Tại sao ngủ dậy bị đau đầu? Phải làm sao để khắc phục?

2023-08-08 13:20:37

Những cơn đau đầu xuất hiện ngay khi vừa ngủ dậy là vấn đề phổ biến mà nhiều người đang phải đối mặt, gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, cùng với đó là cách cách giải quyết và ngăn ngừa hiệu quả nhất.

I - Ngủ dậy bị đau đầu là do những nguyên nhân gì?

1. Thói quen nằm sai tư thế

Việc nằm ngủ nghiêng một bên hoặc nằm sấp, nằm kê đầu trên gối quá cứng và cao trong một khoảng thời gian dài là một trong những tác nhân chính gây ra tình trạng đau đầu khi ngủ dậy. Nguyên nhân là do việc nằm sai tư thế này làm cản trở lượng máu lưu thông lên não, gây ra thiếu máu lên não. Ngoài đau đầu, nằm sai tư thế còn có thể gây ra các triệu chứng khác như cứng cổ, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, người mệt mỏi…

Dân văn phòng là một trong những đối tượng phổ biến gặp phải tình trạng ngủ dậy bị đau đầu do nằm hoặc ngồi sai tư thế, bởi họ thường có thói quen ngủ trưa ngay trên ghế hay ngồi úp mặt xuống bàn làm việc.

Nằm ngủ sai tư thế

Nằm ngủ sai tư thế có thể khiến cơn đau đầu do căng cơ bùng phát

2. Ngủ quá nhiều

Ngủ quá nhiều (quá 8 tiếng mỗi đêm hoặc quá 1 tiếng buổi trưa) cũng sẽ khiến lưu lượng máu lưu thông đến não bị suy giảm, gây ức chế thần kinh, gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu khi ngủ dậy.

Theo lời khuyên từ chuyên gia, thời gian ngủ phù hợp của người trưởng thành là từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm, và thời gian ngủ trưa chỉ nên rơi vào khoảng 30 phút - 1 tiếng.

Xem thêm: Nằm ngủ quá nhiều bị đau đầu phải làm sao?

3. Do môi trường ngủ

Việc phải ngủ trong một căn phòng chật, không được thông thoáng, không yên tĩnh lại có quá nhiều ánh sáng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Hoặc cũng có thể đau đầu do nằm điều hòa nếu để nhiệt độ quá thấp. Kết quả là sau khi thức dậy sẽ gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt, uể oải…

4. Dùng chất kích thích trước khi ngủ

Việc uống các loại đồ uống chứa chất kích thích như bia rượu, cà phê, hút thuốc lá… là tác nhân khiến bạn mất ngủ hoặc gây gián đoạn giấc ngủ. Khi không ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến đau đầu khi ngủ dậy.

5. Căng thẳng thường xuyên

Tình trạng căng thẳng trong một thời gian dài ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, gây ra chứng mất ngủ, trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, từ đó sinh ra tình trạng đau đầu, người mệt mỏi, uể oải.

Bên cạnh đó, căng thẳng thần kinh còn làm giảm nồng độ hormone serotonin và tăng nồng độ hormone cortisol, là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu. Khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh không chỉ bị đau đầu khi ngủ dậy mà có thể đau bất cứ lúc nào, người mệt mỏi, chán nản…

Ngoài ra, căng thẳng còn khiến cơ vùng đầu và cổ bị căng quá mức, gây ra chứng đau đầu căng cơ, có thể kèm theo các triệu chứng khác kèm theo như căng cổ và vai, cảm giác nặng mắt, nóng phía sau mắt…

Căng thẳng stress thường xuyên

Vấn đề căng thẳng cũng gây ra triệu chứng đau đầu khi thức dậy

6. Dùng điện thoại trước khi ngủ

Việc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ cũng là tác nhân gây ra tình trạng trằn trọc, mất ngủ, kết quả là rơi vào tình trạng đau đầu, người uể oải, mệt mỏi khi sáng thức dậy.

7. Thói quen nghiến răng khi ngủ

Thói quen nghiến răng và nghiến chặt hàm khi ngủ trong vô thức sẽ gây ra áp lực cho vùng mặt và đầu, từ đó gây ra tình trạng đau đầu khi ngủ dậy.

Thói quen nghiến răng khi ngủ

Nghiến rắng trong khi ngủ

8. Mất ngủ

Hầu hết những người bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc mỗi sáng thức dậy thường gặp phải tình trạng người mệt mỏi, thiếu sức sống, kèm theo các triệu chứng đau đầu, chóng mặt…

II - Đau đầu sau khi ngủ dậy cảnh báo bệnh lý gì?

