8+ nguyên nhân gây ngứa da vào ban đêm và cách điều trị hiệu quả

2024-01-05 11:59:20

Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, bị ngứa da vào ban đêm còn là triệu chứng cho thấy bạn đã mắc bệnh lý nào đó. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, việc phát hiện đúng “thủ phạm” sẽ giúp người bệnh điều trị đúng cách, phục hồi tổn thương cho da. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức cần thiết về ngứa da vào ban đêm.

I - Nguyên nhân gây ngứa da vào ban đêm

1. Thiếu nước gây khô da

Nếu bạn bổ sung không đủ nước thì điều này có thể gây nên ngứa ngáy da, xuất hiện cả vào ban đêm lẫn ban ngày. Lý do là bởi thiếu nước có thể gây khô da (nhất là vào trong mùa đông hanh khô), làm cho da bị nứt nẻ và kích ứng hơn với môi trường bên ngoài. Da khô khiến cho sự chống đỡ của da với các tác nhân môi trường bên ngoài bị suy giảm, điều này làm tăng nguy cơ da bị ngứa, có thể nổi mẩn hoặc không.

Da khô, thiếu nước nên bị ngứa về đêm

2. Dị ứng thức ăn

Dị ứng mẩn ngứa vào ban đêm cũng có thể là dấu hiệu của dị ứng thức ăn, nhất là khi trong bữa ăn trước đó của bạn có chứa những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm cua, hải sản, sữa, côn trùng… Mức độ ngứa có thể là nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào mức độ phản ứng của cơ thể, loại thực phẩm đã ăn.

Xem thêm: Mẹo chữa dị ứng thức ăn tại nhà

3. Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết, bao gồm phản ứng dị ứng với độ ẩm, nhiệt độ cũng có thể gây tình trạng ngứa ngáy. Tuy vậy ngứa da ban đêm do dị ứng thời tiết có thể tự khỏi được khi cơ thể dần thích nghi với sự thay đổi của thời tiết, và hiện tượng này không xuất hiện quá thường xuyên mà hay gặp nhiều vào những ngày trở trời.

Tìm hiểu: Tại sao mùa đông bị ngứa khắp người?

Ngứa da vào ban đêm do thay đổi thời tiết

4. Thay đổi hormone

Ở một số người có lượng hormone nội tiết estrogen giảm (thường là phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh) có thể bị ngứa da vào ban đêm. Sự thay đổi nội tiết tố đôi khi  khiến cho quá trình sản xuất collagen giảm đi khiến da yếu đi, khô hơn, dẫn đến triệu chứng ngứa. Ngứa về đêm do hormone nội tiết thường xảy ra ở mặt, cổ, ngực, âm đạo và tay chân, kèm theo đặc điểm là khô, đỏ ửng, bong tróc.

Thêm nữa, ban đêm là thời điểm cơ thể sản xuất hormone corticosteroid (giúp làm giảm sưng viêm) ít hơn ban ngày,  nên cũng dễ bị các yếu tố từ bên trong và bên ngoài tác động, gây ngứa ngáy.

5. Môi trường chứa tác nhân dị ứng

Nếu môi trường sinh sống của bạn chứa các tác nhân, dị nguyên gây ngứa như hóa chất, lông chó lông mèo, sâu bọ, bụi bẩn, phấn hoa… thì nguy cơ cơ thể tiếp xúc với chúng là rất cao và gây ra tình trạng dị ứng, mẩn ngứa. Thường thấy là ở trong phòng ngủ, chăn nệm, gối, quần áo, đồ dùng…

Môi trường sống gây ngứa về đêm

6. Phản ứng dị ứng với thuốc

Một số loại thuốc có thể khiến cho hệ miễn dịch có nhiều phản ứng khác thường, như là cách để chống lại tác nhân có hại bên ngoài, được gọi là phản ứng dị ứng với thuốc. Người gặp phải tình trạng này sẽ có biểu hiện da nổi mẩn, ngứa ngáy, phát ban…

Nếu bạn đang dùng một loại thuốc mới hoặc một loại sản phẩm và nhận thấy có dấu hiệu ngứa thì bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ điều trị, để từ đó có thể tìm được loại thuốc thay thế mới phù hợp hơn hoặc điều chỉnh liều lượng sử dụng đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

II - Hay bị ngứa da vào ban đêm là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Bị ngứa da vào ban đêm có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như sau:

1. Nổi mề đay

Người bệnh nổi mề đay thường có biểu hiện bị ngứa da, có thể ngứa vào ban ngày và cả ban đêm. Ban đầu, người bệnh sẽ có triệu chứng nổi các nốt mẩn đỏ, chúng phát triển thành mảng lớn, khiến cho da bị tổn thương và ngứa da. Bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng nếu người bệnh gãi quá nhiều, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Một số trường hợp, người bệnh gãi nhiều quá mức có thể khiến cho da bị trầy xước, dẫn đến bội nhiễm (nhiễm trùng da do vi khuẩn) và khiến cho người bệnh càng ngày càng ngứa hơn.

Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến các yếu tố như: uống quá nhiều rượu bia, căng thẳng stress quá mức, côn trùng đốt, dị ứng, tác dụng phụ của thuốc…

Tìm hiểu thêm: Tại sao bị nổi mề đay ban đêm?

Nổi mề đay gây mẩn ngứa vào ban đêm

2. Bệnh lý về gan

Hầu hết các chất độc đi vào cơ thể đều được gan tiếp nhận và thực hiện hoạt động thải độc, nếu gan không khỏe và nhiễm bệnh thì độc tố cứ tồn đọng lại trong cơ thể và dưới da. Từ đó gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu về đêm.

Triệu chứng ngứa do mắc bệnh về gan thường diễn ra âm ỉ, đôi khi có thể dữ dội nếu tình trạng bệnh gan quá nặng nề. Khi trời càng lạnh thì tần suất các cơn ngứa ngoài da do bệnh gan xuất hiện càng nhiều. Và vì thế, người bệnh thường ngứa nhiều vào ban đêm, khi mà nhiệt độ thời tiết giảm xuống.

Các bệnh về gan có thể gây ngứa da hay gặp đó là: Gan nhiễm mỡ, suy gan, viêm gan B, xơ gan, ung thư gan…

Xem thêm: Ngứa lòng bàn tay bàn chân

3. Chức năng thận suy giảm

Ngứa da vào ban đêm là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận suy giảm, thận có chức năng lọc máu và đào thải chất độc. Khi chức năng thận suy giảm, các chất cặn bã và chất độc không được giải phóng ra ngoài, mà tích tụ trong nhiều tế bào, mô, da. Từ đó khiến cho da bị kích ứng nhiều và gây ra ngứa da, thậm chí là sưng viêm phù nề trên da.

Không chỉ có vậy, nhiều người bệnh còn có tình trạng xuất huyết dưới da, tổn thương trên da, ngứa rất nặng nề.

4. Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp có vấn đề rối loạn bất thường cũng là nguyên nhân khiến cho da ngứa ngáy, bởi đây là cơ quan phụ trách sản xuất và điều hòa một số loại hormone. Bệnh lý ở tuyến giáp có thể làm rối loạn hoạt động của hormone, làm mất độ ẩm của da và kích thích phản ứng ngứa trên da.

Bệnh lý về tuyến giáp hay gặp phải kể đến là cường giáp hoặc suy giáp, lúc này người bệnh nên đi khám ngay và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Bệnh tuyến giáp gây ngứa da, có thể xuất hiện vào ban đêm

5. Bệnh tiểu đường

Một trong những dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường đó là ngứa nhiều vào ban đêm. Sở dĩ lại có hiện tượng này là do khi đường huyết tăng cao khiến cho lượng nước bị đào thải qua bàng quang ngày càng nhiều (đi tiểu nhiều lần), giảm tuần hoàn máu đến da. Từ đó khiến cho da bị mất độ ẩm, da khô nhăn và ngày càng yếu đi, da dễ ngứa hơn.

Không chỉ có vậy, người bệnh tiểu đường còn gặp phải biến chứng tổn thương dây thần kinh dưới da, làm tăng cao nguy cơ ngứa da vào ban đêm.

Ngứa da ở người bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, bởi có thể tiềm ẩn nguy cơ tổn thương da, nhiễm trùng da bởi vì đây là cơ hội thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn phát triển, tấn công trên da. Khi bị vi khuẩn tấn công, triệu chứng ngứa ngáy ở người bệnh sẽ ngày càng tăng cao.

