I. Tình trạng nghẹt mũi 1 bên là gì?
Nghẹt mũi 1 bên là hiện tượng mũi bị xung huyết, trong đó ở một bên mũi bị máu tụ nhiều hình thành nên nhiều túi phình, cản trở việc hô hấp. Những túi phình nằm sâu phía trong hốc mũi và có thể nhìn được bằng mắt thường. Lưu lượng máu tăng lên cũng có thể khiến mũi bị tắc nghẹt, sau khoảng vài tiếng tắc từ mũi này sẽ chuyển sang bên mũi kia. Tình trạng ngạt mũi càng nghiêm trọng hơn nữa khi người bệnh nằm xuống hay nghiêng về bên mũi bị xung huyết.
Nếu bệnh chỉ diễn ra trong vòng vài ngày thì không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu nghẹt mũi một bên kéo dài thì cần hết sức chú ý có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Lúc này cần sớm đi thăm khám để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
XEM THÊM: Nghẹt mũi có đờm là triệu chứng của bệnh lý gì? Nguyên nhân và cách điều trị
II. Nguyên nhân gây mũi nghẹt một bên
1. Tư thế nằm ngủ
Một số người có thói quen nằm sấp hay nghiêng người khi ngủ vào ban đêm khiến bị nghẹt mũi một bên. Lý giải cho tình trạng này là những áp lực trọng lực của tư thế ngủ khiến dịch nhầy trong mũi tích tụ lại khu vực phía sau họng, khó thoát xuống được gây mũi ngạt khó thở. Bên cạnh đó tối đến khi đi ngủ, nhiệt độ thấp xuống khiến hệ miễn dịch cơ thể phải hoạt động mạnh hơn để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn. Theo đó niêm mạc mũi sưng hơn, tăng tiết nhiều dịch nhầy dẫn đến tắc ngạt mũi và thường chỉ xảy ra ở 1 bên mũi.
2. Viêm xoang
Các hốc xoang nhỏ rỗng và thông với mũi. Khu vực này rất dễ bị các tác nhân như virus, vi khuẩn tấn công từ viêm xoang lan sang mũi làm viêm nhiễm, tổn thương. Đặc trưng của bệnh thường gây đau hốc mũi, nghẹt tắc mũi một bên. Người bệnh khi cúi xuống sẽ thấy đau nặng hơn, hoa mắt chóng mặt. Giai đoạn đầu của bệnh viêm mũi, viêm xoang chính là thời điểm vàng để chữa trị nghẹt tắc mũi. Tuy nhiên trong một số các trường hợp do ảnh hưởng từ môi trường, đề kháng kém khiến ngạt tắc mũi lâu khỏi hơn.
3. Dị vật trong mũi
Khi có vật lạ lọt vào bên trong mũi gây tắc nghẽn, che lấp lối thở. Hiện tượng này rất hay gặp ở trẻ nhỏ nên phụ huynh cần lưu ý khi thấy có chất dịch hay mủ chảy ra từ lỗ mũi bị tắc cần đưa các bé đi kiểm tra sớm.
4. Polyp mũi
Những khối polyp mũi khi ở giai đoạn nhẹ thường không gây triệu chứng. Khi kích thước lớn dần gây tắc nghẽn ở một hoặc cả hai bên. Chúng có thể chặn dòng chảy khiến dịch nhầy đọng lại gây nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh xoang mũi, tắc nghẹt một bên mũi. Người bệnh khi nhận thấy có biểu hiện đau nhức đầu, nặng mặt, giảm khứu giác, vị giác nghi ngờ bị polyp mũi thì cần đi khám sớm tìm ra căn nguyên bệnh.
Polyp mũi là một trong những nguyên nhân gây nghẹt mũi 1 bên
5. Viêm mũi
Người bệnh bị viêm mũi mạn tính làm rối loạn chức năng mũi, dịch nhầy tiết ra nhiều hơn bình thường. Khi không được xử lý hiệu quả sẽ dẫn đến nghẹt mũi 1 bên, khi ngủ có thể gây ngưng thở tạm thời do không cung cấp đủ oxy.
Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, dị nguyên từ ngoài xâm nhập vào khiến mũi sưng tấy, bít tắc làm ngạt mũi. Người bệnh có thể bị nghẹt một bên hoặc cả hai bên, kèm theo đó là đau nhức mũi, ngứa mũi, hắt hơi liên tục.
6. Lệch vách ngăn mũi
Bẩm sinh vách phân chia hai lỗ mũi không thẳng, sưng phù kích ứng hoặc do hốc xoang bị tổn thương ảnh hưởng đến đường thở. Trong trường hợp bị lệch nhiều có thể nghẹt tắc luôn một bên mũi. Ở một số người còn bị khô mũi, hình thành vảy bên trong, chảy máu cam. Ngoài ra người bệnh cũng hay bị đau nặng mặt, thở khó,hai bên lỗ mũi bị nghẹt luân phiên ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Khi nằm ngủ cần nằm thẳng người sẽ dễ thở hơn khi nằm nghiêng.
7. Ung thư xoang mũi
Đây là tình trạng hiếm gặp. Nghẹt mũi 1 bên diễn ra lâu ngày có thể là dấu hiệu của ung thư mũi xoang. Ngoài ra, người bệnh ung thư mũi xoang còn có thể phát hiện bệnh thông qua một số dấu hiệu khác như bị đau quanh các khu vực trán, má, tai, mắt, chảy máu cam, vị giác kém đi.
