Mệt mỏi buồn ngủ chán ăn do đâu? Làm sao để cải thiện hiệu quả

2024-06-08 08:44:34

Trong cuộc sống hiện đại, tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn ngày càng trở nên phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Đây có thể chỉ là những biểu hiện bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau mà nếu không được khắc phục kịp thời, dễ dẫn đến hậu quả sức khỏe nghiêm trọng hơn.

I. Thế nào là mệt mỏi buồn ngủ chán ăn?

Đây là nhóm 3 triệu chứng khá phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mệt mỏi buồn ngủ chán ăn có mối liên hệ mật thiết với nhau, có thể xuất hiện đồng thời và cũng có thể xuất hiện đơn lẻ.

  • Tình trạng mệt mỏi: Chỉ cảm giác thiếu năng lượng, kiệt sức, không muốn làm gì kể cả những hoạt động thường ngày. 
  • Buồn ngủ: Là trạng thái cơ thể cảm thấy cần phải nghỉ ngơi và muốn ngủ. Đây là trạng thái bình thường nếu xuất hiện vào ban đêm, nhưng đôi khi nó lại xuất hiện vào ban ngày, khiến bạn mất tập trung ảnh hưởng đến công việc cũng như các hoạt động sinh hoạt khác.
  • Chán ăn: Chỉ tình trạng bạn không còn hứng thú trong ăn uống, không hề có cảm giác muốn ăn, ăn uống không ngon miệng. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các biến chứng nguy hiểm khác như thiếu máu, suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, loãng xương...

mệt mỏi buồn ngủ chán ăn

Tình trạng mệt mỏi buồn ngủ chán ăn ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại  

>>> XEM THÊM: TOP 7 thuốc trị chán ăn, ăn không ngon miệng hiệu quả

II. Nguyên nhân gây mệt mỏi buồn ngủ chán ăn

Có nhiều yếu tố tác động gây ra mệt mỏi buồn ngủ chán ăn. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến: 

1. Suy nhược cơ thể

Đây là một tình trạng mệt mỏi kéo dài mà không rõ nguyên nhân và không được cải thiện dù bạn đã nghỉ ngơi đầy đủ. Suy nhược cơ thể cũng có thể gây ra buồn ngủ, chán ăn bởi:

  • Một trong những đặc điểm chính của suy nhược là cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, điều này có thể làm giảm năng lượng tổng thể, khiến người bệnh cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày.
  • Người bệnh sẽ thường gặp phải tình trạng khó ngủ, giấc ngủ không sâu và thức dậy cảm thấy không sảng khoái. Những rối loạn này khiến cơ thể không được phục hồi đúng cách, dẫn đến buồn ngủ liên tục trong suốt cả ngày.
  • Suy nhược còn gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thần kinh, gây ra mất cân bằng hormone bao gồm cortisol và melatonin, làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ.
  • Người bị suy nhược còn dễ gặp phải tình trạng thay đổi về mặt tâm lý, dễ lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ nhiều... Chính điều này cũng có thể gây ra rối loạn về giấc ngủ và các vấn đề về tiêu hóa, trong đó có chán ăn.
  • Suy nhược mệt mỏi còn ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến người bệnh dễ ốm vặt, cảm cúm… điều này cũng góp phần gây ra chứng chán ăn, buồn ngủ.

2. Rối loạn giấc ngủ

Các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ kinh niên, ngủ không sâu, ngủ mơ, tỉnh giấc giữa đêm hay tình trạng ngưng thở khi ngủ… có thể phá vỡ chu kỳ giấc ngủ tự nhiên, làm gián đoạn quá trình nghỉ ngơi cần thiết của các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này cũng có thể tác động đến hệ thần kinh.

Rối loạn giấc ngủ bao gồm chứng mất ngủ vô căn hay bệnh ngủ rũ có thể làm suy giảm các hormone duy trì sự tỉnh táo, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ và chán ăn vào ban ngày. Ngoài ra, khi đồng hồ sinh học của cơ thể không khớp với thời gian ngủ và thức thông thường, người bệnh có thể gặp phải tình trạng không ngủ được vào ban đêm nhưng ban ngày lại thấy rất buồn ngủ, mệt mỏi, mất tập trung.

