Mề đay mạn tính: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

2024-01-27 09:36:32

Mề đay mạn tính là tình trạng bệnh diễn ra ở mức độ nặng, tái phát nhiều lần và có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Việc nắm rõ các kiến thức liên quan đến nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh lý này sẽ giúp cho người bệnh nhanh chóng thoát khỏi bệnh lý này, giảm thiểu những ảnh hưởng do bệnh gây ra. Mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu ngay về mề đay mạn tính ngay trong bài viết này nhé.

I - Mề đay mạn tính là gì?

Mề đay mạn tính (dân gian thường hay còn gọi là mề đay mãn tính) là bệnh lý liên quan đến da liễu, khi đó da xuất hiện các nốt sẩn đỏ, da sưng phù, xung quanh có các vùng da đỏ. Các triệu chứng này thường diễn ra trên 6 tuần, hoặc cũng có thể kéo nhiều ngày tháng, thậm chí đến vài năm.

Mề đay mạn tính khác với mề đay cấp tính ở điểm như sau:

  • Mề đay cấp tính: Triệu chứng thường được cải thiện hoặc biến mất sau khoảng 24 giờ (mặc dù có thể các nốt mề đay mới có thể xuất hiện). Tình trạng nổi mề đay có thể khỏi hoàn toàn trong vòng 6 tuần sau khi bệnh khởi phát.
  • Mề đay mạn tính: Có thể xuất hiện ít nhất 2 lần mỗi tuần, và đều đặn xảy ra trong 6 tuần liên tiếp. Thời gian khỏi bệnh thường kéo dài lâu hơn và tình trạng này thường tái đi tái lại nhiều lần.

Thế nào là mề đay mạn tính

II - Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay mạn tính

Thông thường, mề đay mạn tính thường xảy ra bất ngờ mà không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên vẫn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây nổi mề đay mạn tính, chẳng hạn như:

1. Chức năng gan thận suy giảm

Bệnh lý nổi mề đay mạn tính có liên quan trực tiếp đến chức năng gan thận, đây là một trong những cơ quan lớn có vai trò đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Khi chức năng gan thận kém thì chất độc đọng lại trong nhiều tế bào, cơ quan và gây ra nhiều bệnh lý, trong đó có nổi mề đay.

Nếu các độc tố không được đào thải ra ngoài, sẽ khiến cho da bị đầu độc nhiều lần và gây ra tình trạng nổi mề đay kéo dài, có thể diễn biến thành mạn tính.

2. Căng thẳng, lo lắng

Căng thẳng hoặc lo lắng là một trong những trạng thái về cảm xúc và suy nghĩ không hề tốt cho sức khỏe và đặc biệt làn da. Khi rơi vào căng thẳng, lo lắng thì cơ thể sẽ tự động tiết ra nhiều hormone cortisol để chống lại sự căng thẳng. Và điều này làm cho sức khỏe của làn da suy giảm, từ đó khiến cho mề đay bùng phát dữ dội và dẫn đến mề đay mạn tính.

3. Lông thú cưng

Có thể thấy rằng thú cưng là vật nuôi thân thuộc, gắn bó mà nhiều gia đình đã dành rất nhiều tình cảm để chăm sóc và nuôi dưỡng chúng, nhưng đây cũng là thủ phạm khiến cho cơ thể mắc phải tình trạng mề đay.

Khi da tiếp xúc với lông thú cưng sẽ làm kích hoạt sản sinh ra các chất gây dị ứng, từ đó làm cho da nổi nốt sần đỏ mề đay, ngứa ngáy và khó chịu.

Mề đay mạn tính do dị ứng lông động vật

4. Thể dục, vận động mạnh

Trong quá trình tập thể dục hoặc vận động mạnh thì cơ thể sẽ tăng bài tiết mồ hôi, và nếu không được làm sạch đúng cách thì mồ hôi sẽ ứ đọng lại lỗ chân lông và khiến da dễ kích ứng dẫn đến mề đay.

5. Thay đổi hormone

Rối loạn nội tiết tố cũng là yếu tố phổ biến gây ra nổi mề đay mạn tính, tình trạng này làm giảm sức đề kháng của da, khiến cho da có thể bị tác động mạnh bởi các yếu tố từ bên ngoài. Không chỉ có vậy, thay đổi hormone cũng là “thủ phạm” làm thay đổi cấu trúc của da, và làm cho mạch máu dưới da dễ bị phù, gây kích thích nổi mề đay kéo dài.