6. Các bệnh về da

Các bệnh lý về da liễu (tổ đỉa, rôm sảy, ghẻ, hắc lào, vảy nến,…) đều có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, kèm theo nổi mẩn đỏ hoặc phát ban. Bệnh thường gây ra nhiều tổn thương cho da, khiến cho da ngứa ngáy về đêm vì thời điểm này nhiệt độ xuống thấp, da khô nên dễ kích ứng hơn. Bệnh có thể để lại nhiều sẹo, gây ảnh hưởng thẩm mỹ của da, nếu càng để lâu thì càng khó cải thiện.

Bệnh lý da liễu gây ra triệu chứng ngứa dữ dội ban đêm

7. Bệnh về máu

Người mắc các bệnh về máu cũng có thể gây ra triệu chứng bị ngứa da vào ban đêm, cơn ngứa không chỉ xuất hiện ở một vài bộ phận và có thể lan rộng đến toàn thân. Các bệnh lý về máu gây ra trạng thái ngứa bao gồm: đa hồng cầu, tăng tiết histamin bất thường, loạn sản tủy…

8. Bệnh xã hội

Một số bệnh lý xã hội có thể gây ra ngứa da, có thể kể đến là: sùi mào gà, giang mai, lậu… Nguyên nhân gây ra các bệnh lý này thường là do quan hệ tình dục không an toàn hoặc sử dụng đồ dùng với người mang mầm bệnh.

Bệnh xã hội gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe tổng thể, làm suy giảm sức đề kháng, giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ nhiễm trùng nhiễm khuẩn.

Người mắc bệnh xã hội thường suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, trong đó có tụ cầu vàng, demodex… Khi nhiễm các loại vi khuẩn này, cơ thể sẽ tăng tiết chất kháng viêm vào ban đêm, để chống lại nhiễm trùng và vì thế người bệnh có xu hướng ngứa vào thời điểm cuối ngày.

III - Những ai dễ gặp tình trạng ngứa da toàn thân về đêm?

Dưới đây là những đối tượng thường gặp phải tình trạng ngứa da vào ban đêm:

1. Bà bầu

Phụ nữ khi mang thai rất dễ bị ngứa vào ban đêm, điều này là do sự lớn dần về kích thước của thai nhi khiến cho vùng da bụng, da đùi bị rạn da. Tình trạng này gây kích ứng cho da, làm cho da bị ngứa, triệu chứng này có thể diễn ra ngay vào ban đêm.

Không chỉ có vậy, nồng độ hormone estrogen ở mẹ mang bầu có sự biến đổi cũng gây ra biểu hiện ngứa da, hiện tượng này sẽ dần mất đi khi mẹ đã sinh nở.

Ngoài ra, mẹ bầu bị ngứa da còn liên quan tới các yếu tố khác như: Tiền sử da khô, tăng cân, bị dị ứng trong thai kỳ, đổ mồ hôi nhiều, ngứa vùng kín trong thai kỳ do vi khuẩn, nấm, hoặc các loại vi sinh vật khác tấn công, viêm nang lông, viêm da bọng nước…

Bà bầu hay bị ngứa da vào ban đêm hơn

2. Người thường xuyên bị căng thẳng

Theo một số chuyên gia, căng thẳng quá mức hoặc những kích động về tâm lý, tình cảm cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra ngứa da vào ban đêm. Nguyên nhân là do tình trạng căng thẳng gây kích thích thần kinh ở vùng da, làm cho da bị kích ứng, hay ngứa ngáy.

Bị ngứa da vào ban đêm do căng thẳng thần kinh thường gặp ở người thường xuyên phải làm việc trí óc, người đang gặp phải biến cố về công việc hoặc trong cuộc sống…

3. Trẻ em

Trẻ nhỏ thường có làn da mỏng manh, dễ bị tổn thương trước các yếu tố gây hại cho da từ bên ngoài (ánh nắng mặt trời, lông động vật, phấn hoa, khói bụi…). Và điều này đã dẫn đến triệu chứng ngứa da vào ban đêm ở trẻ nhỏ.

Không chỉ có vậy, trẻ em cũng là đối tượng có sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh về da liễu, từ đó gây ra hiện tượng ngứa ngáy vào ban đêm.

Thêm vào đó, trẻ nhỏ thường hay nghịch ngợm, khám phá thế giới bên ngoài nên da thường tiếp xúc với nhiều loại mầm bệnh khác nhau. Nếu cha mẹ không làm vệ sinh da cho trẻ thường xuyên sẽ khiến cho da bị tấn công bởi các vi sinh vật gây hại từ bên ngoài, gây ngứa vào ban đêm và cả ban ngày.

