I - Những điều cần biết về nám da mặt vùng má
Nám da mặt vùng má là tình trạng khu vực gò má xuất hiện các đốm nâu hoặc mảng nám, tình trạng này có thể xuất hiện ở một hoặc là cả hai bên má. Màu sắc của nám trên má thường là màu nâu nhạt, sạm màu hơn so với các vùng da lân cận. Ban đầu nám tại vùng gò má có thể là dạng nhẹ nhưng màu có thể đậm tăng dần theo thời gian nếu như không được khắc phục và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ.
Theo nhiều thống kế cho thấy, những đối tượng có nguy cơ cao bị nám vùng da gò má bao gồm:
- Người trưởng thành từ 35 tuổi trở lên, đặc biệt là phụ nữ.
- Phụ nữ sau sinh, trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Người có làn da yếu và mỏng.
- Người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi hoặc các loại hóa mỹ phẩm.
- Người có da sẫm màu hoặc từng có người trong gia đình bị nám.
II - Những nguyên nhân gây nám da mặt vùng má
1. Ảnh hưởng từ tia UV trong ánh nắng mặt trời
Nám gò má có thể xuất phát từ những tác động của các yếu tố từ bên ngoài, đó có thể là ánh nắng mặt trời, hóa chất trong mỹ phẩm, bụi bẩn hoặc ánh sáng từ các đèn led, thiết bị điện tử. Trong khoảng thời gian mới bị tác động, da có thể bị ửng đỏ, kích ứng rồi xỉn màu theo thời gian, gây ra tình trạng rám má, sạm da, nổi đốm nâu ở gò má.
Các yếu tố trên có thể tác động đến cấu trúc da, kích thích tăng cường sản xuất sắc tố da melanin và gây ra nám gò má, hoặc nám ở nhiều vùng khác trên gương mặt.
2. Rối loạn nội tiết tố
Một trong những tác nhân hàng đầu khiến da mặt vùng má bị nám phải kể đến đó là rối loạn, mất cân bằng nội tiết tố. Tình trạng này có thể khiến melanin bị sản sinh quá mức, làm cho hiện tượng nám sạm bùng phát mạnh mẽ trên da.
Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố gây nám thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là các bạn nữ đang trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ sau sinh hoặc mãn kinh.
3. Di truyền
Một số nghiên cứu cho thấy rằng, nám gò má có thể do di truyền từ những thế hệ trước. Nếu bạn có ông bà, bố mẹ cũng bị nám gò má thì nguy cơ gặp phải tình trạng này thường cao hơn so với người bình thường.
Tìm hiểu thêm: Nám có di truyền không?
4. Căng thẳng kéo dài
Chính xác thì căng thẳng kéo dài không phải nguyên nhân gây ra nám sạm da, tuy nhiên đây lại là yếu tố khiến cho nám phát sinh mạnh hơn. Lý do là bởi căng thẳng làm cho cơ thể sản xuất nhiều hormone cortisol, khiến hormone bị mất cân bằng, kích hoạt quá trình sản sinh sắc tố da melanin gây nám vùng gò má.
5. Chức năng gan thận hoạt động kém
Chức năng gan thận kém có thể là nguyên nhân gây ra nám gò má. Cụ thể là khi suy giảm chức năng gan thận có thể làm giảm khả năng thải độc của cơ thể, khiến cho chất độc tích tụ dưới da và nhiều bộ phận khác. Bên cạnh đó, khi thận hoạt động kém thì cũng dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành nám da hoặc các vấn đề khác của da (mụn nhọt).
III - Phân loại nám da vùng gò má
Dựa vào mức độ nám, nguyên nhân hình thành mà có thể chia nám da vùng má thành nhiều dạng khác nhau. Cụ thể là có 3 loại:
- Nám mảng: Hay còn gọi là nám nông, nghĩa là các sắc tố melanin tập trung nhiều trên tế bào biểu bì (lớp ngoài cùng) của da. Nguyên nhân gây nám mảng là do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, ô nhiễm môi trường. Màu sắc của nám mảng thường là màu nâu sẫm.
- Nám chân sâu: Các sắc tố da hình thành nhiều ở vùng trung bì hoặc hạ bì, điều này làm cho quá trình điều trị có nhiều trở ngại. Nám chân sâu được hình thành do rối loạn nội tiết tố, hoặc di truyền. Màu sắc của nám chân sâu thường là màu xanh xám, nhạt màu hơn so với nám mảng.
- Nám hỗn hợp: Đây là dạng nám kết hợp giữa nám mảng và nám chân sâu, tức là có thể xuất hiện các vùng sắc tố nhạt màu xen kẽ với vùng đậm màu trên má. Đây là loại nám khó điều trị nhất, mất nhiều thời gian để khắc phục.
