Mề đay cholinergic là gì? Nguyên nhân, biểu hiện & Cách điều trị

2024-01-25 10:46:24

Vẫn còn rất nhiều người lạ lẫm với khái niệm mề đay cholinergic, và cũng không ít người mắc phải căn bệnh này lại không có nhiều hiểu biết về bệnh. Tìm hiểu về loại mề đay đặc biệt này với bài viết tổng quát về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả.

I - Nổi mề đay cholinergic là bệnh gì?

Mề đay cholinergic (mề đay nhiệt) là một dạng phản ứng dị ứng khi nhiệt độ cơ thể tăng cao hoặc có sự tiếp xúc vật lý. Nhiệt độ cơ thể tăng khiến hệ thống thần kinh giải phóng acetylcholine (một chất dẫn truyền thần kinh cholinergic). Khi bị tác động bởi acetylcholine, nhịp tim cơ thể trở nên chậm hơn, đồng thời tiết ra chất trung gian hóa học histamin gây viêm, khiến da nổi mề đay, mẩn ngứa.

Ai cũng có thể mắc phải loại mề đay này. Đặc biệt một số đối tượng có nguy cơ cao mắc phải mề đay cholinergic đó là:

  • Người trong độ tuổi từ 10-30, phổ biến hơn ở phụ nữ, bao gồm cả trẻ nhỏ, người có sức đề kháng kém.
  • Người có chức năng hệ thần kinh suy giảm, tuyến mồ hôi hoạt động bất thường.
  • Người sử dụng thuốc điều trị bệnh lý.
  • Người đã từng mắc bệnh dị ứng, chẳng hạn như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, chàm.
  • Người thường xuyên làm việc hoặc sinh hoạt trong điều kiện thời tiết nóng bức.
  • Người mắc chứng mề đay mạn tính.
  • Người có bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như các bệnh tự miễn, rối loạn tuyến giáp, nhiễm trùng.

Mề đay cholinergic là gì?

II - Triệu chứng nhận biết bệnh nổi mề đay cholinergic

Triệu chứng của mề đay nhiệt cholinergic thường diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ, và sẽ giảm dần về mức độ triệu chứng mà không cần can thiệp. Có thể nhận biết thông qua các triệu chứng như sau:

1. Triệu chứng cơ bản

  • Xuất hiện các nốt mề đay nhỏ kích thước từ 1-3mm, bao quanh là mảng da bị mẩn đỏ. Mề đay xuất hiện chỉ sau vài phút tiếp xúc với yếu tố gây mề đay và có thể kéo dài từ 30-60 phút.
  • Ngứa dữ dội, cảm giác càng gãi càng ngứa. Ở một số người có thể cảm thấy ngứa châm chích.
  • Vùng da bị nổi mề đay trở nên nóng rát, sưng tấy.
  • Có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường tập trung ở khu vực da có nhiệt cao, chẳng hạn như cánh tay, ngực, mặt, bụng.

Mề đay cholinergic trông như thế nào?

2. Triệu chứng ít gặp (có thể đi kèm)

  • Hô hấp khó khăn, thở khò khè, đánh trống ngực liên tục.
  • Đau đầu, hoa mắt chóng mặt.
  • Rối loạn tiêu hóa: Nôn mửa, buồn nôn, cảm giác đầy bụng, tiêu chảy.
  • Chảy nước dãi.
  • Đi đứng không vững, thậm chí ngất xỉu.
  • Một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể bị sốc phản vệ, sưng môi, mắt…

III - Nguyên nhân gây bệnh mề đay cholinergic

Nguyên nhân gây nổi mề đay cholinergic được cho là có liên quan tới phản ứng miễn dịch của cơ thể khi nhiệt độ, mồ hôi tăng bất thường. Những yếu tố có thể khiến tình trạng này bùng phát bao gồm:

  • Tập thể dục: Khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn, đồng thời cũng khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn.
  • Nhiệt độ từ môi trường: Người sống trong khu vực có khí hậu quá nóng bức hoặc làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, ngột ngạt cũng khiến thân nhiệt tăng cao và gây mề đay.
  • Do các hoạt động thể chất: Chẳng hạn như tắm nước nóng, xông hơi, chạy bộ, ăn đồ cay nóng.
  • Do cơ địa: Một số người có cơ địa nhạy cảm cũng có thể mắc phải mề đay cholinergic, đặc biệt là những người đã từng bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da cơ địa…
  • Di truyền: Bệnh lý này có khả năng di truyền đến các thế hệ sau, trẻ có thể bị nổi mề đay ngay từ nhỏ do di truyền.
  • Dùng thuốc chứa aspirin: Nhiều trường hợp sử dụng aspirin có thể xuất hiện triệu chứng nổi mề đay. Ngoài ra, việc dùng thuốc chứa aspirin có thể làm cho tình trạng mề đay cholinergic trở nên nặng hơn.
  • Mắc bệnh hyperhidrosis: Đây là bệnh lý khiến mồ hôi tiết ra quá nhiều. Bệnh gián tiếp khiến cho người bệnh bị nổi mề đay qua triệu chứng đổ mồ hôi quá mức.