Trẻ bị mẩn ngứa vào ban đêm

4. Người có sức đề kháng kém

Sức đề kháng không tốt có thể làm giảm khả năng bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân gây hại từ bên ngoài, khiến cho nhiều loại mầm bệnh dễ dàng tấn công vào da và gây ra hiện tượng ngứa. Ngứa có thể xảy ra vào cả ban đêm gây ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của bạn.

5. Người già

Tuổi già “ập đến” cũng là lúc nhiều cơ quan trong cơ thể phải đối mặt với tình trạng lão hóa, trong đó có làn da. Khi da bị lão hóa sẽ dẫn đến hiện tượng mất nước, da khô và giảm sức đề kháng của làn da. Điều này đã làm tăng nguy cơ nhiều loại vi khuẩn, nấm hoặc vi rút tấn công da, làm cho da bị kích ứng và gây ngứa ngáy cho da.

Không chỉ có vậy, người già còn hay gặp phải vấn đề liên quan đến lão hóa thần kinh, trong đó có thần kinh dưới da, gây kích ứng và làm suy giảm sức khỏe làn da. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho người già bị ngứa da vào ban đêm.

Người già, da khô lão hóa nên dễ bị ngứa ban đêm hơn

IV - Ban đêm bị ngứa da có phải dấu hiệu nguy hiểm không?

Bị ngứa da vào ban đêm không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu trạng thái này diễn ra trong một thời gian dài thì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn, khiến cho bạn khó ngủ, hoặc thiếu ngủ, mất ngủ. Khi giấc ngủ bị ảnh hưởng thì cũng kéo theo hàng loạt vấn đề bất thường cho sức khỏe, chẳng hạn như: suy giảm sức đề kháng, dễ mắc nhiều bệnh lý truyền nhiễm, giảm chức năng và hoạt động tim mạch, làm rối loạn chuyển hóa…

Không chỉ có vậy, nếu người bệnh bị ngứa da quá mức thì thường có xu hướng gãi nhiều, điều này dẫn đến xước da, tổn thương cho da và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý ở da (chẳng hạn như viêm da, nổi mụn nhọt trên da…).

Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi bị ngứa da vào ban đêm, hãy thật sự thận trọng đến ngay các cơ sở y tế khi phát hiện ngứa da đi kèm với các biểu hiện khác như:

  • Ngứa da đột ngột, ngứa không rõ nguyên nhân kéo dài trên 2 tuần.
  • Da thường bị khô và ngứa vào ban đêm, mặc dù đã thử áp dụng nhiều biện pháp khắc phục mà không có hiệu quả.
  • Da ngứa toàn thân, ngứa quá mức ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Ngứa, khô da đi kèm với nhiều triệu chứng khác như: sốt cao, mệt mỏi, giảm cân nặng.

V - Cách khắc phục tình trạng ngứa da về đêm tại nhà

1. Cách xử lý giảm cơn ngứa nhanh chóng

  • Chườm lạnh: Nhiệt độ thấp có thể làm tê da, làm giảm cảm giác ngứa cho da. Bạn nên lấy một chiếc khăn mềm, sau đó dùng khăn để bọc đá viên lại, chườm lên vùng da bị ngứa. Có thể làm cách này hàng ngày cho đến khi bớt ngứa. Tuy nhiên, không đưa đá chà xát trực tiếp lên bề mặt da vì có thể gây ra kích ứng da, làm tổn thương cho da.
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Trong trường hợp ngứa da vào ban đêm chưa lan rộng, thì bạn nên sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm để bổ sung độ ẩm. Điều này sẽ giúp cho làn da khỏe mạnh hơn, phục hồi tổn thương cho làn da nhanh chóng, hạn chế ngứa da.
  • Tránh gãi: Khi xuất hiện triệu chứng ngứa, người bệnh sẽ muốn gãi để đỡ thấy khó chịu. Nhưng càng gãi thì càng thấy ngứa hơn, khiến cho da trầy xước nhiều hơn và tổn thương da trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế gãi chỗ ngứa.
  • Loại bỏ tác nhân gây ngứa: Càng tiếp xúc với các tác nhân dị ứng thì tình trạng ngứa sẽ ngày càng nặng nề hơn. Vì vậy, bạn nên tránh xa các tác nhân gây ngứa da (bụi bẩn, hóa chất, côn trùng) xung quanh không gian sinh hoạt hoặc các đồ vật, ví dụ như trong phòng làm việc, phòng ngủ, quần áo, chăn gối…
  • Giảm căng thẳng: Càng căng thẳng, áp lực quá mức thì triệu chứng ngứa sẽ ngày càng rầm rộ hơn. Vì vậy bạn vẫn nên giữ cho tinh thần luôn cởi mở, vui vẻ để hạn chế kích thích thần kinh, gây ra ngứa da.
  • Tắm nước ấm: Vệ sinh cơ thể thường xuyên bằng nước ấm là cách đơn giản giúp để làm sạch bề mặt da, ngăn chặn các vi sinh vật (vi khuẩn, nấm hoặc vi rút) phát triển và gây bệnh ngoài da và từ đó làm giảm cảm giác ngứa. Không chỉ có vậy, tắm nước ấm còn kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ chữa lành tổn thương cho da.
Cách giảm ngứa vào ban đêm nhanh chóng

