Vì sao ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, mệt mỏi vào buổi sáng?

2024-03-05 09:40:17

Sau khi ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi, thiếu sức sống đi kèm cảm giác chán nản xuất phát từ yếu tố khác nhau. Ngoài việc chịu tác động từ nếp sống, cách sinh hoạt thì triệu chứng còn bắt nguồn từ các bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên hãy cùng chúng tôi khám phá nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về biểu hiện này nhé!

I - Nguyên nhân khiến bạn ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi

Giấc ngủ quan trọng đối với sức khỏe vì giúp tinh thần tỉnh táo và tràn đầy năng lượng vào ngày hôm sau. Tuy nhiên không hiếm đối tượng dù đã ngủ đủ giấc vẫn mệt mỏi, không có năng lượng khiến công việc giảm sút, các mối quan hệ căng thẳng.

Việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe, ổn định thể trạng. Dưới đây là một số yếu tố làm cản trở đến chất lượng giấc ngủ, thể trạng sức khỏe của mọi người:

1. Suy nhược cơ thể

Nhiều người cảm thấy mệt mỏi, năng lượng giảm sút sau khi thức dậy nhưng thường không bận tâm quá nhiều. Họ lầm tưởng chứng mệt mỏi bắt nguồn từ việc thức khuya, ngủ chưa sâu giấc, làm việc nhiều hoặc gặp áp lực.

Tuy nhiên khi cơ thể mệt mỏi trong thời gian dài kèm các biểu hiện ăn ngủ kém, gầy yếu, da dẻ nhợt nhạt xanh như tàu lá, hay bị cảm cúm ốm vặt thì cảnh báo bạn đã mắc chứng suy nhược cơ thể.

Ngoài ra, não bộ của người bị mất ngủ không được nghỉ ngơi dễ xuất hiện cảm giác chóng mặt, đau đầu, căng thẳng và khiến chứng suy nhược trầm trọng. Cứ như vậy nếu không có phương án xử lý dứt điểm sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn giữa suy nhược và mất ngủ.

suy nhược cơ thể khiến giấc ngủ kém

Cơ thể suy nhược trầm trọng gây cản trở chất lượng giấc ngủ, người uể oải

2. Phản ứng phụ của các nhóm thuốc

Khi bạn ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi, thiếu sinh khí thì nên chú ý đến các nhóm thuốc đang sử dụng. Theo chuyên gia, thuốc điều trị bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần, huyết áp, lợi tiểu, trị ung thư, giảm đau… sẽ chi phối đến chất lượng giấc ngủ.

Do trong các loại thuốc đặc trị chứa thành phần tác động đến chất dẫn truyền thần kinh làm rối loạn chức năng điều hòa chu kỳ giấc ngủ. Vì vậy người bệnh dù ngủ đủ thời gian quy định nhưng vẫn xuất hiện cảm giác uể oải, thiếu sinh khí.

3. Mắc các bệnh lý

Ngủ nhiều, ngủ đủ giấc nhưng khi dậy vẫn thấy mệt mỏi có liên quan đến những căn bệnh mà mọi người cần chú ý theo dõi như:

  • Chứng thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
  • Bệnh về tuyến giáp hoặc tiểu đường làm gián đoạn giấc ngủ, mệt mỏi mỗi sáng thức giấc.
  • Ngưng thở khi ngủ làm rối loạn giấc ngủ, tinh thần uể oải, thở khó khăn.
  • Bệnh về tim, gan ảnh hưởng đến trao đổi chất, thải độc, truyền dẫn năng lượng.
  • Các bệnh nhiễm trùng, bệnh tự miễn, ung thư.
  • Các bệnh rối loạn tâm thần, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm khiến não bộ bị ảnh hưởng khiến tâm trọng giảm sút.

Mức độ tác động của các bệnh lý trên sẽ phân chia theo từng mức độ cao - thấp khiến bệnh nhân mệt, dễ buồn ngủ hơn. Ngoài ra, rối loạn hormone ở phụ nữ mang thai và phụ nữ mãn kinh cũng tác động đến tinh thần, giấc ngủ nói chung.

