Tại sao ngủ trưa dậy lại bị đau đầu? 5 Cách khắc phục hiệu quả

2023-10-18 10:58:18

Ngủ trưa dậy bị đau đầu là tình trạng phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục và ngăn ngừa được tình tình trạng này bằng cách thay đổi những thói quen trong sinh hoạt, ăn uống cũng như sử dụng các sản phẩm phù hợp. Vậy nguyên nhân gây ra ngủ trưa dậy lại bị đau đầu là gì? Đâu là cách khắc phục hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

I - Những nguyên nhân gây đau đầu sau khi ngủ trưa dậy

1. Ngủ sai tư thế

Ngủ không đúng tư thế có thể làm các cơ bị căng thẳng, gây ra tình trạng đau đầu sau giấc ngủ trưa. Một số tư thế nằm ngủ dễ gây đau đầu, cũng như các vấn đề đi kèm khi ngủ mà bạn cần tránh như:

  • Nằm ở tư thế mà đầu không thẳng với cổ.
  • Nằm nghiêng người sang một bên.
  • Nằm úp sấp mặt quá lâu.
  • Không dùng gối khi ngủ.
  • Dùng gối ngủ quá cứng hoặc quá cao.

Đặc biệt, những người làm việc văn phòng, họ thường có thói quen nằm ngủ ở tư thế ngồi rồi úp mặt xuống bàn làm việc. Việc ngủ ở tư thế ngồi có thể làm giảm nhịp tim, làm cho quá trình lưu thông máu lên não cũng như các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, từ đó gây ra tình trạng đau đầu, cảm giác tê bì ở chân và tay, người mệt mỏi… 

2. Dành quá nhiều thời gian để ngủ trưa

Việc ngủ quá nhiều (khoảng hơn 30 phút vào buổi trưa) cũng có thể gây ra tình trạng khi thức dậy với cơn đau đầu. Nguyên nhân là do khi bạn ngủ quá lâu, cơ thể chuyển từ trạng thái ngủ nông sang ngủ sâu. Trong giai đoạn này, hoạt động của trung khu thần kinh tăng lên, làm giảm lượng máu cung cấp cho não và làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể chậm lại. Kết quả khi bạn thức dậy có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt.

Ngủ trưa quá nhiều gây đau đầu

Ngủ quá nhiều cũng có thể gây nhức đầu và mệt mỏi

3. Do môi trường xung quanh ảnh hưởng

Việc phải ngủ trưa trong một không gian quá nhỏ, thiếu oxy,  nhiệt độ không thích hợp (quá nóng hoặc quá lạnh), có nhiều cây cối hoặc ánh sáng… tất cả những yếu tố này có thể khiến bạn khi thức dậy sẽ gặp phải tình trạng khó chịu, mệt mỏi, cùng với cảm giác đau đầu.

4. Vừa ngủ trưa dậy đã làm việc ngay

Thói quen làm việc ngay lập tức sau khi ngủ dậy có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, đau đầu vì dư âm của giấc ngủ trưa vẫn còn. Chính vì vậy, để tránh được tình trạng này, trước khi bắt đầu vào làm việc, bạn nên dành 5 - 10 phút để thư giãn, hoạt động nhẹ nhàng và uống nước.

Làm việc ngay sau khi ngủ trưa dậy

Cơn đau đầu có thể xuất hiện nếu bạn làm việc ngay sau khi vừa ngủ trưa dậy

5. Do uống cà phê, nước ngọt, chất kích thích

Uống cà phê, nước ngọt… vừa lợi tiểu, vừa gây kích thích, từ đó ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ, có thể khiến bạn bị trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, bị đau đầu sau khi tỉnh giấc…

6. Dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh quá lâu như các thiết bị điện tử (như điện thoại di động, laptop…) là một trong những tác nhân gây ra tình trạng mất ngủ và bị đau đầu khi ngủ dậy.

7. Nghiến răng, ngủ ngáy

Hành động vô thức là nghiến răng trong lúc ngủ có thể gây ra căng cơ hàm, khi đó bạn sẽ không chỉ gặp phải tình trạng đau đầu mà còn bị đau răng nữa.

Bên cạnh đó, chứng ngủ ngáy, hay với người bị chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể gây ra đau đầu vì chúng gây ra tình trạng máu bị thiếu oxy.

8. Ngủ trưa khi đói hoặc mất nước

Ngủ trưa trong một tình trạng cơ thể không được tốt là bị đói là mất nước cũng là tác nhân gây ra đau đầu khi ngủ dậy, ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như chóng mặt, khô miệng, nước tiểu có màu sẫm…

Thói quen nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ

9. Do bị thiếu máu não

Thiếu máu lên não có thể ảnh hưởng đến cả giấc ngủ trưa cũng như giấc ngủ vào ban đêm và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bị đau đầu khi ngủ dậy (ngoại trừ các trường hợp đã được xác định rõ nguyên nhân).

Đau đầu do thiếu máu não có thể kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, mất ngủ…

II - Cách chữa đau đầu sau khi ngủ trưa dậy hiệu quả

1. Massage nhẹ nhàng

Bạn có thể thực hiện massage nhẹ nhàng bằng cách dùng tay ấn vào vị trí vùng thái dương, giúp đầu óc được thư giãn hơn, hỗ trợ lưu thông máu, giảm đau đầu.