6. Gãi nhiều

Gãi nhiều cũng làm tổn thương da, có trường hợp càng gãi thì càng ngứa và từ đó khiến cho nổi mề đay tái phát nhiều lần, kéo dài hơn gây ra chứng nổi mề đay vật lý.

Có thể nói rằng, càng gãi nhiều càng khiến cho nổi mề đay càng trở nên nghiêm trọng hơn, trở thành “vòng luẩn quẩn” khiến cho tình trạng bệnh diễn biến ngày một xấu đi, làm cho người bệnh dễ mắc các biến chứng của bệnh nổi mề đay.

Gãi quá nhiều

7. Quần áo quá chật

Mặc quần áo bó sát vào người khiến cho da dễ bị tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng nhiễm khuẩn, từ đó khiến cho nổi mề đay cứ tái phát liên tục. Qua đó khiến người bệnh gặp phải tình nổi mề đay mạn tính và tăng nguy cơ mắc các vấn đề bất thường về da khác.

8. Do bệnh lý

  • Bệnh về ga thận (viêm gan, viêm thận, suy gan, suy thận…) có thể làm ảnh hưởng đến chức năng thải độc của cơ thể, các chất độc hại hoặc chất cặn bã không được loại bỏ hoàn toàn trong cơ thể. Lúc này, chúng sẽ “đầu độc” lại các bộ phận trong cơ thể, trong đó có làn da, gây ra tình trạng nổi mề đay.
  • Bệnh lý tuyến giáp (suy giáp, cường giáp, viêm giáp hashimoto…).
  • Bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren, viêm đa khớp…).
  • Ung thư (các dạng ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi , ung thư hạch…).

Nhiều bệnh lý có thể gây nổi mề đay mãn tính

9. Các yếu tố bên ngoài

  • Ánh nắng mặt trời, phấn hoa.
  • Nhiệt độ quá cao của môi trường.
  • Khói bụi.
Các yếu tố này khiến cho da dễ bị tổn thương, làm giảm khả năng chịu đựng của da, gây kích ứng da và từ đó dẫn đến mề đay. Nếu bạn cứ thường xuyên tiếp xúc với những yếu tố trên thì nguy cơ nổi mề đay là rất lớn, điều này chính là nguyên nhân gây ra nổi mề đay mạn tính.

III - Bệnh mề đay mạn tính có nguy hiểm không?

Mặc dù mề đay mạn tính khiến da nổi mẩn, ngứa ngáy trong thời gian dài nhưng bản thân tình trạng này vốn không được coi là nguy hiểm tới sức khỏe. Mặc dù vậy triệu chứng để lại có thể ảnh hưởng không nhỏ về thẩm mỹ của làn da, đồng thời có nguy cơ khiến da gặp phải những vấn đề lâu dài như:

  • Da lở loét, viêm nhiễm, thâm sạm: Gãi ngứa thường xuyên sẽ khiến da bị chầy xước và làm tăng cơ hội cho vi khuẩn tấn công. Khi đó, da dễ bị lở loét, viêm và bị thâm, ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới thẩm mỹ, nhất là khi bị nổi mề đay trên mặt.
  • Bị chàm hóa: Khiến da khô nứt nẻ, xuất hiện các mụn nước, ngứa ngáy và rất khó chịu. Người bị nổi mề đay mạn tính đi kèm với chàm hóa da có thể khiến cho tình trạng da bị tổn thương nặng nề nghiêm trọng, khó hồi phục.
  • Dễ kéo theo các bệnh dị ứng: Người bị nổi mề đay mạn tính có thể xuất hiện thêm những triệu chứng dị ứng nặng nề khác như: viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, chàm…

Khi xuất hiện triệu chứng của mề đay mạn tính, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, xác định rõ tình trạng bệnh và từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Ảnh hưởng từ chứng mề đay mãn tính

IV - Mề đay mạn tính có chữa được không?

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể có phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng mề đay mạn tính. Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể làm giảm triệu chứng của bệnh bằng cách dùng mẹo, dùng thuốc và thay đổi lối sống. Nếu điều trị và phòng ngừa đúng cách, bệnh có thể thuyên giảm dần sau 6 tháng, và trong vòng 1-5 năm có thể biến mất. Tuy nhiên theo nghiên cứu có khoảng 10-20% các trường hợp, bệnh tiến triển và diễn ra liên tục trong khoảng 5-10 năm, hoặc thậm chí là 50 năm.

