sử dụng các loại đồ ăn và thức uống chưa được đun kỹ. Bởi vì tiêu thụ đồ ăn, đồ uống chưa được nấu kỹ có thể khiến cho cơ thể dễ nhiễm khuẩn, làm giảm sức đề kháng tổng thể, giảm khả năng bảo vệ của da, khiến cho da dễ mắc mề đay.
  • Uống đầy đủ nước để tăng cường quá trình thải độc ra ngoài cơ thể, hạn chế nổi mề đay quay trở lại.

Mề đay cấp nên kiêng ăn gì?

2. Về chế độ sinh hoạt

  • Tăng cường tập luyện: Biện pháp này giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp hạn chế nổi mề đay cấp do nhiễm trùng nhiễm khuẩn.
  • Tránh xa các nguyên nhân gây bệnh: Bụi bẩn, nọc độc từ côn trùng, mỹ phẩm, hóa chất, lông chó mèo, mủ từ các loài cây…
  • Chăm sóc da đúng cách: Người bệnh nổi mề đay cấp tính nên sử dụng quần áo có chất liệu tốt, dễ dàng thấm hút mồ hôi, không nên chọn quần áo quá cứng hoặc quá bó sát vì làm giảm thoát mồ hôi trên da, làm cho triệu chứng nổi mề đay thêm nặng nề hơn.
  • Hạn chế đến những nơi có gió quá mạnh, nhất là nơi có không khí nhiễm bụi bẩn.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, biện pháp này tránh cho làn da ở trong môi trường nhiệt độ thấp có thể gây tổn thương cho da, làm cho các tác nhân gây nổi mề đay có cơ hội tấn công và gây ra bệnh lý này.
  • Thường xuyên làm sạch không gian sinh hoạt, làm việc, dọn dẹp nhà cửa, ga giường để tránh cho da nhiễm bẩn, có thể khiến cho triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo đúng đơn thuốc của bác sĩ, tránh tùy ý dùng thuốc vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mề đay cấp thường có biểu hiện không rõ ràng và không quá nghiêm trọng nên nhiều người bệnh thường có tâm lý chủ quan không khắc phục và điều trị kịp thời. Mong rằng qua những kiến thức mà bài viết đã chia sẻ đã giúp người bệnh mề đay cấp có thêm nhiều biện pháp khắc phục, để sớm thoát khỏi bệnh.

Lên đầu trang
Loading