2. Dùng thuốc trị mẩn ngứa, dị ứng

Nếu nguyên nhân gây ngứa da là do các bệnh lý gây ra thì bạn cần sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Mặc dù có một số thuốc dạng bôi hoặc uống trị ngứa có thể dùng không cần kê đơn, nhưng bạn cũng không nên lạm dụng vì chúng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của gan.

  • Thuốc kháng histamin: Một số loại thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ngứa do dị ứng, an thần giúp người bệnh dễ chìm vào trong giấc ngủ khi ngứa ban đêm, chẳng hạn như diphenhydramine.
  • Thuốc chống trầm cảm: Có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm để giảm cơn ngứa, và giúp dễ ngủ hơn vào ban đêm. Loại thuốc chống trầm cảm có thể sử dụng là mirtazapine và doxepin. Nhưng việc sử dụng loại thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ gây hại cho cơ thể.
  • Thuốc bôi Steroid tại chỗ: Bạn có thể giảm nhanh cơn ngứa nhanh chóng vào ban đêm bằng cách sử dụng thuốc bôi có chứa steroid, ngoài ra loại thuốc này còn có tác dụng chống viêm, hạn chế tổn thương trên da.
  • Thuốc ổn định nội tiết: Nếu ngứa da do liên quan đến rối loạn nội tiết tố thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc điều hòa nội tiết tố, để giúp giảm kích thích trên da, giảm tình trạng ngứa da.

Dùng thuốc để giảm ngứa, mẩn đỏ da ban đêm

3. Dùng mẹo dân gian giảm ngứa da về đêm

Để cải thiện ngứa da vào ban đêm, bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp dân gian như sau:

  • Tắm nước lá khế: Chuẩn bị một nắm lá khế tươi, rửa sạch, đun sôi lá khế cùng với khoảng 1 lít nước. Sau đó để bớt nóng thì gạn lấy phần nước lá khế, và sử dụng loại nước này để tắm.
  • Đắp lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu không, rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ. Sau đó, cho lá trầu không đã được cắt thành đoạn nhỏ cho vào máy xay nhuyễn hoặc dùng chày cối giã nhuyễn. Tiếp theo, bạn lấy bã trầu không để đắp lên vùng da bị ngứa.
  • Uống trà gừng mật ong: Bộ đôi nguyên liệu gừng và mật ong có tính chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da để xoa dịu những tổn thương trên da. Không chỉ có vậy, trà gừng và mật ong còn giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa để dễ dàng đào thải độc tố. Hãy chuẩn bị 1 củ gừng nhỏ, 1 thìa mật ong. Gọt sạch vỏ gừng, thái gừng thành từng lát mỏng cho vào cốc sứ, sau đó thêm nước ấm vào gừng và thêm mật ong vào cốc nước, khuấy đều.
  • Xông lá kinh giới: Đây là phương pháp giúp giảm cơn ngứa vào ban đêm, xông lá kinh giới giúp giãn nở lỗ chân lông, tăng đào thải chất độc ra bên ngoài và tăng tuần hoàn máu cho da. Người bệnh chỉ cần rửa sạch lá kinh giới, đun sôi nước và thả lá kinh giới vào nồi và đun sôi trong 5 phút. Sau đó, dùng nồi nước này để xông hơi vào vùng da bị ngứa, chú ý không xông bằng nước quá nóng, để tránh làm tổn thương da và bỏng rát da.