2. Tạm thời nghỉ ngơi khoảng 10 phút

Sau khi thức dậy, bạn hãy dành khoảng 5 - 10 phút để thư giãn và thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng, uống một cốc nước trước khi bắt đầu công việc cũng có thể giúp bạn khắc phục được các tình trạng đau đầu, người mệt mỏi.

Ngủ ngơi khoảng 10 phút

Thay vì lập tức làm việc, bạn có thể nghỉ ngơi vài phút để cơ thể tỉnh táo

3. Chườm khăn hoặc rửa mặt

Việc chườm lạnh khi bị đau đầu sẽ làm tê dây thần kinh, từ đó giúp giảm đau nhức mệt mỏi nhanh chóng. Bên cạnh đó việc rửa mặt không chỉ giúp bạn lấy lại tỉnh táo sau giấc ngủ trưa mà còn giúp triệu chứng nhức đầu thuyên giảm bớt.

4. Uống trà gừng

Trà gừng không chỉ có tác dụng khắc phục tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu an toàn mà còn giúp giảm buồn nôn, chống viêm, tăng cường sức đề kháng.

5. Uống thuốc giảm đau

Để có thể hết cơn đau đầu nhanh chóng hơn, bạn cũng có thể sử dụng một vài loại thuốc giảm đau phổ biến như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin… Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đúng liều lượng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc.

Xem thêm: Vì sao uống thuốc giảm đau nhưng không hết đau đầu?

6. Dùng viên uống Đông y Ngự Y Mật Phương 5

Với tình trạng thiếu máu não gây đau đầu khi ngủ trưa dậy (cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên, không chỉ khi ngủ trưa dậy, có thể kèm theo các triệu chứng khác ở não bộ như chóng mặt, mất ngủ… ), việc sử dụng Đông y như viên đau đầu Ngự Y Mật Phương - Một sản phẩm chuẩn Đông Y Thế Hệ 2 đến từ Dược phẩm Nhất Nhất dành riêng cho người bệnh đau đầu, đặc biệt là trường hợp đau mạn tính.

Nhờ tăng cường mạnh mẽ lưu thông máu não, giảm căng thẳng, khắc phục hiệu quả chứng thiếu máu lên não, sản phẩm đem lại hiệu quả giảm đau sau khoảng từ 7 - 10 ngày, đặc biệt giúp khôi phục và tăng cường chức năng não bộ, hạn chế được tối đa nguy cơ bệnh tái phát sau 1 liệu trình sử dụng.

Viên trị đau đầu Ngự y mật phương 5

Viên trị đau đầu Ngự y mật phương 5

III - Phải làm sao để tránh tình trạng đau đầu sau khi ngủ trưa?

1. Điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp

Hai tư thế nằm ngủ được chuyên gia khuyên nên áp dụng để tránh tình trạng đau đầu khi ngủ dậy chính là nằm nghiêng và nằm ngửa. Đặc biệt, khi ngủ trưa, bạn không nên nằm úp mặt.

Tìm hiểu thêm: Các tư thế nằm giúp giảm đau đầu hiệu quả

Ngủ đúng tư thế

Hạn chế ngủ ngồi, ngủ sai tư thế

2. Ngủ trưa tại nơi thoải mái

Bạn nên đảm bảo có được cho bản thân một giấc ngủ trưa chất lượng bằng cách chọn cho mình một chiếc gối ngủ tốt, nằm ở tư thế đúng và thoải mái.

3. Luyện tập thói quen ngủ trưa

Bạn không nên ngủ trưa quá nhiều (quá 40 phút). Tốt nhất, bạn chỉ nên ngủ trưa khoảng 15 đến 30 phút.

4. Không nhịn ăn hoặc ăn quá no trước khi ngủ trưa

Để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ ngắn buổi trưa, bạn nên ăn trước với lượng vừa đủ, không nên ăn quá no. Bên cạnh đó cũng tránh nhịn ăn bữa trưa vì khi ngủ dậy có thể khiến cơ thể uể oải mệt mỏi kèm nhức đầu do thiếu năng lượng.

5. Uống cà phê đúng cách

Vì caffeine sẽ có tác dụng sau khoảng 30 phút bạn uống cà phê. Chính vì vậy, bạn nên nghỉ trưa khoảng từ 10 - 20 phút ngay sau khi uống cà phê để không bị ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Có thể bạn nên biết: Vì sao uống cà phê bị đau đầu?

Uống cà phê đúng cách

Trước giấc ngủ trưa, có thể uống một tách cà phê

6. Uống đủ nước

Hãy luôn đảm bảo việc uống đủ nước mỗi ngày. Nhất là trước khi đi ngủ, bạn nên uống một cốc nước để có thể giúp phòng tình trạng ngủ dậy bị đau đầu.

7. Giảm căng thẳng trước khi ngủ

Bạn có thể áp dụng một bài bài tập giúp thư giãn trước khi đi ngủ như yoga, thiền, tập thể dục nhẹ nhàng. Quan trọng là phải loại bỏ được sự căng thẳng, lo âu trước khi vào giấc ngủ.

8. Cải thiện bữa ăn trưa đủ chất

Để cải thiện tình trạng đau đầu, bạn cũng nên xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như cải bó xôi, các loại ngũ cốc, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại cá…

Xem thêm: Bị đau đầu nên bổ sung vitamin gì?

Tóm lại, khi gặp phải tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu, bạn cần xác định được rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra các phương pháp khắc phục phù hợp. Khi tình trạng này trở nên trở nên thường xuyên hoặc xuất hiện thêm những dấu hiệu khác, bạn nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lên đầu trang
Loading