I. Nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Luôn cảm thấy buồn ngủ xảy ra trong thời gian dài có thể gây nhiều ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, học tập và làm việc mất tập trung, giảm chất lượng các mối quan hệ xã hội. Nếu bạn đã ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, thì dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
1. Chất lượng giấc ngủ kém
Rối loạn giấc ngủ hay chất lượng giấc ngủ suy giảm xác định qua các biểu hiện như nằm mãi mới ngủ được, ngủ chập chờn, trằn trọc, không sâu giấc hay tỉnh giấc vào giữa đêm…
Chất lượng giấc ngủ ban đêm kém sẽ khiến ngày hôm sau bạn thường cảm thấy rất mệt mỏi, đầu óc lờ đờ, kể cả khi đã ngủ nhiều nhưng vẫn thấy buồn ngủ. Nguyên nhân là do ngủ không ngon giấc có thể làm gián đoạn sự hồi phục, hoạt động của hệ thần kinh, từ đó dẫn đến cảm giác buồn ngủ.
2. Thường xuyên bị căng thẳng, áp lực
Căng thẳng hoặc áp lực quá mức có thể là “liều thuốc độc” gây ra nhiều ảnh hưởng đến hoạt động, chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, khiến cho tâm trí không tỉnh táo, cạn kiệt năng lượng và dẫn đến buồn ngủ thường xuyên. Buồn ngủ như là phản ứng của cơ thể khi bị căng thẳng kéo dài, cảnh báo bạn nên dành thêm thời gian nghỉ ngơi để cân bằng lại trạng thái tâm lý cảm xúc.
Ngoài ra thì nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những người hay bị áp lực stress thường cũng sẽ vẫn bị căng thẳng, tỉnh táo vào ban đêm, cảm giác thời gian rất dài từ lúc lên giường để đi ngủ cho đến lúc dậy ra khỏi giường vào hôm sau nhưng thực tế lại giấc ngủ thực sự lại được rất ít.
3. Mang bầu hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh
Chị em phụ nữ đang trong quá trình mang thai thường có nhiều biến đổi trong cơ thể, dễ thấy mệt mỏi hơn so với trước lúc mang bầu, ốm nghén kết hợp kích thước thai nhi dần lớn gây chèn ép lên vùng khung xương chậu, bàng quang khiến tiểu đêm thường xuyên hơn. Tất cả những vấn đề này làm cho chị em dường như cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn, nhu cầu nghỉ ngơi nhiều hơn vào ngày hôm sau.
Phụ nữ đến thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh thì cũng hay gặp phải tình trạng buồn ngủ thường xuyên. Nguyên nhân là do cơ thể người phụ nữ do bị suy giảm nội tiết tố, xuất hiện hàng loạt các triệu chứng như bốc hỏa, người nóng bừng đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, người có thể ướt đẫm mồ hôi mặc dù nhiệt độ ngoài trời là bình thường… làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, chị em ngủ không ngon giấc từ đó dẫn đến buồn ngủ mặc dù đã ngủ nhiều.
Bốc hỏa đổ mồ hôi đêm khiến chị em trằn trọc, ngủ không sâu giấc, ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ
>>> XEM THÊM: Bốc hỏa đổ mồ hôi đêm: Nguyên nhân và cách điều trị
4. Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng
Bổ sung không đủ chất dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng không khoa học có thể khiến cho cơ thể suy kiệt, toàn thân mệt mỏi, không đủ sức cho các hoạt động, lao động thường ngày và hay thấy buồn ngủ mặc dù cũng đã ngủ nhiều. Tình trạng này là do não bộ và hệ thần kinh bị thiếu năng lượng, dẫn đến trạng thái bị “ức chế” làm cho cơ thể muốn được nghỉ ngơi, thấy thèm ngủ hoặc ngáp nhiều hơn.
5. Lối sống ít vận động
Ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao, lười vận động, thường hay sử dụng các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh cũng làm cho bạn ngủ không ngon giấc, chất lượng giấc ngủ kém dẫn đến ban ngày mệt mỏi, muốn được ngủ thêm.
Bên cạnh đó thì lối sống tĩnh lặng, ít vẫn động cũng tạo cảm giác muốn nghỉ ngơi cho thể. Sự hạn chế, lười vận động cũng có thể dẫn tới một loạt các vấn đề như: khí huyết ứ trệ, nguy cơ béo phì cùng nhiều rối loạn căng thẳng tâm thần khác... Khí huyết lưu thông kém dẫn tới lượng máu tuần hoàn lên não bị suy giảm và gây ra nhiều tác động đến não bộ cũng như giấc ngủ của bạn. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng thực hiện trước khi ngủ cũng giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, giấc ngủ sâu hơn.
