Mệt mỏi buồn nôn là bệnh gì? Nguyên nhân & cách điều trị

2024-01-12 10:27:14

Người mệt mỏi buồn nôn là những biểu hiện báo hiệu cơ thể đang mắc các bệnh lý gây tổn hại đến sức khỏe. Việc người bệnh sớm phát hiện các nguyên nhân gây nên chứng bệnh là cách tốt nhất để tìm ra biện pháp khắc phục nhằm ổn định sức khỏe. Các thông tin liên quan đến biểu hiện uể oải buồn nôn sẽ được chúng tôi cung cấp cụ thể ở bài viết dưới đây.

I - Cảm giác mệt mỏi buồn nôn như thế nào?

Mệt mỏi là triệu chứng báo hiệu cơ thể đang thiếu hụt năng lượng hoặc trạng thái cảm xúc, tinh thần chán nản. Người hay bị uể oải và thiếu sức lực thậm chí kiệt sức khi thực hiện các hoạt động trong cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, mệt mỏi có thể gây ra nhiều hậu quả đến sức khỏe, làm giảm hiệu suất công việc hoặc việc học tập.

Buồn nôn là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, khi đó người bệnh có cảm giác muốn tống đẩy thức ăn hoặc chất lỏng lên thực quản và miệng nhưng chưa thực sự là nôn hẳn ra ngoài. Khi cơ thể buồn nôn mệt mỏi là dấu hiệu ban đầu báo hiệu cơ thể đang đối diện với các bệnh lý nguy hiểm.

người mệt mỏi buồn nôn là bệnh gì

Cảm giác buồn nôn hoặc nôn kèm chứng uể oải gây cản trở cuộc sống

II - Dấu hiệu nhận biết người bị mệt mỏi buồn nôn

Triệu chứng mệt mỏi đi kèm cảm giác muốn nôn diễn ra trong thời gian dài gây nên nhiều tổn hại đến sức khỏe. Nếu người bệnh khó nhận biết chứng uể oải buồn nôn thì có thể xác định qua các triệu chứng dưới đây:

  • Buồn ngủ: Hiện tượng này thường xảy ra ở những người uể oải buồn nôn trong thời gian dài và có thể liên quan đến vấn đề bất thường ở hệ thần kinh. Chứng buồn ngủ có thể gặp ở các đối tượng việc trí óc quá nhiều, thường xuyên căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.
  • Chán ăn: Khi cơ thể mất sức buồn nôn sẽ tác động xấu tới tinh thần, tâm lý làm cho người bệnh cảm thấy không còn hứng thú với chuyện ăn uống, gây ra cảm giác chán ăn hoặc biếng ăn. Chán ăn kéo dài có thể làm cho người bệnh thiếu hụt dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh lý, thậm chí là đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
  • Đau bụng: Buồn nôn cũng là triệu chứng cho thấy hệ tiêu hóa gặp phải vấn đề bất thường, có thể là dạ dày hoặc đại tràng. Ngoài ra, người bệnh còn có nhiều triệu chứng khác như: Đầy bụng, ợ hơi, táo bón hoặc tiêu chảy…
  • Đau đầu: Cơ thể buồn nôn mệt mỏi có thể đi kèm với đau đầu báo hiệu bệnh rối loạn tiền đình. Người bệnh sẽ có thêm một số biểu hiện như: Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đi đứng loạng choạng, xây xẩm mặt mày…
  • Khó thở: Nếu người uể oải buồn nôn đi kèm chứng khó thở thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời. Đây có thể là dấu hiệu bất thường liên quan đến hệ hô hấp hoặc bệnh về tắc mạch máu, thiếu máu.
  • Sốt cao: Nếu cơ thể đang gặp phải nhiễm trùng nhiễm khuẩn thì có thể xuất hiện trạng thái mệt trong người buồn nôn đi kèm với sốt cao. Thậm chí khi sốt cao người bệnh sau đó phát ban, nổi mẩn ngứa liên tục.
triệu chứng mệt mỏi buồn nôn

Cảm giác đau đầu khó chịu là biểu hiện ban đầu của người mệt, buồn nôn

III - Nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi buồn nôn?

