Sau mổ trĩ bị táo bón là do nguyên nhân gì? Cách xử lý ra sao?
Táo bón xảy ra sau khi thực hiện cắt mổ búi trĩ là tình trạng rất hay gặp ở nhiều người. Vậy nguyên nhân tình trạng này là gì và cách khắc phục tại nhà như nào? Hãy cùng đọc qua bài viết dưới đây.
I - Mổ trĩ (cắt trĩ) là gì?
Trĩ là bệnh thuộc đường tiêu hóa xảy ra do cơ địa. Những ai có cơ địa trĩ thì mạch máu vùng hậu môn dễ suy yếu từ đó phình giãn ra tạo thành búi trĩ. Nếu có các yếu tố tác động lên như thói quen sinh hoạt, tính chất công việc tác động búi trĩ càng dễ tạo thành.
Tình trạng bệnh trĩ ở giai đoạn đầu chưa ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang các giai đoạn tiếp theo, các búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài ngày to gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Thường khi trĩ ở cuối giai đoạn 3 và giai đoạn 4, khi mà búi trĩ sa xuống nhiều với kích thước lớn, khiến người bệnh đau đớn nhiều, nhiễm trùng hoặc khi các phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ búi trĩ.
Một số phương pháp cắt trĩ thường được sử dụng là:
- Chích xơ búi trĩ: Phương pháp này được thực hiện bằng cách một hóa chất vào búi trĩ. Chất này sẽ khiến búi trĩ bị xơ hóa từ đó teo và rụng dần sau một thời gian. Cách này ít gây đau và hạn chế được tình trạng chảy máu so với cắt cả búi trĩ.
- Thắt vòng búi trĩ: Búi trĩ sẽ được thắt chặt bằng 1 dây cao su để cắt đứt máu cung cấp cho búi trĩ, từ đó búi trĩ sẽ tự teo dần lại và rụng đi. Phương pháp này phải thực hiện nhiều lần mới mang lại hiệu quả. Ngoài ra khi búi trĩ rụng có thể xảy ra tình trạng chảy máu và gây đau.
- Cắt trĩ bằng PPH (Cắt trĩ bằng kim khâu): Phương pháp này cắt búi trĩ dưới sự hỗ trợ của máy PPH và chỉ được áp dụng đối với trường hợp trĩ nội.
- Cắt trĩ bằng phương pháp longo: Phương pháp này được thực hiện bằng cách cắt đứt nguồn máu nuôi búi trĩ bằng cách khâu lại tĩnh mạch xung quanh đó đồng thời khâu lại phần búi trĩ đã sa xuống.
II - Tại sao xuất hiện tình trạng táo bón sau khi mổ trĩ?
1. Do cơ địa
Cơ địa được hiểu là tính mẫn cảm của một cá nhân đối với bệnh tật và khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị của cá nhân đó so với những người khác.
Những người có cơ địa trĩ thì chức năng hệ tiêu hóa kém dẫn đến táo bón. Những người này cũng thường hay bị táo bón cả trước khi phẫu thuật. Cơ địa cũng là nguyên nhân chính gây ra trĩ vì những người này có hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn - trực tràng yếu khiến mạch máu bị giãn ra tạo thành các búi trĩ.
2. Cơ quanh hậu môn bị ảnh hưởng
Xung quanh hậu môn có 2 cơ vòng (cơ thắt trong hậu môn và cơ thắt ngoài hậu môn) làm nhiệm vụ kiểm soát quá trình đi đại tiện. Quá trình cắt trĩ sẽ có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ này gây ảnh hưởng đến quá trình đi đại tiện dẫn đến táo bón.
3. Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc gây mê được dùng trong quá trình phẫu thuật hoặc các thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc lợi tiểu được dùng sau khi phẫu thuật có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trong đó có táo bón.
4. Ít vận động sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật bạn cần một khoảng thời gian khá dài để hồi phục. Việc nằm nhiều trên giường bệnh và ít vận động kiến hệ tiêu hóa hoạt động kém khiến thức ăn chậm tiêu hóa dẫn đến táo bón.
