Mùa đông bị mẩn ngứa khắp người: 5 Nguyên nhân & Cách xử lý

2023-10-17 09:34:09

Ngứa ngáy khắp cả người là tình trạng khá nhiều người mắc phải vào mùa đông, nhất ở miền Bắc Việt Nam - Nơi có thời tiết khô lạnh, độ ẩm thấp. Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm ra nguyên nhân cũng như phương pháp xử lý hiệu quả cho trường hợp này nhé.

I - Mẩn ngứa khắp người vào mùa lạnh là tình trạng gì?

Mẩn ngứa vào mùa đông là một loại viêm da kích ứng do thời tiết lạnh và một vài yếu tố khác. Da khô, bong tróc, đỏ, ngứa, xuất hiện vảy khi vào mùa, thậm chí còn xuất hiện vết nứt nhỏ và có thể chảy máu. 

Mẩn ngứa vào mùa đông không nguy hiểm, bạn có thể hạn chế bằng cách tăng cường độ ẩm cho làn da: kem dưỡng, máy phun sương…

II - Tại sao mùa đông lại hay bị ngứa khắp người?

1. Khô da

Khô da gặp phải khi tình trạng điều tiết tuyến mồ hôi của cơ thể gặp vấn đề, khả năng tiết dầu kém nên da bị khô. Ở điều kiện bình thường, da sẽ tiết ra các loại chất hữu cơ cùng với mồ hôi. Các loại chất hữu cơ này giúp da luôn có độ ẩm, bóng nhờn nhất định, đàn hồi tốt để chống lại sự tấn công của vi khuẩn, nấm, tác nhân bên ngoài…

Khi vào mùa đông, độ ẩm thấp, da ít tiết mồ hôi và các chất hữu cơ khiến da khô, dễ bị tổn thương, xuất hiện mẩn ngứa.

Khô da gây ngứa ngáy vào mùa đông

Khô da gây ngứa rát vào mùa đông, nhất là những ngày giá rét

2. Do cơ địa dị ứng thời tiết lạnh

Dễ nhận thấy ở những người có cơ địa yếu, dễ bị dị ứng sẽ thường xuyên gặp cảnh nổi mẩn ngứa vào mùa đông hoặc những ngày trời lạnh hơn những người khác.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay tại nhà

3. Tắm nước nóng hoặc tắm quá nhiều

Trên da luôn có độ ẩm nhất định, nhưng khi vào mùa đông phần nhiều có sự thiếu hụt khiến da hơi khô nhẹ. Đồng thời, nước nóng khiến độ ẩm trên da bốc hơi nhanh hơn. Các sản phẩm làm sạch da cũng chứa kiềm cao, nên tắm quá nhiều có thể khiến da mất đi cơ chế tiết độ ẩm tự nhiên.

Mùa đông bị ngứa do tắm quá nhiều hoặc tắm nước quá nóng

Tắm nước quá nóng, tắm quá lâu khiến da bị mất độ ẩm tự nhiên

4. Cơ thể thiếu nước

Vào mùa đông, hầu hết mọi người sẽ lười uống nước hơn. Chính điều này vô hình chung khiến cơ thể thiếu hụt lượng lớn nước, quá trình tăng cường độ ẩm trên da cũng suy giảm đáng kể. Các chuyên gia da liễu cũng khuyên rằng, mùa đông chính là mùa cần tăng cường uống nước hơn bao giờ hết, kể cả khi bạn không khát. 

5. Ngồi máy sưởi hoặc bếp lửa quá lâu

Máy sưởi cũng là nguyên nhân khiến da mất nước và xuất hiện tình trạng ngứa. Ngoài ra, vào mùa đông chúng ta thường có thói quen ngồi sưởi quanh bếp lửa. Điều này vô tình gây nóng rát da, khô da sinh ra cảm giác ngứa rát khó chịu.

Ngồi bếp lửa quá lâu gây ngứa vào mùa đông

Nhiệt độ từ máy sưởi, bếp lửa làm da bị ngứa

III - Đối tượng dễ bị ngứa da vào mùa đông

Ngoài những người mắc bệnh về da như viêm da cơ địa, lupú ban đỏ, mụn nhọt, vảy nến… thì các đối tượng sau có nguy cơ dễ bị mẩn ngứa: 

  • Trẻ em, thanh thiếu niên. 
  • Người bị viêm phổi, nhiễm virus…
  • Các bệnh mạn tính như viêm gan, viêm khớp dạng thấp, phổ…
  • Di truyền. 

Bên cạnh đó, khi chúng ta già đi, cấu trúc collagen suy giảm, làn da trở nên mỏng và dễ khô hơn. Điều này khiến cho người cao tuổi cũng nằm trong nguy cơ bị khô da và dễ xuất hiện kích ứng vào mùa đông.

Tìm hiểu thêm: Ngứa lòng bàn tay là bệnh gì?

IV - Mẩn ngứa khắp người vào mùa đông có phải hiện tượng nguy hiểm?

Mẩn ngứa vào mùa đông thường không kèm theo nguy hiểm và có thể tự biến mất chỉ sau một thời gian ngắn. Bản chất của tình trạng này là 1 loại dị ứng, phản ứng nổi mẩn ngứa cũng là 1 cách thức tự vệ tự nhiên của cơ thể. 