Theo chuyên gia, việc tìm ra yếu tố gây nên chứng mệt trong người buồn nôn sẽ giúp người bệnh tìm ra biện pháp điều trị phù hợp. Vậy nên cảm giác uể oải buồn nôn xảy ra bắt nguồn từ các nguyên nhân dưới đây:

1. Hội chứng mệt mỏi mạn tính

Hội chứng mệt mỏi mạn tính là nhân tố chính gây ra cảm giác mệt mỏi, cản trở hoạt động của dạ dày khiến bạn muốn đẩy thức ăn ra ngoài.

Hội chứng mệt mỏi mạn tính thường có tính chất tái đi tái lại, kéo dài (kể cả khi bạn đã nghỉ ngơi) gây ra không ít ảnh hưởng đến sức khỏe như: Suy nhược thần kinh hoặc suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ trầm cảm, giảm sự tập trung, suy giảm sức đề kháng…

Ngoài triệu chứng người mệt mỏi buồn nôn thì còn xuất hiện dấu hiệu: nhức mỏi xương khớp, rối loạn giấc ngủ, đột ngột tăng cân hoặc giảm cân, khó thở, hay bị chóng mặt…

2. Mắc bệnh lý đường tiêu hóa

Khi cơ thể mắc chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa sẽ phát sinh cảm giác buồn nôn mệt mỏi. Một số bệnh tiêu hóa gây ra triệu chứng uể oải buồn nôn bao gồm:

  • Trào ngược dạ dày: Axit dịch vị cùng với thức ăn có thể bị đẩy ngược lên thực quản hoặc khoang miệng khiến cho người bệnh cảm thấy mệt buồn nôn. Trào ngược dạ dày nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí là tăng nguy cơ viêm loét thực quản, suy dinh dưỡng.
  • Loét dạ dày: Khi mắc bệnh lý viêm loét dạ dày xuất hiện cảm giác buồn nôn khi thức ăn tiếp xúc với ổ loét trên niêm mạc dạ dày tạo nên kích ứng lớn.
  • Viêm ruột thừa: Buồn nôn, người uể oải là dấu hiệu điển hình khi mắc chứng viêm ruột thừa. Ngoài cảm giác mệt mỏi thì người bệnh còn đau bụng nghiêm trọng và cần được cấp cứu kịp thời để không nguy hiểm tới tính mạng.
mệt mỏi buồn nôn là bệnh gì

Người mệt, buồn nôn do mắc chứng viêm ruột thừa

3. Bệnh liên quan đến hệ thần kinh

Các bệnh lý liên quan đến thần kinh cũng là “thủ phạm” tạo nên cảm giác mệt mỏi buồn nôn ở người bệnh:

  • Chứng đau nửa đầu: Đau nửa đầu có thể làm suy giảm sức khỏe tạo nên chứng mệt trong người buồn nôn.
  • Động kinh: Người bệnh động kinh có thể gặp phải triệu chứng mệt mỏi, người co giật từ đó có thể dẫn tới chấn thương trong sinh hoạt hoặc trong lao động.
  • Chấn thương sọ não: được nhận định nguy hiểm vì ảnh hưởng đến nhiều vùng chức năng của não bộ làm cơ thể suy yếu, nôn mửa hoặc buồn nôn.
  • U não: Khối u não có thể chèn ép vào nhiều mạch máu, thần kinh, trong đó có dây thần kinh phế vị điều khiển hoạt động của dạ dày và ruột. Việc này khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, gia tăng cảm giác buồn nôn mệt mỏi ở người bệnh.