IV - Những cách trị nám da mặt vùng má hiệu quả, phổ biến
1. Trị nám da mặt vùng má bằng thuốc
Điều trị nám da má bằng thuốc là một trong những phương pháp được ưu tiên hàng đầu, có thể dùng thuốc theo đường uống hoặc kem bôi, hoặc kết hợp cả hai để đem lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị.
Các hoạt chất thường được sử dụng trong trị nám da vùng má đó là: hydroquinone (thường được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da, nên dùng trong 3 tháng trở lên), axit azelaic (bào chế dưới dạng kem bôi, có thể dùng được trong thời gian dài)...
Tuy nhiên, các loại dược chất trên đều có nguồn gốc hóa học tổng hợp, tuy có thể làm mờ nám má tạm thời nhưng hiệu quả không duy trì lâu, và có thể gây ra nhiều tác dụng ảnh hưởng đến sức khỏe làn da.
Vì vậy, để tăng hiệu quả trong cải thiện nám vùng nám, và đảm bảo an toàn thì bạn nên kết hợp với sử dụng sản phẩm dùng theo đường uống có nguồn gốc thảo dược như Viên Sáng Hồng Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất.
Khác với sản phẩm thông thường khác trên thị trường, Viên Sáng Hồng Ngự Y Mật Phương có tác dụng bồi bổ can thận âm (can thận âm hư là một trong những nguyên nhân chính gây ra nám), đồng thời giải độc, detox toàn thân và bồi bổ khí huyết giúp vận chuyển dinh dưỡng đến da để nuôi dưỡng làn khỏe mạnh hơn.
Với tác dụng tăng cường chức năng can thận, sản phẩm giúp điều hòa nội tiết tố, có thể chữa các trường hợp nám má chân sâu do rối loạn nội tiết tố gây ra. Viên Sáng Hồng Ngự Y Mật Phương có thể dùng cho các trường hợp nám má ở mức độ nặng nề, hoặc các trường hợp đã được chữa bằng nhiều phương pháp khác mà không có sự cải thiện.
Sản phẩm có nguồn gốc từ bài thuốc trong Ngự Y Mật Phương, là “báu vật“ lưu giữ những phương pháp chữa trị bệnh kinh điển nhất của nền Y học Cổ truyền, chỉ dành riêng cho Vua Chúa thời xưa.
Thành phần của Viên Sáng Hồng Ngự Y Mật Phương đều là những loại thảo dược lành tính, đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định của Bộ Y tế như GSP, GACP… Nhờ vậy mà sản phẩm đặc biệt đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.
2. Làm mờ nám má bằng phương pháp lột da (peel da hóa học)
Peel da hóa học là giải pháp chữa trị nám da mặt bằng các loại hóa chất tổng hợp, giúp làm làm giảm sắc tố nám, tàn nhang trên da. Các hợp chất hóa học thường được sử dụng trong peel da đó là axit salicylic, axit alpha hydroxy…
Phương pháp này bao gồm ba cấp độ như: Peel da nông, trung bình và sâu. Tùy thuộc theo tình trạng nám da vùng má mà có thể lựa chọn biện pháp thích hợp. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý áp dụng peel da trung bình và sâu tại nhà vì có thể gây nguy hại cho làn da, thậm chí là gây tổn thương không hồi phục.
Ngoài ra, một số trường hợp nám da mặt vùng má còn có thể sử dụng retinoids để làm mờ nám sạm. Tuy nhiên, mẹ đang mang thai và cho con bú không nên sử dụng phương pháp. Chưa kể nếu thực hiện sai cách, peel da có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới làn da như: sưng tấy, viêm da khó hồi phục, tăng sự nhạy cảm da với ánh nắng, đau rát…
Xem thêm: Peel da có hết nám không?
3. Chữa nám da gò má tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên
Trong trường hợp người bệnh chỉ bị nám nhẹ hai bên gò má thì bạn có thể cải thiện bằng các nguyên liệu tự nhiên như sau:
3.1. Đắp mặt nạ chanh mật ong
Chanh có chứa nhiều vitamin C, giúp làm sáng da, hạn chế thâm nám vùng gò má. Ngoài ra, chanh còn hỗ trợ đào thải tế bào da “già cỗi”, từ đó giúp cho da sáng hơn. Mật ong giúp bổ sung nhiều loại chất dinh dưỡng cho da, bổ sung độ ẩm cho da, ngăn chặn nám da vùng má tiến triển xấu đi.
Sự kết hợp chanh và mật ong sẽ giúp cải thiện tình trạng nám gò má hiệu quả.
Cách sử dụng hỗn hợp nguyên liệu này như sau:
- Bạn cần có các nguyên liệu: 1 thìa mật ong, ½ quả chanh.
- Vắt lấy nước cốt chanh, loại bỏ hạt, tiếp theo bạn hãy trộn mật ong cùng với nước chanh.