Tuy nhiên trong một số trường hợp bị ngứa nặng có thể xuất hiện tình trạng khó thở, suy hô hấp và sốc phản vệ. Vì vậy bạn cần đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng sau: Khó thở, sưng lưỡi và cổ họng, tim đập nhanh, hạ huyết áp, ngất xỉu…

V - Cách trị và phòng ngừa ngứa da vào mùa đông hiệu quả

1. Dưỡng ẩm cho da

Đây chính là cách tốt nhất để vừa điều trị vừa ngăn ngừa mẩn ngứa vào mùa đông. Việc bổ sung kem dưỡng phần nào ngăn được tình trạng da khô, bốc hơi độ ẩm trên da. Đối với ai có làn da nhạy cảm, nên lựa chọn các loại kem không hương liệu để hạn chế kích ứng không đáng có. Bên cạnh đó, hãy mang theo bên mình một tuýp dưỡng da nhỏ để giúp làn da luôn mịn màng bạn nhé.

Dưỡng ẩm cho da để tránh bị ngứa

Dưỡng ẩm cho da là điều rất cần thiết

2. Bổ sung thực phẩm tốt cho da

Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, omega - 3 là cách tốt nhất bổ sung độ ẩm từ bên trong cơ thể. Các loại vi chất thiết yếu không chỉ giúp tăng đề kháng trên da, chống lại mầm bệnh tấn công mà còn duy trì độ ẩm trên da, khắc phục ít nhiều tình trạng nứt nẻ thô ráp. 

3. Thoa tinh dầu

Một số loại dầu tự nhiên có thể giúp làm dịu làn da đang mất nước, giảm đi tình trạng kích ứng như: 

  • Dầu dừa: Tăng chức năng hàng rào bảo vệ da, đẩy nhanh quá trình hồi phục. 
  • Dầu cây rum: Chống viêm, giảm kích ứng. 
  • Dầu bơ: Cải thiện tình trạng khô da và mẩn cảm trên da.

Phòng tránh ngứa vào mùa đông bằng cách thoa tinh dầu

Thoa một lớp tinh dầu vào vùng da hay bị khô để hạn chế ngứa ngáy

4. Vệ sinh cho da thường xuyên

Vệ sinh da sạch sẽ cũng là một cách hạn chế tối đa kích ứng có thể xảy ra trên da. Một ngày bạn tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn từ môi trường, nếu không được làm sạch da rất dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn. Khi bị khô, các tác nhân này càng dễ xâm nhập vào da gây kích ứng, mẩn ngứa. 

5. Tránh để da tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh

Các thành phần tẩy rửa mạnh có trong sữa tắm, xà phòng khiến da nhanh mất nước hơn, dễ thô ráp và trở nên nhạy cảm. Bạn cần tránh các sản phẩm tạo bọt, chứa hương liệu, cồn, màu nhuộm…

Hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa

Hạn chế để da tiếp xúc với các chất tẩy rửa

6. Giữ ấm chân tay

Chân và tay là những bộ phận thường xuyên tiếp xúc với nền nhiệt thấp vào mùa đông. Nếu chẳng may để các bộ phận này tiếp xúc với nhiệt độ thấp trong thời gian dài có thể kéo nền nhiệt cơ thể xuống theo. Điều này tăng nguy cơ gây ra cước ở tay chân, cũng như gây kích thích các dây thần kinh tạo cảm giác ngứa. Vậy nên cần giữ ấm chân tay bằng tất ấm, giày dép, găng tay,…

Xem thêm: Ngứa bày tay bàn chân về đêm là bệnh gì?

7. Áp dụng lối sống lành mạnh

  • Thể dục hằng ngày để giúp khí huyết lưu thông, da được bổ sung dưỡng chất tốt hơn.
  • Tránh hút thuốc, uống bia rượu cũng như các chất kích thích.

8. Tránh tác nhân kích thích dị ứng

  • Tránh ở nơi có độ ẩm thấp: Vì độ ẩm thấp làm làn da dễ mất nước và trở nên khô hơn rất nhiều khi bạn ở trong môi trường có độ ẩm thấp. Tình trạng kích ứng, bong tróc, mẩn ngứa cũng xuất hiện nhanh và lâu khỏi hơn. 
  • Tránh mặc quần áo quá chật hoặc chất liệu gây kích ứng da: Trang phục bó sát khiến làn da thường xuyên bị tác động gây ra cảm giác ngứa ngáy, vậy nên bạn cần tránh các đồ quá bó, quá chật. Thay vào đó nên mặc các đồ thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo khả năng giữ ấm cho cơ thể. 
  • Tránh thực phẩm dị ứng: Hải sản, thực phẩm lên men như cà muối, dưa chua… đều là các thực phẩm có tính dị ứng cao, cần được kiểm soát trong chế độ ăn của bạn. 

Để thực sự giải quyết được tình trạng mùa đông bị mẩn ngứa, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu để được kiểm tra và có phác đồ điều trị đúng đắn. Bởi đây cũng được coi là dạng dị ứng mạn tính, rất khó để điều trị, đặc biệt là để xuất hiện trong thời gian dài. 

Lên đầu trang
Loading