4. Căng thẳng kéo dài

Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức sẽ gây nên hệ lụy xấu đến thể chất và tinh thần. Lúc này cơ thể bị ngưng trệ dòng máu tuần hoàn đến não, giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng đưa tới não. Ngoài ra, người căng thẳng kéo dài còn có biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, lúc nhớ lúc quên, đầy bụng khó tiêu…

5. Cơ thể bị nhiễm trùng

Khi cơ thể bị các loại vi khuẩn, virus tấn công sẽ tạo nên phản ứng người mệt mỏi buồn nôn làm tổn hại lớn tới sức khỏe và nếp sinh hoạt:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Helicobacter pylori, Chlamydia, Escherichia coli…
  • Nhiễm trùng do virus: Epstein-Barr, virus viêm gan, vi rút Polio gây bệnh bại liệt, vi rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết…
  • Nhiễm trùng do ký sinh trùng: Nhiễm giun móc…

Các bệnh lý đó gây tổn thương hệ tiêu hóa, tạo cảm giác buồn nôn đồng thời làm suy giảm hệ miễn dịch làm cho người bệnh mệt mỏi.

mệt mỏi khó chịu buồn nôn

Cơ thể bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn dễ có cảm giác nôn, mệt mỏi

6. Người thay đổi nội tiết tố

Người mệt mỏi buồn nôn có thể xảy ra do rối loạn nội tiết tố do cơ thể xuất hiện các biến đổi về mặt chuyển hóa, chức năng của nhiều bộ phận và cơ quan. Vấn đề bất thường từ sức khỏe tạo cảm giác mệt trong người buồn nôn như: bệnh cường giáp, suy giáp, bệnh lý Addison hoặc tăng canxi huyết…

7. Dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu khoa học

Dinh dưỡng và sinh hoạt không đúng cách là tác nhân làm cản trở đến cơ quan tiêu hóa và sức khỏe chung. Vậy nên các yếu tố về ăn uống, nghỉ ngơi dưới đây sẽ khiến người buồn nôn mệt mỏi:

  • Sử dụng rượu quá mức: Cơ thể tiếp nhận nhiều cồn, chất kích thích sẽ gây ức chế hệ thần kinh mạnh mẽ, tăng cảm giác mệt mỏi. Không chỉ có vậy, uống rượu nhiều còn tăng cảm giác buồn nôn hoặc nôn do rối loạn tiêu hóa.
  • Uống nhiều cà phê: Nếu chỉ uống một lượng cà phê vừa phải thì điều này là có lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên việc uống nhiều hoặc là “nghiện” cà phê sẽ khiến toàn bộ cơ thể lờ đờ, không tỉnh táo để làm việc.
  • Ngủ không đầy đủ: Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong tái tạo năng lượng nên khi thiếu ngủ hoặc hay thức đêm sẽ cạn kiệt năng lượng và tác động xấu đến đường tiêu hóa.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn các loại đồ ăn, thức uống không đảm bảo vệ sinh, hoặc đồ ăn quá mặn, chứa nhiều đường hoặc chất béo… gây nên cảm giác người mệt mỏi buồn nôn. Ăn uống không đúng cách làm cho hệ tiêu hóa bị hư hại, tăng nguy cơ mắc bệnh lý về dạ dày.
tại sao mệt trong người buồn nôn

Ăn quá nhiều các thực phẩm chứa dầu mỡ tạo cảm giác buồn nôn

8. Tác dụng phụ của thuốc

Mệt trong người buồn nôn có thể xảy ra sau khi người bệnh sử dụng các loại thuốc. Chẳng hạn như amphetamine - thuộc nhóm kích thích thần kinh trung ương được sử dụng trong rối loạn tăng động giảm chú ý.

Khi nghi ngờ chứng mệt buồn nôn gây ra do thuốc thuốc thì người bệnh cần tạm dừng sử dụng thuốc. Đồng thời báo cáo với bác sĩ điều trị để kịp thời điều chỉnh hàm lượng sử dụng thuốc, hoặc thay đổi loại thuốc khác.

9. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu thường có biểu hiện mệt mỏi khó chịu buồn nôn. Đây là phản ứng ốm nghén ở bà bầu do sự thay đổi hormone trong giai đoạn đầu mang thai. Việc này làm cản trở đến chuyện ăn uống, vị giác bị thay đổi đồng thời xuất hiện phản ứng buồn nôn mệt mỏi.

10. Một số lý do khác

Ngoài các nhân tố kể trên thì người mệt mỏi buồn nôn còn liên quan đến các yếu tố như sau:

  • Bệnh xơ gan: Xơ gan ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, làm cho người bệnh thấy buồn nôn, uể oải. Bệnh xơ gan diễn biến theo chiều hướng tiêu cực như suy gan hoặc ung thư gan do không chữa trị đúng cách.
  • Bệnh thận: Các bệnh lý về thận gây ra nhiều “xáo trộn” hoạt động chuyển hóa và loại bỏ chất độc ra ngoài cơ thể. Khi hoạt động chuyển hóa giảm sút khiến cơ thể khó thu nhận dưỡng chất, suy kiệt sức khỏe và mệt mỏi kéo dài.
  • Say nắng: Nếu đi dưới trời nắng gắt với mức nhiệt cao có thể gây ra hiện tượng say nắng. Người say nắng có cảm giác mệt, buồn nôn hoặc nôn thốc. Lúc này cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh thân nhiệt để sức khỏe người bệnh nhanh phục hồi.
  • Tăng huyết áp: Do áp lực máu lên thành mạch tăng cao có thể làm cho sức khỏe của người bệnh huyết áp cao suy giảm. Người bệnh còn xuất hiện trạng thái như: người nóng bừng, đau tức ngực.
nguyên nhân cơ thể mệt mỏi buồn nôn

Đối tượng bị say nắng sẽ xuất hiện phản ứng mệt mỏi, nôn thốc 

IV - Người bị mệt mỏi buồn nôn có đáng lo ngại không?

Người mệt buồn nôn không quá nguy hiểm nhưng là biểu hiện ban đầu cảnh báo đến người bệnh các vấn đề sức khỏe. Vì vậy, khi có các biểu hiện này thì bạn nên theo dõi sức khỏe và khám bệnh sớm để nhanh chóng khắc phục.

Trong trường hợp nguy hiểm, buồn nôn mệt mỏi đi kèm với một số dấu hiệu dưới đây thì cần cấp cứu kịp thời:

  • Đau đầu, đau tức ngực.
  • Mất ý thức hoặc nhầm lẫn kéo dài.
  • Sốt cao, nôn nhiều lần trong ngày.
  • Khó thở, cử động mắt bất thường.
  • Tự gây hại cho bản thân.
  • Mắt vàng, da vàng.

V - Cơ thể mệt mỏi buồn nôn điều trị thế nào?

Khi phát hiện thấy người mệt buồn nôn thì người bệnh cần khẩn trương đi thăm khám tại các cơ sở y tế để tìm được nguyên nhân chính xác. Sau đó, dựa trên các nguyên nhân này, người bệnh sẽ được áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

1. Cải thiện hội chứng suy nhược cơ thể (mệt mỏi mạn tính)

Người mắc bệnh suy nhược cơ thể thường có biểu hiện buồn nôn mệt mỏi diễn ra đến vài năm khiến cơ thể rơi vào “suy kiệt”. Không chỉ mệt mỏi về thể chất mà tinh thần của người bệnh cũng giảm sút trầm trọng.

Thế nhưng, nhiều người suy nhược cơ thể đang trong tình cảnh “bất lực” khi đã dùng nhiều loại thuốc bổ, ban đầu thì có hiệu quả nhưng sau khi ngừng thuốc bệnh lại tái phát.

Đông Y thế hệ 2 đang là giải pháp cho hiệu quả cao nhất trong chữa trị suy nhược mệt mỏi. Đông Y thế hệ 2 tiêu biểu giúp xua tan mệt mỏi đó là Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương được sản xuất và phân phối bởi Dược phẩm Nhất Nhất.