3. Tinh thần căng thẳng quá độ

Áp lực từ công việc, cuộc sống gây ra tình trạng stress, căng thẳng là không thể tránh khỏi và là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy vậy, khi stress căng thẳng kéo dài hoặc trở nên trầm trọng có thể tác động xấu tới cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và chán ăn. Cơ thể sản sinh ra hormone cortisol và adrenaline mỗi khi bạn bị căng thẳng. Cortisol có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, trong khi adrenaline tăng cường hoạt động tiêu hóa, khiến bạn cảm thấy no nhanh chóng. Những thay đổi này có thể làm giảm lượng thức ăn bạn tiêu thụ, dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu dinh dưỡng và mệt mỏi.

Ngoài ra, căng thẳng cũng tác động đến hệ thần kinh giao cảm. Một khi gặp phải tình trạng căng thẳng, hệ thần kinh giao cảm, chịu trách nhiệm cho phản ứng "chiến đấu hay bỏ chạy", sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, làm giảm lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa và dẫn đến chứng chán ăn. Căng thẳng còn gây ra những thay đổi về tâm lý, bao gồm lo âu, trầm cảm và buồn bã. Những trạng thái tâm lý tiêu cực này có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng chán ăn kéo dài.

4. Dinh dưỡng thiếu khoa học

Một chế độ ăn cung cấp dinh dưỡng không hợp lý cũng là một trong những tác nhân gây ra tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và chán ăn. Cụ thể:

  • Cung cấp không đủ năng lượng: Khi cơ thể không nhận đủ calo từ thức ăn, nó sẽ thiếu năng lượng cần thiết để hoạt động, gây ra cảm giác mệt mỏi.
  • Thiếu protein: Là một dưỡng chất thiết yếu giúp xây cơ, bổ sung năng lượng, việc thiếu trong cơ thể có thể làm suy yếu cơ bắp, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thiếu sắt: Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, gây ra cảm giác mệt mỏi, chóng mặt… 
  • Thiếu vitamin và khoáng chất: Như thiếu vitamin B12, axit folic, canxi, magie… cũng có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, yếu đuối, chán ăn, buồn ngủ.
  • Thiếu nước: Thiếu nước là nguyên nhân khiến bạn trở nên uể oải, giảm sự tập trung.

5. Mắc một số bệnh lý

Nhiều bệnh mạn tính và rối loạn tâm thần thường đi kèm với các triệu chứng mệt mỏi, buồn ngủ và chán ăn như:

  • Trầm cảm, rối loạn lo âu: Một trong những triệu chứng chính của trầm cảm là mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày, bao gồm cả ăn uống. Trầm cảm cũng thường đi kèm với mệt mỏi và buồn ngủ. Lo lắng, rối loạn lo âu khiến bạn thường cảm thấy bất an và ngủ không ngon giấc, dẫn đến mệt mỏi và chán ăn do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.
  • Tình trạng đau mạn tính: Không chỉ gây ra mệt mỏi mà còn gây rối loạn giấc ngủ và chán ăn.
  • Béo phì: Có thể dẫn đến các rối loạn chuyển hóa, gây mệt mỏi và các vấn đề về giấc ngủ.
  • Bệnh suy giáp: Tuyến giáp sản xuất hormone điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Rối loạn chức năng tuyến giáp, như suy giáp, có thể dẫn đến mệt mỏi, buồn ngủ và chán ăn.
  • Bệnh tâm thần phân liệt: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, dẫn đến mệt mỏi và chán ăn.
  • Bệnh Lupus: Bệnh gây ra viêm nhiễm khắp cơ thể, có thể dẫn đến mệt mỏi, đau nhức và giảm cảm giác thèm ăn.
  • Bệnh Parkinson: Bệnh làm giảm khả năng vận động và có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, mất ngủ và chán ăn.
  • Bệnh đa xơ cứng: Bệnh gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, dẫn đến mệt mỏi, yếu cơ và các vấn đề về giấc ngủ.
  • Bệnh ung thư: Ung thư và những phương pháp trị bệnh ung thư có thể gây mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn.

Các bệnh lý trên và vấn đề về giấc ngủ thường có mối quan hệ mật thiết. Việc thiếu ngủ làm suy giảm khả năng phục hồi của cơ thể, trong khi chính các triệu chứng của bệnh cũng khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, nhiều loại thuốc trị các bệnh trên cũng có thể gây ra buồn ngủ, mệt mỏi, chán ăn.

Mệt mỏi buồn ngủ chán ăn

Mệt mỏi buồn ngủ chán ăn có thể là triệu chứng của bệnh lý

>>> XEM THÊM: Khi mệt mỏi trong người nên uống gì cho nhanh khỏe?