1. Thiếu máu não

Nếu tình trạng đau đầu xảy ra thường xuyên, liên tục không chỉ là lúc khi ngủ dậy, kèm theo các triệu chứng như mất ngủ, chóng mặt, hoa mắt, thường xuyên bị mất tập trung, trí nhớ suy giảm… thì rất có thể, tới 90% bạn đã gặp phải tình trạng thiếu máu não (thiểu năng tuần hoàn não).

2. Bệnh đau nửa đầu

Tình trạng bệnh đau nửa đầu vô cùng phổ biến khi có tới khoảng 20% dân số thế giới mắc phải. Đau nửa đầu thường xảy ra thường xuyên vào buổi sáng, thường là từ 4 giờ đến 9 giờ sáng.

3. Trầm cảm

Trầm cảm gây ra mất ngủ, mất ngủ lại sinh ra đau đầu. Đặc biệt, các cơn đau đầu do trầm cảm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào chứ không chỉ là khi ngủ dậy.

4. Huyết áp cao

Theo nhịp sinh học bình thường, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormone giúp tăng năng lượng vào buổi sáng, nhưng điều này cũng làm tăng huyết áp. Khi đó, máu sẽ gây áp lực lên vùng đầu gây ra chứng đau đầu, chóng mặt vào buổi sáng.

Đau đầu khi ngủ dậy do huyết áp cao

Đau đầu khi ngủ dậy vào buổi sáng thường do huyết áp cao

5. Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở trong một khoảng thời gian ngắn khi ngủ là tình trạng khá phổ biến với triệu chứng dễ nhận biết nhất là ngáy.

Theo nghiên cứu, có khoảng 50% người mắc chứng ngưng thở khi ngủ gặp phải tình trạng ngủ dậy bị đau đầu, cơn đau thường nhói ở một bên đầu, kèm theo buồn nôn. Tình trạng đau đầu khi ngủ dậy này thường chỉ xuất hiện và biến mất trong khoảng 4 giờ, và tình trạng này cũng sẽ không còn nếu người bệnh điều trị được dứt điểm chứng ngưng thở khi ngủ.

Xem thêm: Chứng đau đầu khi đang ngủ

III - Hiện tượng ngủ dậy bị đau đầu có nguy hiểm không?

Nếu triệu chứng đau đầu khi ngủ dậy xuất phát từ các yếu tố tác nhân bên ngoài như nằm sai tư thế, do môi trường ngủ, do dùng chất kích thích trước khi ngủ… thì người bệnh chỉ cần thay đổi những thói quen này, chăm sóc giấc ngủ tốt hơn thì tình trạng ngủ dậy bị đau đầu cũng sẽ biến mất.

Nhưng nếu tình trạng ngủ dậy bị đau đầu xảy ra liên tục, thường xuyên, không chỉ khi lúc mới ngủ dậy và kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác thì rất có thể, đây chính là dấu hiệu của bệnh lý. Trong trường hợp nhất, tốt nhất là người bệnh nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh để tình trạng kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Đặc biệt, nếu gặp phải các triệu chứng đau đầu dưới đây, người bệnh nên tới bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt:

  • Sau khi gặp phải chấn thương ở vùng đầu, sáng ngủ dậy lại gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Người bệnh cần tới bệnh viện kiểm tra ngay vì rất có thể, não bộ đã bị tổn thương.
  • Đau đầu âm ỉ kèm theo cảm giác ngứa râm ran, một phần gương mặt bị tê liệt, méo miệng, rối loạn ngôn ngữ, tay chân yếu… Đây chính là những triệu chứng cảnh báo tai biến mạch máu não.
  • Cơn đau đầu xuất hiện bất chợt, đột ngột khi gắng sức hoặc khi áp lực, tức giận. Đây có thể là dấu hiệu của xuất huyết não.
  • Cơn đau xuất hiện lần đầu nhưng dữ dội kèm theo các triệu chứng như chân tay yếu, tê bì, thậm chí liệt nửa người, sốt cao… Đây là dấu hiệu của những bệnh lý về não vô cùng nguy hiểm như u não, máu tụ não, viêm màng não…

Ngủ dậy đau đầu có nguy hiểm không?

Về lâu dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh

IV - Cách chữa đau đầu khi ngủ dậy nhanh chóng, hiệu quả

1. Uống một tách trà gừng

Gừng từ lâu đã được xem là một loại thảo dược giúp cải thiện giấc ngủ, giảm đau đầu nhờ đặc tính kháng viêm hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần đem gừng tươi rửa sạch, đem xay nhuyễn (được khoảng 1 thìa) rồi cho vào cốc nước sôi, uống khi nước vẫn còn ấm.

2. Ngâm chân nước ấm

Ngâm chân nước nóng có tác dụng cải thiện lưu thông máu xuống chân cũng như toàn cơ thể, từ đó giúp trị đau đầu, đặc biệt là cơn đau đầu do căng thẳng hay đau đầu do huyết áp cao. Người bệnh cần chuẩn bị 1 chậu nước ấm (khoảng 60°C) rồi ngâm trong khoảng từ 10 - 15 phút. Cũng có thể cho thêm vài miếng gừng để tạo thêm sự thoải mái.