Lưu ý: Trước khi dùng mẹo dân gian để chữa trị ngứa da thì bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ bởi vì một số biện pháp có thể gây ra ảnh hưởng tới làn da hoặc sức khỏe tổng thể.

Những mẹo dân gian trị ngứa về đêm tại nhà hiệu quả

4. Trị ngứa da toàn thân vào ban đêm bằng Đông Y

Đông Y hiện nay đang là giải pháp được đánh giá rất cao trong việc giảm ngứa ngáy vào ban đêm, đây là giải pháp phù hợp cho những trường hợp ngứa da vào ban đêm do độc tố tích tụ bên trong cơ thể hoặc dưới da.

Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm trên thị trường chỉ tập trung vào tăng cường chức năng thải độc ở gan, khiến cho hiệu quả thải độc của cơ thể không cao. Khiến cho chất độc vẫn còn tồn đọng và tích lũy trên cơ thể, làm cho ngứa da vào ban đêm vẫn bị tái phát.

Nhưng để tìm được giải pháp giúp thải độc hiệu quả cao, ngăn chặn ngứa da vào ban đêm vượt trội mà không còn lo ngại tái phát nhiều lần là điều không dễ dàng.

Hiện nay, Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất đang được đánh giá rất cao về hiệu quả thải độc, giúp loại bỏ tối đa chất độc cho cơ thể, ngăn ngừa độc tố tích tụ trong cơ thể. Và từ đó giúp giảm ngứa da vượt trội.

Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương có cơ chế tác động ưu việt, giúp cho đánh bay cảm giác ngứa ngáy khó chịu:

  • Loại bỏ độc tố gây ngứa da tối đa, nhờ kích hoạt quá trình thải độc tự nhiên của 6 cơ quan trong cơ thể (gan, thận, ruột, da, phổi, hệ bạch huyết).
  • Ngăn ngừa ngộ độc tái phát (ngăn cảm giác ngứa da) quay trở lại.
  • Đưa độc tố ra ngoài cơ thể theo con đường tự nhiên, không xâm lấn, rất an toàn cho sức khỏe.

Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất Việt Nam, tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, một trong những đơn vị nghiên cứu và sản xuất Dược hàng đầu tại nước ta. Các sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất luôn dẫn đầu về chất lượng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dùng. Thủ Tướng Chính Phủ cũng đã trao tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia để ghi nhận chất lượng dịch vụ, và sự cống hiến rực rỡ của nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất cho nền sản xuất Dược phẩm của nước nhà.

Viên giải độc ngự y mật phương 9 trị ngứa da

VI - Làm thế nào để hạn chế bị ngứa da về đêm?

Để hạn chế hiện tượng bị ngứa da vào ban đêm, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng cho da, làm tăng nguy cơ gây ngứa da như: Bụi bẩn trong nhà, chăn ga có mạt rệp, lông động vật, thức ăn có hàm lượng protein cao.
  • Tránh xa việc sử dụng các loại đồ ăn có chứa chất kích thích, đồ uống có cồn, cà phê.
  • Cần lựa chọn các loại mỹ phẩm phù hợp cho từng loại da, tìm hiểu kỹ về các hợp chất có trong các sản phẩm mà bạn định sử dụng cho làn da.
  • Thường xuyên làm sạch cơ thể mỗi ngày bằng các loại sữa tắm hoặc dầu gội có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng quá mạnh cho da.
  • Dọn dẹp phòng ở, không gian sinh sống sạch sẽ, đặc biệt là chăn, đệm giường, chiếu ngủ.
  • Bổ sung vitamin, chất xơ và các khoáng chất thông qua hoa quả và rau xanh.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, ít nhất khoảng 1.5 lít nước hàng ngày để giúp loại bỏ tác nhân gây ngứa da ra ngoài cơ thể.
  • Cần chữa trị tích cực các bệnh lý gây ngứa da vào ban đêm, chữa càng sớm càng tốt và để tránh làm cho tổn thương ở da ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Tránh xa căng thẳng, luôn giữ tâm trạng và cảm xúc ổn định, tăng cường chất lượng của giấc ngủ.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan về bị ngứa da vào ban đêm, mong rằng với những kiến thức mà bài viết đã cung cấp sẽ giúp bạn không còn ngứa da, sớm hồi phục tổn thương cho da, và có làn da thật khỏe mạnh nhé.

Lên đầu trang
Loading