III. Cách khắc phục chứng mệt mỏi buồn ngủ chán ăn

Điều trị gốc nguyên nhân sẽ cải thiện được các triệu chứng buồn ngủ, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng. Các biện pháp khắc phục gồm có:

1. Cải thiện chứng suy nhược cơ thể

Để khắc phục tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn do suy nhược cơ thể, người bệnh nên chủ động cải thiện và phòng ngừa bệnh qua việc: Thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý, điều chỉnh thói quen sinh hoạt., quản lý tốt trạng thái tâm trạng, không để bản thân rơi vào lo âu, căng thẳng kéo dài... Bên cạnh đó cũng nên duy trì đi thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến trình cải thiện và can thiệp xử lý điều trị kịp thời.

Cải thiện chứng suy nhược cơ thể theo Đông y hiện đang là một giải pháp được rất nhiều người bệnh lựa chọn không chỉ bởi sự an toàn mà còn có thể đem lại hiệu quả thực sự nếu sử dụng được đúng sản phẩm chất lượng. Và viên suy nhược Ngự Y Mật Phương 17, đạt chuẩn Đông Y Thế Hệ 2 từ Dược phẩm Nhất Nhất là một trong số đó.

viên suy nhược Ngự Y Mật Phương 17

Nhờ cơ chế giúp bồi bổ, tăng cường lưu thông khí huyết, bổ dưỡng các tạng phủ bên trong cơ thể, sản phẩm giúp đẩy lùi các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, buồn ngủ… cải thiện bệnh hiệu quả cũng như hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát. 

2. Giữ tinh thần vui tươi, thoải mái

Bạn có thể cải thiện tâm trạng cảm xúc trở nên vui vẻ lạc quan hơn với những phương pháp như:

  • Tăng cường hoạt động thể chất: Tập thể dục, thể thao đều đặn là cách hiệu quả để giảm căng thẳng và nâng cao tinh thần. Bạn có thể chọn đi bộ, đạp xe, tập yoga… 
  • Thực hành kỹ thuật thở và thiền: Các kỹ thuật này giúp giảm căng thẳng, làm dịu tâm trí và mang lại cảm giác bình yên.
  • Dành thời gian cho sở thích cá nhân: Hãy dành thời gian cho những hoạt động mang lại niềm vui cho bạn, chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc, đi du lịch… Những hoạt động này giúp bạn thư giãn và tái tạo năng lượng.
  • Kết nối với người thân và bạn bè: Việc gặp gỡ và trò chuyện với gia đình, bạn bè hoặc những người thân yêu giúp tạo ra cảm giác an toàn và hạnh phúc. Hãy dành thời gian để chia sẻ, lắng nghe và tương tác với họ để củng cố các mối quan hệ và cải thiện tinh thần.

Hãy thử áp dụng và tìm ra những hoạt động phù hợp nhất với bạn để duy trì một cuộc sống cân bằng và tích cực.

3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh

  • Áp dụng chế độ ăn uống đa dạng cung cấp phong phú dưỡng chất: Đảm bảo ăn uống đa dạng từ tất cả các nhóm thực phẩm, bao gồm protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Nếu bạn lo ngại về việc thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được hướng dẫn bổ sung.
  • Tăng cường ăn trái cây và rau: Vì chúng cung cấp lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ.
  • Hạn chế thức ăn nhanh và đồ chế biến sẵn: Thay vào đó, bạn nên chọn các món ăn tự nấu tại nhà từ nguyên liệu tươi ngon.
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày: Để cơ thể hoạt động hiệu quả.
  • Tập thể dục thường xuyên: Việc này giúp tăng cường thể chất và nâng cao tinh thần.
  • Đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm: Giúp cơ thể phục hồi tốt.

4. Điều trị dứt điểm bệnh lý

Việc nhận biết các triệu chứng mệt mỏi, buồn ngủ và chán ăn là dấu hiệu của các bệnh lý mạn tính và rối loạn tâm thần là rất quan trọng. Trong trường hợp này, người bệnh nên tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế để có hướng điều trị thích hợp và dứt điểm.

Có thể thấy, dù xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng mệt mỏi buồn ngủ chán ăn hầu hết đều có thể được khắc phục hiệu quả nếu bạn tìm được giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, việc xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh cũng sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe toàn diện, tăng cường năng lượng và duy trì trạng thái tinh thần tích cực.

thông tin tư vấn

Viên suy nhược Nhất Nhất 17
Viên suy nhược Nhất Nhất 17
Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