Sản phẩm dùng cho người mệt mỏi buồn nôn kéo dài nhiều năm và không có dấu hiệu thuyên giảm. Viên uống là “bến đỗ” vững vàng cho người suy nhược đã chạy chữa khắp nơi mà không cải thiện được bệnh.

Không chỉ có vậy, Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương còn giúp bồi bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần giúp người bệnh “ăn được, ngủ khỏe” từ đó phục hồi sức khỏe tốt nhất.

Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương là “đứa con tinh thần” được các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia hàng đầu của Dược phẩm Nhất Nhất dày công nghiên cứu, thử nghiệm trong nhiều năm liền.

Sản phẩm bào chế trong cuốn Ngự Y Mật Phương - “báu vật” lưu giữ những giá trị tinh hoa hiệu nghiệm nhất trong chăm sóc sức khỏe cho Vua Chúa thời xưa. Viên uống với nguyên liệu 100% là các thảo dược tự nhiên nên cho hiệu quả bền vững, ngăn ngừa tái phát và an toàn với sức khỏe người bệnh.

thuốc chữa mệt mỏi mạn tính

Viên Suy nhược giúp thay đổi cơ địa ở người bệnh mệt mỏi mạn tính

2. Chế độ ăn uống và lối sống

Thực hiện thói quen tốt trong sinh hoạt và ăn uống có thể giúp cho người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe, giảm bớt cảm giác mệt mỏi buồn nôn. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia hoặc các chất kích thích, từ bỏ hút thuốc lá.
  • Ngủ đủ giấc từ 6 - 8 giờ mỗi ngày để cơ thể phục hồi năng lượng, ổn định thể chất và tinh thần.
  • Uống đủ nước hàng ngày, ít nhất khoảng 1.5 lít nước để thúc đẩy chu trình chuyển hóa trong cơ thể.
  • Tích cực rèn luyện thể dục, vận động hàng ngày nhằm ổn định sức khỏe toàn diện.

3. Hạn chế căng thẳng, lo lắng quá mức

Có nhiều người mệt mỏi buồn nôn bắt nguồn từ tâm lý căng thẳng, suy nghĩ lo lắng nhiều. Khi đó cơ thể sản sinh nhiều loại hormone làm tổn hại đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng quát dẫn đến chứng uể oải, nôn hoặc buồn nôn.

Để kiểm soát stress bạn cần sắp xếp thời gian ngủ nghỉ, làm việc hợp lý, tránh để công việc chiếm hết thời gian trong ngày của bạn. Ngoài ra, bạn kết hợp nghe nhạc hoặc đọc sách báo, giảm thiểu thời gian sử dụng thiết bị điện tử (điện thoại di động, máy tính).

cách chữa người mệt mỏi buồn nôn

Xua tan căng thẳng, ổn định tinh thần để tránh mệt mỏi

4. Điều trị các bệnh lý về tiêu hóa

Người mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa thì cảm giác buồn nôn mệt mỏi sẽ xuất hiện liên tục. Vậy nên tìm cách khắc phục bệnh đường tiêu hóa sẽ giúp mọi người nâng cao thể trạng, ổn định tinh thần nhanh chóng. Vì vậy, bạn hãy tham khảo cách chữa bệnh tiêu hóa dưới đây:

  • Không ăn dồn dập trong cùng 1 thời điểm mà nên tách nhỏ thành các bữa ăn trong ngày.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu, không chứa chất kích thích để không tổn hại lớp niêm mạc.
  • Ăn chín, uống sôi, đảm bảo sạch sẽ trong lúc chế biến đồ ăn.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh lý theo đúng chỉ định của bác sĩ.

5. Chữa trị các vấn đề liên quan đến thần kinh và não bộ

Các bệnh lý về thần kinh, não bộ như khối u, hoặc căng thẳng kích động thần kinh… là yếu tố dẫn đến mệt trong người buồn nôn.