- Làm sạch da mặt, bôi hỗn hợp trên lên vùng gò má bị nám.
- Để trong khoảng vài chục phút và rửa mặt lại sạch sẽ.
3.2. Đắp mặt nạ khoai tây
Thêm một loại nguyên liệu tự nhiên có thể giúp cải thiện nám vùng má đó chính là sử dụng khoai tây. Loại củ này có thể giúp làm mờ vết nám, nâng tông màu da, và giúp cho da không còn bị sần sùi nữa.
Không chỉ có vậy, khoai tây còn giúp hạn chế da bị sần sùi, phòng ngừa mụn nhọt do bít tắc lỗ chân lông.
Cách đắp mặt nạ bằng khoai tây như sau: Gọt sạch vỏ, rửa sạch và cho khoai tây vào nồi để luộc chín. Nghiền nát khoai tây, thêm sữa chua vào khoai tây và trộn đều. Đắp hỗn hợp này lên trên da mặt, đợi trong khoảng 15 phút và vệ sinh lại da mặt.
3.3. Đắp mặt nạ tinh bột nghệ và sữa chua
Trong sữa chua có chứa acid lactic, một hợp chất giúp làm sạch sâu trong các tế bào da, làm sáng da. Hơn nữa, tinh bột nghệ còn có khả năng phục hồi tổn thương cho da, chống oxy hóa mạnh mẽ và phòng ngừa sự hình thành nếp nhăn trên da.
Sử dụng hỗn hợp này chính là biện pháp hiệu quả giúp trị nám sạm tại nhà, đem lại làn da căng tràn và mịn màng.
Cách dùng như sau: Cho sữa chua vào tinh bột nghệ, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất. Tiếp theo, bạn làm sạch da mặt và thoa hỗn hợp này lên vùng má bị nám. Giữ nguyên trong khoảng 10-20 phút và rửa lại mặt với nước sạch.
Xem thêm: Những cách trị nám gò má tại nhà hiệu quả
4. Chữa nám da mặt vùng má bằng công nghệ cao
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học thì chúng ta có thể cải thiện tình trạng nám gò má bằng các phương pháp công nghệ cao. Chẳng hạn như laser trị nám. Phương pháp này giúp bắn phá các sắc tố melanin gây nám da, sau đó các hạt phân tử nhỏ melanin sẽ được đào thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên và nhờ đó giúp làm giảm nám da hiệu quả.
V - Những lưu ý giúp hạn chế tình trạng nám da mặt vùng má
Điều trị nám má có thể rất tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức. Để phòng ngừa tình trạng nám da vùng má và ngăn chặn tái phát thì bạn nên thực hiện các biện pháp như sau:
- Thường xuyên bôi kem chống nắng: Tia UV trong ánh nắng mặt trời là “thủ phạm” gây ra nám da vùng má và khiến cho tình trạng này tái phát liên tục. Vì vậy, bạn nên có phương pháp bảo vệ da, tốt nhất là dùng kem chống nắng. Bạn nên thường xuyên sử dụng sản phẩm này, kể cả khi ngồi cạnh cửa sổ, hoặc khi không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế căng thẳng quá mức: Quá áp lực, lo lắng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và dẫn đến nám da vùng má. Nếu đang phải đối mặt với căng thẳng thì bạn nên tiết chế tình trạng này bằng cách: đi ngủ sớm, tăng cường tập luyện, nghe nhạc, đi dạo bộ, tâm sự với người thân…
- Chăm sóc da đúng cách: Đây là biện pháp góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ điều trị nám má. Da của bạn cần được tẩy trang, làm sạch, dưỡng ẩm cũng như bổ sung các dưỡng chất đầy đủ để tăng cường quá trình hồi phục da, ngăn chặn nám da mặt vùng má.
- Ăn uống lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng khoa hoc, lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa nám da má, cải thiện sức khỏe làn da. Do đó, bạn nên hạn chế ăn những loại món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có chất kích thích (rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas), đồ ăn chứa gia vị cay. Đồng thời, bạn cũng cần tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung nhiều loại vitamin, dưỡng chất giúp làm mờ thâm nám.
- Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc có thể làm biến đổi nội tiết tố: Nhiều loại thuốc (thuốc tránh thai, thuốc bổ sung estrogen…) có thể gây ra tác dụng phụ là nám da vùng má. Vì vậy, bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi sử dụng hoặc có thể trao đổi với bác sĩ điều trị để sử dụng biện pháp thay thế.
Nám da mặt vùng má có thể làm cho bạn trông “già nua”, làm giảm vẻ đẹp ngoại hình và khiến cho tâm lý bạn tự ti hơn. Hy vọng rằng với những thông tin trên, các bạn sẽ sớm thoát khỏi nám vùng gò má và có làn da đẹp rạng ngời nhé.