Ngồi nhiều có bị trĩ không? Nên ngồi như thế nào để không bị trĩ?

2023-06-16 09:59:05

Ngồi nhiều hoặc ngồi lâu là thói quen phổ biến của nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng, thợ may hoặc các bạn học sinh sinh viên. Tuy nhiên, việc ngồi nhiều, ngồi sai cách có thể gây nguy cơ mắc bệnh trĩ. Mời bạn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.

I - Tại sao người ngồi nhiều, ngồi lâu có tỷ lệ bị trĩ cao?

Ngồi nhiều hay ngồi quá lâu được xem như là một trong những “điều cấm kỵ” đối với sức khỏe tổng thể nói chung và với những người mắc bệnh trĩ, bệnh về đường tiêu hóa nói riêng. Thói quen ngồi lâu, ít vận động không hề tốt vì có thể gây áp lực tới cơ vòng, tĩnh mạch hậu môn, cản trở lưu thông máu, do đó làm tăng nguy cơ hình thành bệnh trĩ hoặc khiến tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

Cụ thể hơn, việc ngồi nhiều có thể gây ra rất nhiều tác động tiêu cực tới người bệnh trĩ như:

  • Gây áp lực tới tĩnh mạch và cơ vòng hậu môn: Ngồi nhiều làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn. Lúc này, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ bị dồn xuống khu vực hậu môn khiến các nhóm cơ nâng hậu môn phải chịu sức ép lớn hơn, tĩnh mạch cũng chịu nhiều áp lực hơn. Ngồi thời gian dài sẽ làm tĩnh mạch bị giãn ra, các cơ cũng trở nên yếu đi, tạo điều kiện khiến máu dễ tụ lại, tạo thành búi trĩ.
  • Cản trở quá trình lưu thông máu khiến máu dồn ứ ở tĩnh mạch hậu môn: Khi ngồi trong thời gian dài, vùng khung xương chậu và trực tràng, hậu môn gần như “bất động” làm ngăn cản dòng máu lưu thông tại khu vực trực tràng - hậu môn cũng như khiến một lượng máu bị tồn đọng lại đây. Và đó cũng là tiền đề để trĩ xuất hiện, cũng như khiến cho cơ vòng hậu môn hoạt động kém đi, ảnh hưởng đến quá trình đại tiện và gây ra táo bón - nguyên nhân bệnh trĩ.
  • Làm chậm quá trình trao đổi chất: Ngồi nhiều cũng làm giảm quá trình tiêu hóa và đào thải chất cặn bã ra bên ngoài. Nhu động ruột, dạ dày và trực tràng làm việc kém hiệu quả dễ gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Ngoài ra người ngồi nhiều trong văn phòng có điều hòa thường "quên uống nước" nên dễ khiến chất thải rắn hơn. Từ đó, khiến cho phân càng khó tống đẩy ra ngoài và khi đó, người bệnh có xu hướng rặn đi ngoài mạnh, làm tăng nguy cơ bệnh trĩ.

Tại sao ngồi nhiều lại bị trĩ

Ngồi nhiều là thói quen tai hại gây ra bệnh trĩ

II - Nên ngồi như thế nào để không bị trĩ?

Khi công việc bắt buộc bạn phải ngồi trong thời gian dài (đặc biệt là ở dân văn phòng), bạn nên tham khảo một số mẹo ngồi giúp hạn chế mắc bệnh trĩ như sau:

1. Lựa chọn ghế ngồi không quá cứng

Ngồi ghế quá cứng có thể gây ra cảm giác đau đớn khó chịu, ngăn cản sự lưu thông khí huyết ở hậu môn và vì vậy có thể khiến bạn dễ mắc bệnh trĩ hơn. Giải pháp lúc này đó là bạn nên chọn ghế mềm hoặc dùng miếng vải mềm hoặc đệm lót bên trên bề mặt ghế cứng, điều này giúp làm giảm sự tác động xấu khi ngồi trên ghế cứng trong thời gian kéo dài.

Cách ngồi nhiều không bị trĩ: Tránh ngồi trên ghế cứng

Hạn chế ngồi nhiều trên các ghế cứng

2. Đứng dậy vận động nhẹ nhàng mỗi 45 phút

Không nên ngồi quá lâu vì có thể gia tăng áp lực tĩnh mạch hậu môn, làm cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn hơn và khiến mức độ bệnh trĩ ngày càng nghiêm trọng hơn. Do vậy, tốt hơn hết cứ khoảng 45 phút đến 1 tiếng, bạn cần thay đổi tư thế của mình, hãy đứng lên đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng để phòng ngừa bệnh trĩ hoặc tránh bệnh trĩ tiến triển xấu đi.

Xem ngay: Bị trĩ có nên chạy bộ?