Khi mang thai thì giấc ngủ bị nhiễu loạn do cơn đau bụng hoặc chứng tiểu đêm khi thai nhi phát triển. Đối với phụ nữ mãn kinh thì chứng bốc hỏa, mồ hôi ra nhiều khiến ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi.

ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi do đâu

Bệnh lý liên quan đến tim mạch khiến giấc ngủ bị rỗi loạn, cơ thể mệt mỏi

4. Giấc ngủ thiếu chất lượng

Ngủ nhiều, ngủ đủ giấc nhưng vẫn buồn ngủ, tinh thần thiếu tỉnh táo do chất lượng giấc ngủ không đảm bảo. Nếu liên tục bị tỉnh giấc giữa đêm, gặp ác mộng khi ngủ hoặc khó tiến vào giấc ngủ thì sáng hôm sau tỉnh dậy người vẫn thiếu sức sống.

Cơ thể không chỉ đối diện với cảm giác mệt mỏi, uể oải mà tâm trạng trở nên cáu gắt, khó chịu. Ngoài ra, không gian ngủ và tư thế ngủ là nhân tố chi phối đến chất lượng giấc ngủ của mọi người.

Khi phòng ngủ thoáng khí, yên tĩnh, sạch sẽ và tối giúp mọi người nhanh chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc. Ngược lại, phòng ngủ sáng chói, tiếng ồn lớn kèm chăn ga đệm không đạt chuẩn sẽ làm cản trở giấc ngủ. Mặt khác, nằm ngủ gối đầu cao, trùm kín chăn, gió quạt hay điều hòa phả thẳng vào mặt… khiến bạn ngủ đủ giấc vẫn mệt mỏi.

5. Cơ thể bị mất nước

Ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi còn xảy khi cơ thể bị thiếu nước trầm trọng. Theo đó, nước giữ vai trò quan trọng cho các hoạt động đồng thời nâng cao tinh thần để giải quyết công việc thuận lợi.

Vậy nên khi cơ thể không đủ nước sẽ bị xuống tinh thần, hệ cơ quan vận hành kém linh hoạt gây nên chứng mệt mỏi, thiếu sức sống. Do đó mọi người nên uống hoặc uống nước rau củ, trái cây để thu nhận vitamin và dưỡng chất đầy đủ.

6. Thói quen lười vận động

Việc rèn luyện thể chất giúp lưu thông khí huyết, tiêu hao năng lượng giúp mọi người tối ngủ sâu giấc. Khi tỉnh dậy vào buổi sáng thì tinh thần ngập tràn năng lượng, tinh thần được cải thiện nhanh chóng.

Ngược lại lối sống ít vận động khiến ngủ không yên giấc, chất lượng giấc ngủ suy giảm. Ngoài ra trước khi ngủ người bệnh sử dụng thiết bị điện tử sẽ khiến thần kinh căng thẳng, giấc ngủ kém và gây mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Đặc biệt, cơ thể thiếu vận động có nguy cơ mắc bệnh liên quan huyết áp, tim mạch, đột quỵ, loãng xương, yếu xương hoặc bệnh tinh thần khác. Tuy nhiên bạn tránh vận động mạnh trước 2 - 3 tiếng khi ngủ để tránh việc não bộ hưng phấn, nhiệt độ tăng cao và khó vào giấc ngủ.

nguyên nhân khiến bạn ngủ đủ giấc vẫn mệt mỏi

Thói quen lười vận động khiến máu lưu thông kém, dễ mắc bệnh

7. Ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

Các yếu tố nguy cơ gây mất ngủ có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh. Dưới đây là một số việc làm tinh thần mệt mỏi, thiếu năng lượng như:

  • Không ăn đủ thịt đỏ: Trong thịt đỏ hoặc rau màu đậm có chứa nhiều sắt - chất có trong hemoglobin để di chuyển máu từ phổi đến hệ cơ quan. Khi cơ thể thiếu sắt sẽ không đủ máu, mệt mỏi, da dẻ nhợt nhạt xanh xao, khó thở và nhịp tim không đều.
  • Bỏ bữa sáng: Bỏ bữa sáng khiến dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể không đầy đủ làm thiếu hụt năng lượng. Khi đó người bệnh dù ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi, khả năng tập trung kém và dễ mắc nhiều bệnh lý.
  • Dùng điện thoại trước khi ngủ: Ánh sáng từ điện thoại làm tổn hại mắt và kích thích hệ thần kinh khiến mọi người ngủ không sâu giấc, tinh thần mệt mỏi.
  • Dùng nhiều thực phẩm giàu chất béo không tốt: Sử dụng nhiều đồ chiên rán, đồ ăn nhanh khiến cơ quan tiêu hóa sẽ tốn thời gian hoạt động. Ngoài ra ăn nhiều các loại thực phẩm này trước khi ngủ sẽ cản trở đến vấn đề tiêu hóa và rối loạn giấc ngủ.

8. Căng thẳng dài ngày

Khi căng thẳng quá mức khiến người bệnh thao thức, trằn trọc và mất từ 1 - 2 tiếng mới tiến vào giấc ngủ. Ngoài ra khi thức dậy, mọi người cảm thấy tinh thần mệt mỏi, đầu óc căng thẳng và thiếu tập trung để giải quyết công việc.

Theo chuyên gia, cơ thể stress sẽ tiết hormone cortisol gây khó ngủ, ngủ không yên giấc. Hệ thần kinh không được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng cả ngày hôm sau. Nếu không có cách xử lý dứt điểm, vòng luẩn quẩn này sẽ tiếp diễn gây kiệt quệ sức khỏe tinh thần, thể chất.

Cuộc sống đối diện với nhiều lo toan nên trạng thái mất ngủ do stress trở nên phổ biến. Tuy nhiên mọi người cần biết cách kiểm soát trạng thái căng thẳng, mệt hỏi hiệu quả để tránh ngủ đủ nhưng vẫn mệt mỏi, thiếu sức sống.

tại sao ngủ đủ giấc vẫn mệt mỏi

Stress, áp lực dài ngày khiến cơ thể mệt mỏi, ngủ kém

II - Ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi, buồn ngủ phải làm sao?

Hiện tượng ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi, buồn ngủ cảnh báo các bệnh lý như suy giáp, tiểu đường, gan, thiếu máu,... Nếu ngủ nhiều vẫn mệt, buồn ngủ kèm các triệu chứng bệnh lý khác cần tiến hành thăm khám nhanh chóng.

Ngoài ra, người bệnh có thể tự điều chỉnh các thói quen, sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hàng ngày theo gợi ý dưới đây để cải thiện trạng thái hiệu quả.

1. Ngủ với tư thế khoa học

Tư thế ngủ đúng, thoải mái giúp mọi người có giấc ngủ ngon, khi thức dậy không bị mệt mỏi, thiếu sức sống. Vậy nên khi ngủ bạn nên nằm ngửa, gối để vừa phải không quá cao hoặc quá thấp. Lúc này phần đầu, cổ, cột sống được nghỉ ở tư thế trung lập, lưng thẳng giúp bạn tiến sâu vào giấc ngủ.

Hiện nay, nhiều người chọn nằm ngủ nghiêng người, gập đầu gối để thuận tiện sử dụng thiết bị điện tử. Tuy nhiên việc này sẽ làm cản trở hô hấp và dễ xuất hiện chứng đau các khớp, mỏi lưng vào buổi sáng. Ngoài ra bạn tránh nằm ngủ sấp để không có cơn đau ở cột sống, lưng và cổ, đau đầu, ngủ kém.

2. Hạn chế dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Khi đi ngủ cần giữ cho không gian nhiều bóng tối, yên ắng, tĩnh mịch, mát mẻ như vậy bạn sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh chóng, dễ dàng hơn. Ngược lại không gian nhiều ánh sáng hay ánh sáng từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ sản xuất hormone gây khó ngủ, tăng cảm giác tỉnh táo.