Chưa kể, khả năng chữa khỏi bệnh còn tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe của người bệnh, mức độ tình trạng bệnh. Các triệu chứng diễn ra nặng, tần suất thường xuyên thường có thời gian điều trị lâu hơn.

Tìm hiểu rõ hơn: Mề đay có tự khỏi được không?

V - Những cách điều trị nổi mề đay mãn tính hiệu quả nhất

1. Trị mề đay mãn tính với thuốc Tây y

Khi bị nổi mề đay mạn tính, người bệnh nên khẩn trương đến ngay các cơ sở chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Căn cứ trên mức độ triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định, kê đơn một số loại thuốc cho người bệnh sử dụng.

Dưới đây là một số loại thuốc Tây Y thường hay được sử dụng trong cải thiện bệnh lý này:

  • Thuốc chống dị ứng: Đây là nhóm thuốc kháng histamin, có thể khắc phục triệu chứng nổi mề đay, ngứa ngáy, giảm sưng da. Nhưng bạn cần lưu ý điểm hạn chế của loại thuốc này là có thể gây ra buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa (nôn mửa, buồn nôn, đi lỏng nhiều lần), đầu óc không tỉnh táo, lúc nhớ lúc quên…
  • Corticosteroid: Khi người bệnh đã sử dụng các loại thuốc chống dị ứng nhưng tình trạng bệnh không có sự tiến triển khả quan thì có thể thay thế chuyển sang dùng corticosteroid để giảm phản ứng quá mẫn dị ứng trên da của người bệnh.
  • Hydroxychloroquine: Kết quả một số nghiên cứu cho thấy rằng, hydroxychloroquine đem lại tác dụng tích cực cho người nổi mề đay mạn tính. Loại thuốc này có thể giảm nhanh các triệu chứng cho người nổi mề đay mãn tính như giảm viêm da, hạn chế sưng đỏ trên da hoặc điều hòa chức năng miễn dịch...
  • Cyclosporine: Đây là loại thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm phản ứng miễn dịch quá mức ở người bệnh nổi mề đay mạn tính. Từ đó giúp giảm các triệu chứng của bệnh lý này. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng loại thuốc này, không được dùng thuốc kéo dài vì chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Cách trị mề đay mạn tính bằng thuốc

2. Trị mề đay mạn tính với thuốc Đông Y

Như đã giải thích ở trên, một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nổi mề đay mạn tính là do chức năng giải độc của gan thận bị suy giảm, làm độc tố không được đào thải ra ngoài cơ thể gây kích ứng da, khiến da nổi mề đay kéo dài.

Như vậy, muốn khắc phục tình trạng này thì cần tăng cường chức năng đào thải độc tố của gan thận cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Đông Y thế hệ 2 là phương pháp Đông Y mới nhất hiện nay đang được đánh giá là có thể đem lại hiệu quả vượt trội giúp giảm tình trạng nổi mề đay mạn tính, giảm sự tái phát và giúp cho cơ thể khỏe mạnh nhờ đào thải sạch độc tố.

Và sản phẩm Đông Y thế hệ 2 tiêu biểu nhất hiện nay phải kể đến là Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất.

Viên giải độc ngự y mật phương (nhất nhất 9)

Không chỉ cải thiện chức năng gan thận, Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương còn tăng cường chức năng đào thải của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể (hệ bạch huyết, ruột, phổi, da, gan, thận). Đây là điều mà không có sản phẩm nào trên thị trường làm được điều này. Nhờ đó, Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương mang lại hiệu quả đào thải độc tố tốt nhất trên thị trường, giúp “khống chế” các triệu chứng nổi mề đay mạn tính trong thời gian ngắn nhất, hạn chế tái phát bệnh đến vài năm.

Đặc biệt, Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương không hề gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho cơ thể, rất lành tính và an toàn cho sức khỏe của mọi người.

Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đơn vị nghiên cứu và sản xuất Dược phẩm dẫn đầu trên thị trường Việt Nam. Trong suốt nhiều năm xây dựng và phát triển, nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất luôn khẳng định vị thế đứng đầu về chất lượng và an toàn của các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Để vinh danh cho những cống hiến và khẳng định năng lực của nhà máy, Thủ Tướng Chính Phủ đã trao tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia cho nhà máy Dược phẩm Nhất nhất.