3. Uống đủ nước khi cần ngồi lâu

Nếu công việc buộc phải ngồi nhiều, ngồi lâu thì bạn đừng quên bổ sung đầy đủ nước (ít nhất 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày). Uống đủ nước giúp tăng cường nhu động ruột, giúp cho quá trình đào thải chất cặn bã ở trực tràng và hậu môn được dễ dàng hơn. Đây là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ quan trọng nhất được nhiều chuyên gia khuyến cáo.

Uống nước đầy đủ nếu cần ngồi lâu

Nạp đủ nước cho cơ thể nếu phải ngồi lâu

4. Tập thể dục sau khi phải ngồi quá lâu

Thường xuyên vận động mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu ở vùng hậu môn cũng như toàn bộ cơ thể. Đây cũng là biện pháp phòng ngừa trĩ cần thiết dành cho người hay phải ngồi quá nhiều trong ngày. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 phút đến 1 tiếng để vận động, rèn luyện cơ thể sau quá trình ngồi làm việc, học tập để tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ nhé.

III - Những biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ khi thường xuyên phải ngồi nhiều

1. Ăn uống đủ chất xơ

Chất xơ có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa, giúp thúc đẩy quá trình bài tiết ở ruột già và hậu môn dễ dàng hơn. Chất xơ có nhiều trong các loại thực phẩm như: chuối, bơ, cà rốt, quả táo, khoai lang, hạnh nhân… Nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo có hại như: đồ ăn chiên rán, bánh kẹo, đồ nướng, bơ, đồ ăn chế biến sẵn.

Tìm hiểu chi tiết hơn: Người bị bệnh trĩ nên ăn gì?

Ăn uống đủ lượng chất xơ cần thiết

Người bênh nên đảm bảo nhận đủ chất xơ và dưỡng chất trong chế độ ăn

2. Tránh nhịn hoặc rặn khi ngồi toilet

Bạn đã bao giờ vì quá mải mê với công việc mà nhịn luôn cả việc đi ngoài chưa? Nếu có thì hãy bỏ ngay thói quen này, khi nhịn đi cầu thì sẽ làm giảm lượng nước trong khân, khiến cho phân bị khô và khó tống đẩy ra ngoài. Và do đó, khiến cho bạn dễ bị bệnh trĩ hơn.

Bên cạnh đó, ngồi quá lâu cũng không thể tránh khỏi việc bạn sẽ bị táo bón. Khi đó, bạn sẽ có xu hướng rặn mạnh khi đại tiện. Chính điều này làm tăng áp lực tĩnh mạch hậu môn và là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ.

Không nên nhịn hoặc rặn khi đi toilet

Nhịn hoặc rặn khi đi đại tiện có thể là yếu tố gây ra bệnh trĩ

3. Cải thiện cơ địa giúp phòng ngừa nguy cơ bị trĩ

Theo Đông y, nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ là do cơ địa bị suy yếu, dễ bị tổn thương với tác động từ bên ngoài. Chẳng hạn như, cùng ngồi nhiều, ngồi lâu như nhau nhưng sẽ có người bị bệnh trĩ và có người sẽ không mắc bệnh. Chỉ người nào có cơ địa yếu, hệ tiêu hóa dễ bị tổn thương mới dễ mắc bệnh trĩ. Và đã mắc bệnh trĩ thì bệnh sẽ tiến triển nặng, khó khỏi và diễn biến phức tạp.

Do vậy, chỉ khi nâng cao cơ địa mới giúp chúng ta phòng ngừa nguy cơ bệnh trĩ khi ngồi lâu hoặc gặp phải các yếu tố nguy cơ khác gây nên bệnh trĩ.

Các sản phẩm thông thường khác chỉ có tác dụng tăng cường lưu thông máu vùng trực tràng - hậu môn mà không tác động đến cơ địa của những người ngồi nhiều, ngồi lâu. Chỉ có Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 là sản phẩm duy nhất trên thị trường tác động vào cơ địa, nhằm cải thiện cơ địa khỏe mạnh hơn và giúp phòng ngừa nguy cơ bệnh trĩ kể cả khi bạn ngồi nhiều.

Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đạt chuẩn GMP-WHO, được Thủ Tướng chính phủ trao tặng giải Vàng chất lượng quốc gia. Đây là phần thưởng cao quý, là minh chứng “chân thật” nhất về chất lượng sản phẩm đem lại.

Do vậy, người ngồi nhiều, ngồi lâu nên sử dụng Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 để làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Ngự y mật phương 15 chữa bệnh trĩ

Ngồi nhiều, ngồi lâu rất dễ mắc bệnh trĩ. Bạn nên sớm khắc phục thói quen này để có sức khỏe tốt hơn và làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ nhé. Mong rằng bạn đã có thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích thông qua bài viết này.

Lên đầu trang
Loading