I. Giá trị dinh dưỡng của trứng
Trứng là một trong số ít những loại thực phẩm dù chỉ mang hình dáng nhỏ bé nhưng lại chứa hàm lượng dinh dưỡng "khủng". Theo số liệu từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100g trứng quả loại sống cung cấp các giá trị dinh dưỡng như sau:
- Lượng calo: 143 kcal
- Chất béo (lipid): 9,5g
- Protein: 12,6g
- Carbohydrate: 0,72g
- Đường: 0,37g
- Canxi: 56mg
- Sắt: 1,75
- Magie: 12mg
- Phốt pho: 198mg
- Kali: 138mg
- Natri: 142mg
- Kẽm: 1,29mg
- Nhiều thành phần hoạt chất khác: Vitamin nhóm B, Axit pantothetic...
Thành phần dinh dưỡng trong trứng mang lại lợi ích sức khỏe gì? Nhờ chứa đa dạng các thành phần dinh dưỡng thiết yếu, trứng rất tốt cho sức khỏe như:
- Chứa hàm lượng cao Choline: Hoạt chất này không chỉ hỗ trợ tạo nên màng tế bào, mà còn thúc đẩy sự hình thành phân tử tín hiệu bên trong não bộ.
- Chứa nhiều protein cung cấp axit amin như: cystein, tryptophan, arginin, methionin... có khả năng tăng cường lưu thông máu, tăng cường khối lượng của các khối cơ, cải thiện tâm trạng giảm căng thẳng, làm đẹp da, tăng cường chất lượng giấc ngủ, giúp xương chắc khỏe hơn...
- Thành phần hoạt chất chống oxy hóa mạnh: Trong lòng đỏ trứng có những hoạt chất chống oxy hóa hiệu quả như zeaxanthin, lutein… giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và phòng ngừa bệnh đục mờ thủy tinh thể.
Trứng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu, trứng có tới khoảng 60 chất dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên các dưỡng chất này tập trung chủ yếu ở lòng đỏ với khoảng 29,8 % hàm lượng chất béo, khoảng 13,6% là chất đạm và khoảng 1,6 % chất khoáng. Trái lại, lòng trắng trứng lại chứa chủ yếu là nước và chỉ có khoảng 10,3% là những thành phần như chất khoáng, đạm và một chút chất béo.
>>> XEM THÊM: Hạ mỡ máu bằng thảo dược: 9 thảo dược dân gian dễ tìm hiệu quả cao
II. Người bệnh máu nhiễm mỡ có ăn được trứng không?
Trứng giàu cholesterol nhưng không phải trứng chỉ chứa cholesterol xấu LDL mà còn chứa cả thành phần cholesterol tốt HDL. Bên cạnh đó, lượng cholesterol LDL trong trứng cũng thấp hơn nhiều so với các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa khác. Cholesterol của trứng được biết có thể giúp cơ thể thúc đẩy sản sinh các hormone nội tiết sinh dục như estrogen, testosterone cùng các vitamin khoáng chất cần thiết khác tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào, cũng như bảo vệ cho sức khỏe tim mạch… và rất nhiều lợi ích khác.
Người bệnh mỡ máu cao có thể ăn được trứng tuy nhiên do đã có sẵn tình trạng máu bị nhiễm mỡ, người bệnh nên ăn trứng với khẩu phần phù hợp. Lượng trứng dung nạp vào cơ thể cần đảm bảo được không làm tăng lượng cholesterol xấu LDL trong máu. Những người có sẵn lượng cholesterol cao trong máu, việc tiêu thụ trứng với liều lượng đúng mức còn có tác dụng tốt cho bệnh mỡ máu như:
- Trứng giàu omega-6, có chứa các chất béo không bão hòa đơn, lecithin... giúp hỗ trợ cân bằng cholesterol và chuyển hóa chất béo trung tính ở trong máu.
- Trứng có trong nhiều công thức chế độ ăn giảm cân nhờ giàu protein và chất xơ, giúp tạo cảm giác no, hỗ trợ giảm cân, kiểm soát cân nặng cũng như phòng ngừa nguy cơ thừa cân, béo phì - một trong những yếu tố nguy cơ cao tăng nặng máu nhiễm mỡ.
Bị mỡ máu cao có ăn được trứng không?
>>> XEM THÊM: Mỡ máu cao thì phải làm sao? Giảm bằng cách nào?
III. Bị mỡ máu cao nên ăn trứng như thế nào?
Ở người trưởng thành khỏe mạnh theo khuyến nghị có thể ăn 3 - 5 quả trứng mỗi tuần mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tuy nhiên thì đối với người bị mỡ máu cao thì lượng trứng tiêu thụ cần hạn chế hơn so với người khỏe mạnh bình thường. Cụ thể người bệnh mỡ máu cao có thể ăn 1 - 2 quả trứng mỗi tuần.