Hiện nay nhiều người có thói quen lướt điện thoại, sử dụng máy tính trước khi đi ngủ dẫn đến hiện tượng ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi. Vậy nên mọi người thực sự cần thiết mới sử dụng điện thoại trước khi ngủ để tránh hại mắt và cản trở giấc ngủ.

ngủ đủ vẫn mệt nên làm gì

Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ để thần kinh không căng thẳng

3. Thư giãn trước khi vào giấc ngủ

Trước khi đi ngủ mọi người nên giữ tâm trí thảnh thơi, bỏ qua mọi lo toan hoặc áp lực trong cuộc sống. Việc này giúp bạn có giấc ngủ thư thái, an yên mà không phải lo lắng đế các yếu tố khác.

Lắng nghe nhạc du dương, âm thanh tiếng mưa rơi trong không gian ngập tràn hương thơm tinh dầu, ngâm chân nước nóng, ngồi thiền. Ngoài ra mọi người hãy nghĩ đến điều vui vẻ, tập luyện những bài tập yoga nhẹ nhàng sẽ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

4. Đảm bảo dinh dưỡng, lối sống khoa hoc

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin, dinh dưỡng sẽ gây ra chứng mất ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc. Để tránh ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi bạn nên tích cực bổ sung đa dạng nhóm chất đặc biệt là nhóm vitamin B, C, D để duy trì giấc ngủ khoa học.

Khi cơ thể mệt mỏi, uể oải kéo dài nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt, vitamin D, B12, kẽm, omega - 3 như rau xanh, thịt, cá, trứng, thịt bò, ngũ cốc, các loại hạt.

ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi phải làm sao

Cần điều chỉnh dinh dưỡng khoa học, hợp lý để nâng cao chất lượng giấc ngủ

5. Chọn gối và đệm ngủ phù hợp

Chọn chăn ga, gối đệm có màu sáng như xanh nhạt, trắng nhạt, màu be, hồng nhạt được khuyến khích sử dụng. Màu sắc tươi sáng giúp xoa dịu thần kinh, tạo tâm thế thư thái và dễ tiến vào giấc ngủ hơn gam màu nóng.

Bên cạnh đó, chăn gối cần giữ sạch sẽ, không có chất gây dị ứng và bụi bẩn bám vào. Gối ngủ nên ưu tiên chất liệu mềm mịn, êm ái và không bị đau cổ, cột sống giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ. Khi thực hiện tốt những điều trên mọi người sẽ thoát khỏi trạng thái ngủ đủ 8 tiếng nhưng vẫn uể oải, thiếu sức sống.

6. Điều trị dứt điểm chứng suy nhược

Việc ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi còn bắt nguồn từ hội chứng suy nhược cơ thể. Vậy nên dùng thuốc cải thiện chứng suy nhược là cách tốt nhất để mọi người nâng cao chất lượng giấc ngủ, giữ tinh thần thoải mái khi thức dậy.

Hiện nay, viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất được chứng minh ưu việt so với các sản phẩm Đông y khác trên thị trường. Trong thời gian ngắn sử dụng người bệnh đã cảm nhận sức khỏe ổn định và tinh thần phấn chấn, vui tươi.

Sản phẩm với cơ chế bồi bổ khí huyết giúp phục hồi chức năng lục phủ ngũ tạng, lấy lại cân bằng âm dương cơ thể khỏe mạnh. Lúc này này tâm trí minh mẫn, tinh thần ổn định dễ vào giấc ngủ, ngủ sâu trọn giấc, tỉnh dậy không còn mệt mỏi nữa.

Viên Suy nhược Ngự Y Mật Phương còn tác động thay đổi cơ địa - nguyên nhân chính gây ra suy nhược, hạn chế tối đa tái phát trong thời gian dài. Sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy đạt chuẩn GMP - WHO dưới dạng viên nén giúp người dùng an tâm khi uống.

thuốc chữa ngủ đủ giấc vẫn mệt

Thuốc cải thiện chứng suy nhược giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những nguyên nhân hữu ích khiến mọi người ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi. Đồng thời dựa trên các yếu tố đó chúng tôi đã gợi ý đến người bệnh cách nâng cao chất lượng giấc ngủ, xua tan mệt mỏi nhanh chóng. Hy vọng cảm giác mệt mỏi, thiếu tinh thần dù ngủ đủ giấc sẽ được cải thiện để mọi người lao động, làm việc hiệu quả.

Lên đầu trang
Loading