XEM THÊM: Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa nghẹt mũi
III. Cách chữa trị nghẹt mũi 1 bên
Trong trường hợp bị nghẹt mũi 1 bên trong thời gian dài không có dấu hiệu thuyên giảm bạn nên đi thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân chính xác. Từ đó có được phác đồi điều trị phù hợp chữa trị gốc bệnh thì sẽ thuyên giảm được triệu chứng nghẹt mũi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp đơn giản sau đây có thể cải thiện tắc nghẹt mũi hiệu quả tại nhà:-
Giữ ấm cơ thể: Khi nhiệt độ lạnh, hàn xâm nhập vào cơ thể tác động xấu đến chức năng của phổi, kinh mạch. Điều này gây nên các chứng bệnh viêm xoang, nghẹt tắc mũi một bên hoặc cả hai bên. Do đó việc duy trì thân nhiệt ổn định là điều cần thiết. Khi thời tiết lạnh cần giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài; nhất là các khu vực đầu, cổ, tai, họng. Trời nóng nực hạn chế uống nước đá lạnh, nên uống nhiều nước lọc nguội làm loãng dịch nhầy trong mũi xoang. Dùng điều hòa cũng cần đúng cách để niêm mạc mũi không bị khô, tổn thương.
-
Xông hơi làm ấm mũi xoang: Xông hơi cùng với một số tinh dầu thảo dược bạc hà, sả, gừng… làm ấm mũi họng, dịu bớt tình trạng nghẹt tắc mũi, kháng viêm, ngăn ngừa virus tấn công.
-
Chườm nóng cho xoang bị tắc nghẽn: Một mẹo tuyệt vời giúp thông tắc mũi, dễ thở là dùng một chiếc túi nhỏ hoặc khăn ấm chườm lên vùng xoang và sống mũi. Trong trường hợp bị cảm sốt, chườm túi thảo dược giúp hạ nhiệt tốt, chứng nghẹt mũi cũng thuyên giảm đi nhiều.
-
Vệ sinh mũi họng sạch sẽ mỗi ngày: Phương pháp này đơn giản, hữu ích có thể tiến hành làm thường ngày. Hai bộ phận mũi và họng thông nhau nên vệ sinh họng bằng cách súc miệng nước muối sinh lý sẽ rất tốt. Người bị tắc nghẹt mũi 1 bên thực hiện đều đặn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
-
Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh tăng cường ăn nhiều các loại rau xanh, nước ép… dồi dào vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh, đủ khoáng chất thiết yếu. Điều này giúp giảm đi các triệu chứng khi bị cảm cúm, nóng sốt, ngạt mũi.
-
Tăng độ ẩm không khí: Không khí khô, thiếu độ ẩm khiến mũi bị nghẹt, cổ họng khô. Chính vì vậy việc dùng máy tạo độ ẩm trong phòng làm dịu đi niêm mạc mũi, xoang bị viêm nhiễm, loãng đi dịch nhầy bên trong xoang.
Một số loại thuốc không kê đơn hoặc kê đơn sau đây có thể được bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng để giảm nhẹ khó chịu khi bị ngạt mũi một bên:
-
Dùng thuốc trị nghẹt mũi dạng xịt: Thuốc trị nghẹt mũi, thông mũi được dùng nhiều trên thị trường với các thành phần giảm sưng tấy xoang, giảm tiết dịch, hỗ trợ thông mũi hiệu quả.
- Dùng thuốc kháng Histamin: Loại thuốc này áp dụng cho trường hợp nghẹt mũi 1 bên do dị ứng, chúng giúp kiểm soát tình trạng dị ứng hiệu quả. Tuy nhiên loại thuốc này dễ gây tác dụng dụng phụ và khuyến nghị không sử dụng với một số đối tượng có bệnh nền nhất định. Chính vì thế trước khi dùng, người bệnh cần hỏi thông tin từ bác sĩ, dược sĩ cẩn thận để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Những phương pháp kể trên đây có tỉnh chất bổ trợ, mang lại hiệu quả đối với trường hợp nhẹ hay không phải do virus, vi khuẩn gây nên. Còn trong trường hợp nghẹt mũi 1 bên kéo dài nhiều ngày do viêm xoang, viêm mũi gây ra thì xử lý nghẹt mũi thôi chưa đủ, mà cần phải chữa trị dứt điểm bệnh.
Viên xoang Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 là sản phẩm chuyên biệt cho người bị viêm mũi, viêm xoang. Viên uống với cơ chế tái tạo phục hồi niêm mạc mũi xoang bị tổn thương. Nhờ đó sản phẩm kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả các biến chứng liên quan đến mũi, giảm đi nghẹt tắc mũi. Người bệnh dùng đều đặn thường xuyên thay đổi cơ địa người bị xoang trở về bình thường, tránh tái đi tái lại trong thời gian dài.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên, người bệnh đã nắm rõ cách khắc phục hiệu quả khi bị nghẹt mũi 1 bên. Trong trường hợp bị lâu ngày không khỏi kèm theo sốt cao, khó thở, chảy máu trong mũi thì cần đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm về mũi xoang.