6. Tập luyện thể dục quá sức
Tập luyện thể dục thể thao đúng cách có thể cải thiện giấc ngủ, nhưng nếu như tập luyện với cường độ cao, mật độ nặng và dày lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe có thể làm cho năng lượng của cơ thể dần bị cạn kiệt, vùng cơ nhức mỏi và mất nhiều nước. Những vấn đề như vậy đã làm tăng sự mệt mỏi, tâm trạng thay đổi và dẫn đến tăng cảm giác buồn ngủ dù bạn đã ngủ nhiều. Một số trường hợp tập luyện quá sức còn có thể có tình trạng ban ngày ngủ gà ngủ gật, kể cả đã ngủ nhiều vào buổi tốt.
7. Cơ thể bị thiếu nước
Thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng xuất hiện các cơn buồn ngủ. Chiếm tới 70% cơ thể là nước, chính vì thế mà nếu không bổ sung nước đầy đủ, thì cơ thể sẽ rất mệt mỏi, các quá trình chuyển hóa dường như rơi vào “ngừng trệ”. Khi đó, cơn buồn ngủ có thể kéo đến để giúp cơ thể phục hồi năng lượng, giảm thiểu tác hại do mất nước, thiếu nước gây ra.
8. Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ
Cảm giác lờ đờ rất buồn ngủ thèm ngủ có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị rối loạn tâm thần… Khi cảm giác buồn ngủ xuất hiện liên tục, ảnh hưởng đến công việc hoặc học tập thì bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị để có thể thay đổi thuốc điều trị hoặc điều chỉnh về liều dùng của thuốc sao cho hợp lý hơn.
9. Mắc một số bệnh lý khiến ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Tình trạng buồn ngủ trong khi đã ngủ nhiều có thể liên quan đến bệnh lý, ví dụ mắc phải các bệnh lý như bệnh trầm cảm, phổi tắc nghẽn mạn tính, thiếu máu, bệnh lý về tuyến giáp, rối loạn lo âu, bệnh ung thư… Các bệnh lý này có thể làm cho sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, khiến cơ thể mệt mỏi, làm gia tăng nhu cầu nghỉ ngơi, thèm được đi ngủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đáng lo ngại và cần được quan tâm nhất.
Ngủ nhiều những vẫn thèm ngủ có thể nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý
II. Cách cải thiện ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Khi gặp phải tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, bạn cần phải xác định được nguyên nhân gây ra từ đó chữa trị từ gốc bệnh. Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp sau đây giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như khắc phục được tình trạng buồn ngủ vào ban ngày:
1. Duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học
Chế độ sinh hoạt, lối sống khoa học cùng những thói quen tốt sẽ giúp tăng cường thể trạng và hạn chế tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. Bạn nên duy trì những hoạt động tích cực sau:
- Xây dựng lịch trình đi ngủ đúng giờ, ngủ sớm: Thường xuyên ngủ đúng giờ sẽ tạo ra nhịp sinh học tốt cho cơ thể, từ đó giúp cho bạn ngủ sâu giấc hơn, tránh phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm.
- Sinh hoạt kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể có đủ năng lượng, không rơi vào trạng thái lờ đờ uể oải. Nên tăng cường tiêu thụ rau xanh, hoa quả hoặc những loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho giấc ngủ (bánh quy, hạnh nhân, cá hồi, mật ong, rau cải xoăn, bơ, thịt gà, chuối). Ngoài ra, bạn cũng nên tích cực tham gia hoạt động thể chất để giúp ngủ sâu giấc hơn. Lưu ý rằng, không nên sử dụng các loại chất kích thích (caffeine, nicotin, cồn) ví dụ như rượu bia, thuốc lá, cà phê, chè xanh… vì có thể gây tác động xấu tới giấc ngủ, từ đó tăng cảm giác buồn ngủ và mệt mỏi.
- Hạn chế căng thẳng, lo âu, cân bằng tâm lý cảm xúc: Đôi khi cuộc sống của bạn sẽ có những khó khăn, thử thách làm cho đầu óc bị căng thẳng, phải lo lắng suy nghĩ và dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Lúc này, bạn cần áp dụng các biện pháp để cân bằng cảm xúc, đẩy lùi sự căng thẳng, lo âu quá mức như nghe nhạc, đọc truyện, đọc sách báo, tập yoga, đi bộ…
- Tránh ăn uống quá nhiều trước khi đi ngủ: Lý do là bởi vì ăn uống nhiều quá mức trước khi ngủ có thể làm cho hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải ngay cả trong lúc ngủ gây ra cảm giác khó chịu từ đó làm rối loạn giấc ngủ.
- Hạn chế sử dụng các loại thiết bị điện tử ngay sát lúc đi ngủ: Thiết bị điện tử cùng ánh sáng xanh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, cảm xúc của chúng ta. Và nếu như sử dụng chúng ngay trước khi đi ngủ vào ban đêm có thể làm cho bạn khó ngủ, hoặc ngủ không ngon giấc, sáng hôm sau dậy bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ.
- Nên ngủ trưa khoảng 20 phút mỗi ngày: Ngủ trưa trong thời gian khoảng 15-20 phút sẽ giúp xoa dịu cảm giác mệt mỏi, giúp bạn tỉnh táo và không cảm thấy buồn ngủ vào buổi chiều.