Tìm hiểu thêm: Tại sao trời nóng bị ngứa khắp người?

Tác nhân gây nổi mề đay cholinergic

IV - Mề đay cholinergic có phải tình trạng đáng lo?

1. Mề đay cholinergic có chữa được không?

Thông thường, các triệu chứng của mề đay cholinergic đều là dạng nhẹ và thường tự khỏi trong khoảng 30 phút. Việc điều trị cũng tương đối đơn giản và người bệnh có thể tự chữa ngay tại nhà, triệu chứng có thể giảm nhanh chóng.

Nên đọc: Nổi mề đay có tự hết không?

2. Mề đay cholinergic có nguy hiểm không?

Mặc dù vậy trong một số ít trường hợp, mề đay cholinergic có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng của sốc phản vệ, chẳng hạn như khó thở, sưng mặt, cổ họng hoặc lưỡi, đau bụng…

Khi phát hiện những dấu hiệu kể trên, người bệnh cần khẩn trương đến ngay bệnh viện, hoặc cơ sở chuyên khoa cấp cứu gần nhất để được xử lý kịp thời,tránh nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

V - Những cách trị nổi mề đay cholinergic hiệu quả nhất

1. Trị mề đay cholinergic bằng mẹo dân gian

Trong trường hợp mề đay nhiệt ở mức độ nhẹ thì vẫn có thể chữa trị tại nhà theo những biện pháp dân gian như sau:

  • Chườm lạnh: Phương pháp này có thể giúp làm giảm triệu chứng ở người nổi mề đay, giúp giảm sưng viêm, làm dịu cảm giác ngứa ở người bệnh nổi mề đay cholinergic. Nếu bạn ngứa ở nhiều khu vực trên cơ thể, có thể sử dụng nước lạnh mát để tắm.
  • Tắm lá khế: Lá khế cũng giúp người bệnh làm sạch da, tăng cường phục hồi tổn thương, viêm mà mề đay để lại. Cách tắm lá khế đơn giản như sau: Chuẩn bị một nắm lá khế, rửa sạch các lá, đun sôi lá khế cùng với một lượng nước nhất định, và dùng để tắm hàng ngày.
  • Tắm lá kinh giới: Loại dược liệu này có thể giúp làm mát da, dịu cơn ngứa cho người mề đay cholinergic. Cách sử dụng lá kinh giới tương tự như với lá khế: Chuẩn bị một nắm lá kinh giới, làm sạch với nước, đun lá kinh giới cùng với nước và dùng để vệ sinh thân thể hàng ngày.

Chữa mề đay cholinergic bằng mẹo dân gian

2. Dùng thuốc Tây y điều trị dị ứng

Người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh da liễu để dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua và sử dụng tại nhà.

Một số loại thuốc Tây Y có thể được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: chẳng hạn như hydroxyzine, cetirizine, loratadin…
  • Thuốc giảm mồ hôi (thuốc kháng cholinergic).
  • Thuốc kháng histamin thế hệ 2 hoặc thuốc steroid ngắn ngày: Dùng trong trường hợp thuốc kháng histamin dòng cũ không đạt hiệu quả. Tham khảo một số loại thuốc như zantac, tagamet…
  • Epinephrine: Thuốc dạng tiêm và chỉ dùng trong các trường hợp nặng, có dấu hiệu sốc phản vệ.

VII - Biện pháp phòng tránh mề đay cholinergic

Để phòng tránh bệnh lý hoặc ngăn ngừa tái phát, chúng ta nên áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh da, đặc biệt những khu vực xuất hiện mề đay. Điều này giúp loại bỏ mồ hôi, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Không chỉ có vậy, tắm hàng ngày còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, làm mát bề mặt da.
  • Nên sử dụng nước mát để làm sạch da, ngoặc ngâm khu vực bị nổi mề đay để giúp cho thân nhiệt không quá nóng.
  • Có thể chườm lạnh để giảm tình trạng kích ứng da, hạn chế cảm giác ngứa da.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da, phục hồi tổn thương cho da, chẳng hạn như thực phẩm giàu omega 3, các loại vitamin và khoáng chất.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho da, lầm trầm trọng thêm triệu chứng nổi mề đay do cholin như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, chứa quá nhiều chất béo, nhiều đạm, chứa quá nhiều muối, đường, thực phẩm chế biến sẵn, chứa chất kích thích (đồ uống có gas, chứa cồn…).
  • Tăng cường vận động để tăng cường hệ miễn dịch, giúp phục hồi tổn thương cho da bị nổi mề đay, vì vậy hàng ngày bạn nên tích cực tập luyện 20-30 phút với các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Mỗi khi ra ngoài, bạn nên sử dụng các biện pháp bảo vệ cho da, đặc biệt là vùng da xuất hiện nổi mề đay, chẳng hạn như mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang…

Cách phòng ngừa chứng mề đay cholinergic

Bệnh mề đay cholinergic không hề đáng sợ và không quá nguy hiểm nếu như ngay từ bây giờ, bạn áp dụng các biện pháp khắc phục như đã đề cập ở trên. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về bệnh lý này và sớm chữa khỏi bệnh lý này.

Lên đầu trang
Loading