Đối với những trường hợp bị mỡ máu cao nặng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân chỉ nên ăn lòng trắng, vì lòng đỏ trứng chính là nơi tập hợp nhiều cholesterol hơn. Một số lưu ý khác về việc sử dụng trứng đối với người bệnh mỡ máu:
- Nên ưu tiên ăn trứng vào sáng và trưa, hạn chế ăn vào buổi tối. Sáng và trưa là thời điểm cơ thể hoạt động và cần nhiều năng lượng, ăn trứng vào thời điểm này giúp cơ thể hấp thu tốt dưỡng chất, đốt cháy năng lượng hiệu quả. Trong khi buổi tối là thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi, ít vận động, ăn trứng buổi tối dễ khiến cholesterol xấu trong trứng thâm nhập vào máu.
- Nên chế biến trứng kiểu luộc, hấp... thay vì chiên rán để giảm lượng dầu mỡ dung nạp vào cơ thể.
- Không nên kết hợp trứng với những thực phẩm giàu cholesterol hay chất béo bão hòa như xúc xích, phô mai, mỡ thịt… vì sẽ làm tăng lượng cholesterol tồn tại trong máu.
- Có thể ăn trứng kết hợp với những thực phẩm lành mạnh như thảo mộc, bánh mì nguyên hạt, ớt chuông… để bổ sung những dưỡng chất cần thiết, hạn chế sự dung nạp các chất béo dư thừa không tốt như loại chất béo chuyển hóa hoặc bão hòa.
Bên cạnh những lưu ý trong việc sử dụng trứng, người bệnh máu nhiễm mỡ cũng nên kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc, trái cây và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa hoặc cholesterol. Đồng thời, cũng nên theo dõi sức khỏe định kỳ, thường xuyên để có thể theo dõi được mức độ mỡ máu từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.
Song song với đó, người bị mỡ máu cũng cần chú ý tới trọng lượng và từng loại trứng sử dụng để có thể lựa chọn loại phù hợp. Lý do là bởi tính chất hay lượng cholesterol có chứa trong mỗi loại trứng sẽ khác nhau, cụ thể như:
- Những loại trứng có kích thước rất lớn như: Trứng ngỗng hay trứng đà điểu... thường chứa khoảng 256mg cholesterol/ quả.
- Loại trứng kích thước lớn như: Trứng vịt lộn hoặc trứng vịt… sẽ chứa khoảng 240 - 441mg cholesterol/ quả.
- Trứng có kích thước vừa phải như: Trứng gà sẽ có chứa khoảng 180 - 200mg cholesterol/ quả.
Hãy cân nhắc lựa chọn loại trứng phù hợp để bổ sung lượng cholesterol tiêu chuẩn mà cơ thể cần tiêu thụ mỗi ngày. Thông thường tổng lượng cholesterol cơ thể hấp thu hàng ngày từ chế độ ăn đối với người bị mỡ máu cao hoặc tiền sử trong gia định bị máu nhiễm mỡ cao nên nằm trong ngưỡng là 300mg, mức an toàn hơn nếu duy trì được ở 200mg cholesterol.
IV. Một số lưu ý về chế độ ăn giúp giảm mỡ máu
Với những ai bị mỡ máu cao, thì việc kiểm soát nồng độ cholesterol là đặc biệt quan trọng. Muốn vậy trong chế độ ăn của người bị máu nhiễm mỡ cần nhớ một số lưu ý sau:
- Điều chỉnh mức năng lượng cơ thể hấp thu hàng ngày: xuống dưới 1800kcal (có thể thay đổi theo thể trạng từng người). Đồng thời bạn cần hạn chế chất béo hấp thu xuống dưới 15% so với tổng năng lượng khẩu phần. Nên giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo trans. Ưu tiên dùng chất béo không bão hòa đơn và đa có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- Ăn nhiều rau: Người bị máu nhiễm mỡ cao nên ăn khoảng 500g rau mỗi ngày. Bạn cũng nên ăn thêm những chế phẩm cá, đậu tương… cung cấp cho cơ thể nhiều acid béo không no, omega 3 hiệu quả làm hạ mỡ máu.
- Ưu tiên dùng dầu thực vật: Khi chế biến các món ăn, bạn hãy ưu tiên dùng dầu thực vật, điển hình như dầu đậu nành, dầu vừng… thay vì mỡ động vật. Lượng dầu khuyến nghị sử dụng khoảng 15g mỗi ngày.
- Một số loại rau củ đặc biệt tốt cho người bị máu nhiễm mỡ: Mồng tơi, bí xanh, rau dền, rau muống, su hào, rau họ cải, dưa chuột, giá đỗ, các loại củ quả…
- Hạn chế dung nạp tinh bột: Nếu ăn cơm, các thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, gạo tẻ… thì bạn chỉ nên bổ sung dưới 300g mỗi ngày.
- Tránh đường và đồ ngọt: Nếu đã bị máu nhiễm mỡ, bạn nên tránh ăn đường mía, đồ ngọt như bánh kẹo, hạn chế những loại hoa quả ngọt…
- Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol: Nên hạn ché dùng những thực phẩm như dồi lợn, thịt mỡ, nội tạng động vật…
Hy vọng với những thông tin cung cấp trong bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc "người bệnh máu nhiễm mỡ có ăn được trứng không?". Để cải thiện được bệnh máu nhiễm mỡ bạn cũng đừng quên kiên trì áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh khoa học kèm tập luyện thể dục đều đặn nhé.