Đọc thêm: Tư thế nằm tốt cho người bệnh trĩ
5. Do ăn uống thiếu chất xơ
Trước và sau khi phẫu thuật bạn sẽ phải kiêng nhiều nhiều loại thức ăn điều đó dẫn đến việc bổ sung thiếu chất xơ gây ra táo bón.
6. Do nỗi sợ đi đại tiện
Sau phẫu thuật các vết thương cần thời gian để hồi phục, vậy nên việc đi đại tiện lúc này gây đau đớn cho người bệnh. Tâm lý sợ đau, sợ vết mổ bị ảnh hưởng, sợ phân gây nhiễm trùng vết mổ khiến nhiều người bệnh chọn cách nhịn đi đại tiện. Khi nhịn đi đại tiện phân sẽ bị giữ lại ở trong đại tràng, thời gian dài phân sẽ bị hút hết nước khiến phân khô cứng gây táo bón.
III - Những biến chứng kèm với táo bón sau khi mổ trĩ
Ngoài triệu chứng táo bón, sau khi mổ trĩ người bệnh đôi khi còn gặp phải những biến chứng khó lường khác, chẳng hạn:
1. Nhiễm trùng hậu môn
Đây là biến chứng rất hay gặp sau khi thực hiện phẫu thuật cắt búi trĩ. Do búi trĩ nằm ở ngay hậu môn nên phân dễ tiếp xúc với vết mổ gây ra nhiễm trùng. Ngoài ra, việc vệ sinh không đúng cách sau khi phẫu thuật cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm.
2. Chảy máu không thuyên giảm
Có thể trong quá trình phẫu thuật các vết khâu không được xử lý tốt, hoặc không cầm máu tốt dẫn đến chảy máu sau khi phẫu thuật.
3. Rò, hẹp hoặc nứt hậu môn
Do vết sẹo cắt trĩ để lại khiến ống hậu môn hẹp, điều đó khiến quá trình đại tiện trở nên khó khăn, gây đau đớn hoặc thậm chí nứt hậu môn. Một số trường hợp nặng phải tiến hành nong hậu môn mới có thể đi đại tiện được.
4. Sa niêm mạc hậu môn
Thường xảy ra với những trường hợp nặng, búi trĩ kích thước to, sa xuống nhiều. Vậy nên quá trình phẫu thuật không thể xử lý được hết phần niêm mạc bị sa xuống. Ngoài ra, một số phương pháp phẫu thuật phải kéo phần niêm mạc từ bên trong hậu môn ra ngoài để khâu với lại với da dẫn đến lộ niêm mạc hậu môn.
Khi niêm mạc bị lộ hoặc sa ra ngoài khiến bệnh nhân khó chịu và hay bị chảy dịch ở hậu môn khiến đũng quần bị ướt.
5. Đi ngoài không tự chủ
Các cơ vòng ở hậu môn có thể bị ảnh hưởng do quá trình phẫu thuật hoặc do nong hậu môn dẫn khiến người bệnh không thể kiểm soát được quá trình đại tiện dẫn đến phân bị són ra ngoài.
6. Tái phát bệnh trĩ
Trĩ là căn căn bệnh có tỷ lệ tái phát khá cao. Nhiều trường hợp sau khi phẫu thuật chỉ được vài tháng, cũng có thể là vài năm các búi trĩ đã mọc trở lại.
Vì trĩ hình thành là do cơ địa của từng người. Người có cơ địa dễ bị trĩ thì thành tĩnh mạch ở hậu môn bị yếu từ đó giãn ra tạo thành búi trĩ. Phẫu thuật trĩ chỉ giúp cắt đi búi trĩ mà không giúp tăng sức bền cho mạch máu, nên sau đó các mạch máu vẫn có thể giãn ra và bị trĩ trở lại. Đặc biệt nếu có thêm yếu tố tác động như: Bị táo bón, do tính chất công việc hoặc chế độ sinh hoạt…búi trĩ sẽ càng trở lại nhanh chóng.