Lúc này, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị đúng cách theo sự chỉ định của bác sĩ. Việc này giúp ngăn chặn tiến triển bệnh, giảm nhanh dấu hiệu bệnh và loại bỏ các biến chứng nguy hiểm.

6. Giảm mệt mỏi buồn nôn cho phụ nữ mang thai

Người mệt buồn nôn là trạng thái điển hình ở những bà bầu bị ốm nghén. Mặc dù biểu hiện nghén có thể thuyên giảm vào giai đoạn giữa và cuối thai kỳ nhưng khi nghén nặng mẹ nên nghỉ ngơi. Ngoài ra, các mẹ bầu cần điều chỉnh các món ăn hàng ngày đủ chất, mùi vị thanh đạm để không gây cảm giác buồn nôn.

cách giảm mệt mỏi buồn nôn

Ổn định tinh thần cho mẹ bầu để nhanh chóng cải thiện sức khỏe

VI - Mẹo phòng tránh hiện tượng buồn nôn mệt mỏi

Hiện tượng người mệt buồn nôn không chỉ tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe mà còn khiến năng suất lao động, chất lượng cuộc sống giảm sút. Vậy nên người bệnh nên thực hiện một số mẹo nhỏ dưới đây để phòng ngừa chứng mệt buồn nôn kéo dài:

1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và duy trì nội tiết tố ổn định để ngừa cơ thể mệt mỏi buồn nôn. Bạn nên thử áp dụng một số biện pháp về dinh dưỡng như sau:

  • Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu sắt: Sắt là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu, cải thiện thiếu máu do thiếu sắt, bồi bổ khí huyết. Một số nhóm thực phẩm giàu sắt mà bạn cần biết bao gồm: Ổi, rau cải bó xôi, đậu phụ…
  • Gừng: Loại nguyên liệu này có thể giúp bạn giảm nhanh trạng thái mệt mỏi, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện chức năng tiêu hóa và đỡ cảm thấy buồn nôn. Bạn nên dùng trà gừng hoặc cho gừng vào các món ăn hàng ngày để chế biến.
  • Trái cây mọng nước: Người mệt mỏi buồn nôn do rối loạn tiêu hóa có thể làm cho cơ thể bị mất nước. Lúc này, cơ thể cần gia tăng nước cùng vitamin, dưỡng chất để ổn định chức năng đề kháng. Một số loại trái cây mọng nước mà bạn có thể tham khảo để tiêu thụ bao gồm: Cam, dưa hấu, táo, mận, dưa gang…

Tuy nhiên bạn nên loại bỏ những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe và cản trở điều trị bệnh lý gây ra buồn nôn mệt mỏi như: Món ăn nhiều dầu mỡ, hoặc chứa nhiều đường, muối, chứa chất kích thích…

phòng ngừa buồn nôn mệt mỏi

Ưu tiên sử dụng các loại hoa quả mọng nước để nâng cao sức khỏe

2. Chế độ sinh hoạt, làm việc

Để phòng ngừa mệt mỏi, nôn hoặc buồn nôn thì trong quá trình sinh hoạt và làm việc, bạn nên thử áp dụng ngay một số biện pháp như sau:

  • Ngủ đủ giấc, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nhưng cần tránh thức quá khuya.
  • Tránh lao động quá sức chịu đứng, loại bỏ cảm giác căng thẳng hoặc áp lực kéo dài.
  • Thường vận động thể thao, nhưng phải phù hợp với sức khỏe của bản thân, tránh tập luyện quá gắng sức càng gây mệt mỏi hơn.

Người mệt mỏi buồn nôn có thể chữa khỏi hoàn toàn khi phát hiện đúng nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp. Hy vọng bài viết này đã cho bạn góc nhìn chính xác về hiện tượng này để cải thiện đúng cách, tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Lên đầu trang
Loading