Ngâm chân nước ấm

Ngâm chân nước nóng để thư giãn gân cốt, điều hòa lưu thông máu

3. Massage

Để giảm tình trạng ngủ dậy bị đau đầu, việc massage đầu cũng là một trong những cách phổ biến nhất được nhiều người áp dụng. Trước tiên, hãy dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ tại các vị trí gồm vùng đầu, vùng trán, vùng cổ, vùng gáy, rồi từ từ xoa bóp mạnh dần lên.

4. Uống thuốc Tây y

Để giảm nhanh hơn triệu chứng đau đầu, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol. Tuy nhiên, để tránh tình trạng nhờn thuốc hay có thể gây ra tác dụng phụ, người bệnh không nên lạm dụng thuốc và cần sử dụng theo đúng chỉ định.

Trong trường hợp ngủ dậy bị đau đầu xuất phát từ tác dụng phụ của các loại thuốc đang sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể được đổi loại thuốc khác, không nên tự ý ngưng sử dụng.

Nên đọc: Đau đầu uống thuốc không khỏi là do đâu?

5. Dùng thuốc Đông y tăng cường hoạt huyết

Vì đau đầu khi ngủ dậy có nguyên nhân thực chất là do tình trạng thiếu máu lên não, khi não bộ không được cung cấp đủ lượng oxy và dưỡng chất cần thiết gây ra.

Chính vì vậy, một trong những giải pháp khắc phục an toàn và hiệu quả, tác động tới đúng căn nguyên gây bệnh chính là Đông y có tác dụng:

  • Bổ huyết: Bổ sung thêm dưỡng chất cho máu.
  • Hoạt huyết: Tăng cường mạnh mẽ lưu thông máu lên não.
  • Dưỡng tâm, an thần: Giảm căng thẳng, lo âu.

Như viên đau đầu Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2, một sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho người bị đau đầu từ Dược phẩm Nhất Nhất. Nhờ được nghiên cứu và bào chế theo “quốc bảo” y học cung đình Ngự Y Mật Phương tại nhà máy hiện đại chuẩn GMP - WHO, sản phẩm giúp đem lại hiệu quả thực sự vượt trội, không chỉ giảm đau đầu nhanh chóng chỉ sau 2 - 5 ngày sử dụng, mà còn có thể hạn chế nguy cơ tái phát trong một khoảng thời gian dài.

6. Châm cứu

Châm cứu là phương pháp giúp giảm đau đầu bằng cách châm cứu vào các huyệt ở chân và tay, giúp giãn cơ, cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ phục hồi hệ thần kinh, thường được dùng trong các trường hợp đau đầu do căng thẳng.

Châm cứu

Châm cứu giúp tác động vào các huyệt đạo để trị đau đầu

V - Phải làm sao để hạn chế tình trạng ngủ dậy bị đau đầu?

Để hạn chế tình trạng ngủ dậy bị đau đầu, tốt nhất bạn cần xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống và sinh hoạt thật khoa học, cụ thể:

  • Đảm bảo ngủ đủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm, có thể kèm theo một giấc ngủ trưa khoảng 30 phút.
  • Cố gắng xây dựng một thời gian biểu đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày.
  • Tạo một không gian ngủ thật thoải mái và thoáng đãng, đảm bảo yên tĩnh với ánh sáng phù hợp.
  • Rèn luyện thể thao, tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Trước khi lên giường đi ngủ, cố gắng loại bỏ tất cả những lo âu, những căng thẳng còn trong tâm trí.
  • Trước khi đi ngủ có thể uống một cốc trà gừng hoặc trà thảo mộc.
  • Không sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử khác ngay sát giờ ngủ.
  • Tránh xa các loại rượu bia, thuốc lá, chất kích thích… trước khi đi ngủ.
  • Trong chế độ ăn hàng ngày, cần bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ, giúp cải thiện tuần hoàn lưu thông máu não như các loại cá béo, rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, sữa…
  • Bên cạnh đó, cũng cần tránh các loại thực phẩm có hại như thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
Cách hạn chế tình trạng ngủ dậy đau đầu tốt nhất

Hạn chế tình trạng ngủ dậy đau đầu bằng cách giữ thói quen sinh hoạt khoa học

Nhìn chung, ngủ dậy bị đau đầu xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là chỉ từ những thói quen xấu hàng ngày, trong trường hợp chỉ cần thay đổi thói quen là có thể khắc phục được tình trạng đau đầu, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý, lúc này người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà nên tới bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.

Lên đầu trang
Loading