IV - Cách khắc phục tình trạng táo bón, khó đại tiện sau mổ trĩ
1. Dùng thuốc nhuận tràng, lợi khuẩn
Sau khi thay đổi lối sống và chế độ ăn uống không có hiệu quả bạn có thể tham khảo bác sĩ dùng những loại thuốc sau để khắc phục tình trạng táo bón.
- Thuốc nhuận tràng: Giúp giảm táo bón tạm thời nhờ tác dụng tăng cường nhu động ruột cùng với đó là tăng khối lượng phân của người bệnh. Tuy nhiên không nên lạm dụng dùng thường xuyên vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bao gồm cả táo bón mạn tính.
- Bổ sung men vi sinh: Men vi sinh chứa nhiều lợi khuẩn không chỉ giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột mà còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng tần suất thải phân hỗ trợ giảm táo bón hiệu quả.
Ngoài tình trạng táo bón, một vấn đề mà nhiều người sau mổ trĩ rất hay gặp phải là trĩ tái lại. Tỉ lệ trĩ tái phát sau phẫu thuật khá cao, có thể vài tháng hoặc vài năm búi trĩ mọc trở lại, có trường hợp trĩ tái phát còn nặng hơn lần đầu bị.
Một sản phẩm Đông y thế hệ 2 giúp bạn cải thiện được 2 vấn đề cho người bệnh sau mổ trĩ: Vừa khắc phục tình trạng táo bón vừa ngăn ngừa trĩ tái phát nhờ tác động vào cơ địa từ đó giúp thành mạch máu bền vững.
Viên trĩ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 giúp giảm táo bón sau 2-3 ngày sử dụng đồng thời thay đổi cơ địa sau 1 liệu trình từ đó hạn chế tối đa trĩ tái phát.
2. Chế độ vệ sinh phù hợp sau phẫu thuật
- Vệ sinh hậu môn đúng cách: Cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện. Bạn nên rửa bằng nước ấm hoặc lau bằng khăn mềm và rửa nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh gây ảnh hưởng đến vết mổ.
- Không cố rặn: Cố rặn chỉ khiến vết khâu có nguy cơ cao bị nứt ra gây đau và chảy máu.
- Không ngồi quá lâu: Không mang điện thoại hoặc sách báo vào nhà vệ sinh đọc. Điều này khiến việc đi vệ sinh tốn nhiều thời gian hơn làm tăng áp lực lên hậu môn và gây ảnh hưởng đến vết mổ.
3. Áp dụng chế độ ăn sau mổ trĩ
- Uống nhiều nước: Nước đóng rất nhiều vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa như giúp tiêu hóa thức ăn, làm mềm phân nhờ đó hạn chế táo bón. Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
- Bổ sung chất xơ: Nếu muốn ngăn ngừa táo bón xảy ra, chất xơ là thứ không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều rau củ quả tươi, chất xơ cũng có nhiều trong khoai lang, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
- Hạn chế cafein và chất kích thích: Cafein (có trong trà, cà phê, socola) và rượu bia sẽ làm phân bị khô cứng do có khả năng hút nước. Do đó cần tránh các loại chất này để không bị táo bón.
- Thực phẩm nên kiêng: Ngoài ra bạn cũng nên kiêng một số thực phẩm có thể gây ra táo bón như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ hộp, thịt đỏ, quả hồng…
Xem thêm: Bị trĩ có cần kiêng rau muống không?
4. Vận động, thể dục nhẹ nhàng
Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng sau khi được bác sĩ cho phép để thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu chỉ nằm một chỗ mà không vận động sẽ làm giảm năng lưu thông máu và giảm hoạt động nhu động ruột. Vì vậy vẫn động là điều rất quan trọng để phòng ngừa táo bón xảy ra.
Trên đây là những nguyên nhân mổ trĩ xong bị táo bón và cách khắc phục tại nhà. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn phần nào khắc phục được tình trạng táo bón sau khi mổ trĩ.