3. Áp dụng mẹo dân gian giảm mẩn ngứa mề đay

Để giảm mề đay mạn tính, dân gian ta đã áp dụng một số biện pháp như sau:

3.1. Dùng lá chè xanh

Công dụng: Người bệnh đang nổi mẩn ngứa, viêm sưng trên da hãy dùng ngay lá chè để vệ sinh da, tắm hoặc ngâm rửa để làm giảm các triệu chứng. Theo nghiên cứu, trong lá chè có chứa thành phần quercetin, EGCG có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, hạn chế phản ứng viêm trên da, giảm ngứa và giúp chữa lành tổn thương trên da.

Cách thực hiện: Rửa sạch một nắm lá chè, cho lá chè vào nồi nước đun sôi. Sau đó để nguội và dùng lá chè để tắm. Ngoài ra, có thể dùng lá chè để đắp lên vùng da bị nổi mề đay trong khoảng 20-30 phút và sau đó rửa sạch.

3.2. Dùng lá trầu không

Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch với nước, và đun lá trầu không với khoảng 1.5 lít nước. Dùng loại nước này để tắm rửa, vệ sinh cơ thể thường xuyên sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh nổi mề đay mạn tính. Ngoài ra, có thể lấy lá trầu không đã rửa sạch để chà xát lên vùng da bị nổi mề đay, để yên trong vài chục phút và sau đó rửa với nước ấm.

3.3. Đắp lá chó đẻ

Công dụng: Loại dược liệu này được nhân dân ta sử dụng nhiều để thải độc, giảm sưng viêm, và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trên da. Vì vậy, cây chó đẻ sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh nổi mề đay.

Cách thực hiện: Rửa sạch một nắm lá chó đẻ, xay nhuyễn. Sau đó bạn rửa sạch vùng da cần điều trị nổi mề đay, lấy bã lá chó đẻ đắp lên khu vực da đó, để nguyên trong 15-20 phút. Và cuối cùng, bạn rửa sạch da với nước.

Các chữa mề đay mãn tính bằng mẹo dân gian tại nhà

VI - Biện pháp hạn chế tình trạng nổi mề đay mạn tính

Để hạn chế nổi mề đay mạn tính, bạn nên áp dụng những biện pháp như sau:

  • Cố gắng giảm đến mức tối thiểu việc gãi ngứa hoặc cào mạnh lên da. Để làm dịu cơn ngứa, bạn có thể chườm hoặc tắm bằng nước mát.
  • Nên che chắn da cẩn thận khi đi ngoài trời nắng, tránh để da tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, vì không bảo vệ da và cơ thể thì có thể làm cho tổn thương trên da ngày càng nặng nề hơn. Bạn có thể bôi kem chống nắng, hoặc đeo khẩu trang, mặc quần áo chống nắng để chống nắng cho da.
  • Không dùng nước quá nóng để tắm rửa trên da vì có thể khiến cho tình trạng nổi mề đay tái đi tái lại trong thời gian dài, không dùng nguồn nước kém vệ sinh, nước có chứa nhiều chất độc hại (asen, thủy ngân…).
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp cho tinh thần thoải mái, tăng cường sức đề kháng cho da.
  • Hạn chế tập luyện với cường độ cao hoặc quá sức vì có thể khiến cho mồ hôi bài tiết quá nhiều, gây kích ứng cho da và làm xuất hiện nổi mề đay mạn tính. Bạn nên tập các hình thức vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga, hoặc đánh cầu lông.
  • Nên mặc các trang phục rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu dễ thấm hút mồ hôi và mềm mại để tránh chà sát mạnh lên da, có thể khiến cho nổi mề đay bùng phát dữ dội.
  • Sau một thời gian điều trị bệnh nổi mề đay, nếu tình trạng không được cải thiện thì cần đến ngay bệnh viện để gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu thay đổi phương pháp điều trị. Bạn cần tránh để bệnh kéo dài lâu ngày, dễ chuyển biến sang dạng mạn tính.

Nổi mề đay mãn tính có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, vì vậy ngay từ bây giờ bạn nên chữa trị sớm mề đay và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giúp làn da khỏe mạnh và sớm phục hồi tổn thương cho da. Chúc bạn sẽ hết nổi mề đay mạn tính và luôn có sức khỏe tốt.

Lên đầu trang
Loading