2. Thay đổi sử dụng các loại thuốc phù hợp
Nếu buồn ngủ nhiều là do tác dụng phụ của thuốc thì bạn nên hỏi ý kiến và trao đổi với bác sĩ để có thể thay đổi liều lượng dùng của thuốc hoặc chuyển sang dùng loại thuốc phù hợp hơn. Lưu ý là bạn không tự ý đổi thuốc vì có thể gây ra nhiều phản ứng có hại cho sức khỏe, làm giảm hiệu quả trong chữa trị bệnh.
Với những người phụ nữ tiền mãn kinh - mãn kinh gặp phải buồn ngủ do sự suy giảm nội tiết tố thì nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ cải thiện nội tiết tố. Hiện nay, Viên Nội tiết Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất đang được đánh giá rất cao về hiệu quả, đem lại tác dụng bền vững, ngăn chặn tình trạng suy giảm nội tiết tố tái phát.
Khác với những sản phẩm thông thường, Viên Nội tiết Ngự Y Mật Phương giúp tăng cường chức năng buồng trứng một cách tự nhiên, không xâm lấn. Từ đó sản phẩm giúp kích thích sản xuất hormone estrogen, mà không phải bổ sung estrogen từ bên ngoài vào.
Khi nội tiết tố ổn định, sẽ giảm thiểu các cơn bốc hỏa về đêm, cải thiện tâm trạng, giảm cáu giận. Và nhờ đó, sản phẩm sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các chị em bị suy giảm nội tiết tố. Không chỉ có vậy, Viên Nội tiết Ngự Y Mật Phương còn giúp bồi bổ khí huyết, giúp nâng cao sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh. Điều này cũng góp phần giảm triệu chứng mệt mỏi, hạn chế cơn buồn ngủ ở phụ nữ trong giai đoạn này.
Nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất là đơn vị trực tiếp nghiên cứu và sản xuất Viên Nội tiết Ngự Y Mật Phương. Đây là nhà máy có diện tích rộng lớn, cùng trang thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến và hiện đại hàng đầu tại nước ta hiện nay. Nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đã được Thủ Tướng Chính Phủ tôn vinh và trao tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia.
3. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon, sâu giấc
Để nâng cao chất lượng giấc ngủ, từ đó xua tan cảm giác buồn ngủ dù đã ngủ nhiều thì bạn có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Theo quan điểm của Đông Y hiện nay, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ngủ không ngon, hay trằn trọc là do thiếu máu não (chiếm tới 80% các trường hợp). Thiếu máu lên não làm cho hệ thần kinh bị suy nhược, từ đó dẫn đến rối loạn giấc ngủ, gây ra cảm giác buồn ngủ kể cả khi đã ngủ nhiều.
Vì vậy, muốn khắc phục các trường hợp này thì biện pháp được ưu tiên hàng đầu đó là hoạt huyết (tăng cường tuần hoàn máu lên não) và dưỡng tâm an thần.
Thế nhưng hiện nay trên thị trường, các sản phẩm Đông Y thường chưa có cơ chế tác động toàn diện như vậy, hơn nữa nhiều sản phẩm Đông Y chỉ mang lại tác dụng nhất thời, khiến cho tình trạng buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ cứ tái phát nhiều lần. Duy chỉ có Viên Mất Ngủ Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất mới có thể tác động toàn diện, vừa tăng cường tuần hoàn máu lên não, vừa dưỡng tâm an thần, giảm mệt mỏi căng thẳng. Và nhờ đó, sản phẩm giúp cho người bị buồn ngủ do rối loạn giấc ngủ sớm lấy lại giấc ngủ tự nhiên, có được sức khỏe tốt và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Hiệu quả của sản phẩm được cảm nhận chỉ sau 5-10 ngày: Giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn, hết mệt mỏi, trằn trọc, sáng thức dậy sẽ cảm thấy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng. Đặc biệt, sản phẩm giúp hạn chế rối loạn giấc ngủ tái phát sau 3 tháng sử dụng.
100% thành phần có trong Viên Mất Ngủ Ngự Y Mật Phương đều có nguồn gốc từ thảo dược, đáp ứng toàn bộ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Y tế. Sản phẩm có nguồn gốc từ bài thuốc trong Ngự Y Mật Phương, đây được coi như là “bảo vật” quốc gia, nơi lưu trữ những phương pháp chữa bệnh bí truyền và quý giá, chỉ dành riêng cho Vua Chúa thời xưa.
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ thật sự gây ra cảm giác mệt mỏi, làm cho đầu óc không minh mẫn, ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể cũng như hoạt động sinh hoạt và làm việc. Hy vọng rằng với những chia sẻ của bài viết đã giúp bạn nắm rõ được nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này, sớm lấy lại giấc ngủ tự nhiên, ngon giấc và luôn duy trì được sức khỏe trong trạng thái tốt nhất.