Có cảm giác ngứa dưới da (trong da thịt) là dấu hiệu của bệnh gì?

2023-06-08 08:56:34

Ngứa da có thể là một phản ứng dị ứng do cơ thể bị kích ứng với một tác nhân nào đó, nhưng có những trường hợp bị ngứa dưới da, cho chúng ta cảm giác ngứa ngáy từ bên trong da mà mắt không thể nhìn thấy. Đây có thể là tiềm ẩn của nhiều nguyên nhân gây ra.

I - Ngứa dưới da là gì?

Tình trạng ngứa dưới da xuất hiện là do người bệnh gặp phải tổn thương phần dưới da hay phần bên trong cơ bắp. Điều này khiến người bệnh không có cảm giác ngứa trên bề mặt da, mà cơn ngứa xuất phát từ dưới da, trong da thịt.

Hiện tượng này mang đến cảm giác ngứa râm ran, châm chích như kiến bò khó chịu tuy không nổi rõ trên bề mặt da nhưng vẫn kích thích làm cho người bệnh phải gãi ngứa và sẽ làm tổn thương tới da. Xuất hiện nhiều ở khu vực dưới cánh tay, dưới chân, cổ, toàn thân.

Ngứa dưới da đôi khi còn kèm theo triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây bệnh như khô, rát da, sưng đỏ. Dấu hiệu ngứa da có thể tồn tại khoảng 1 - 2 tiếng hoặc có thể kéo dài hơn.

Cảm giác khi gặp ngứa dưới da

II - Ngứa dưới da là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Nguyên nhân ngứa dưới da có thể là dấu hiệu của những bệnh lý sau và nó làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống làm việc và sinh hoạt hằng ngày.

1. Chức năng thận suy giảm

Thận là một trong 2 cơ quan có chức năng đào thải độc tốt. Khi đó, nếu thận chưa bị tổn thương thì khả năng thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể rất hiệu quả.

Tuy nhiên, chỉ cần chức năng của thận kém đi thì sẽ ảnh hưởng tới quá trình đào thải. Độc tố tích tụ qua da nên hầu hết người bệnh xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.

Một yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng tới chức năng thận bị tổn thương là do chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa lành mạnh, dễ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh liên quan và khiến quá trình đào thải bị trì trệ.

2. Bệnh lý về gan

Khi chức năng gan khỏe mạnh sẽ hỗ trợ mật dẫn tới ruột, đây là nơi giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và đào thải những độc tố ra khỏi cơ thể. Nhưng nếu trong trường hợp gan có tổn thương sẽ khiến mật lưu lại trong máu, không đi xuống ruột. Lúc này, mật lắng đọng dưới da và nó là nguyên nhân khiến người bệnh xuất hiện tình trạng ngứa ngáy.

Bệnh về gan có thể gây ngứa dưới da

3. Bệnh lý tuyến giáp

Khi tuyến giáp là cơ quan giúp điều hòa nội tiết và giúp thực hiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi đối mặt tới bệnh liên quan tới tuyến giáp thì đồng nghĩa, có thể sẽ dẫn tới tình trạng duy giảm chức năng hoặc khiến chức năng hoạt động quá mức, dù tình trạng nào xảy ra thì cũng ảnh hưởng tới yếu tố sức khỏe.

Khi hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn, sẽ làm dẫn tới tình trạng ngứa ngáy dưới da, khó chịu, bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới việc kiểm soát cân nặng, chu kỳ kinh nguyệt, ăn mất ngon, sinh lý bị suy giảm.

4. Bệnh Celiac

Celiac là một bệnh rối loạn miễn dịch có yếu tố di truyền, nó xuất hiện khi hệ miễn dịch trong cơ thể nhận thức nhầm giữa vi khuẩn và thực phẩm. Hậu quả nó đem lại làm tổn thương tới lớp màng trong ruột.

Khi đối mặt với tình trạng bệnh này, nếu không điều trị tốt sẽ gây ra tình trạng ngứa da, châm chích khó chịu và làm suy giảm hệ thống dây thần kinh, gây ra bệnh tụy hay làm tăng nguy cơ vô sinh.

Bệnh Celiac gây biểu hiện ngứa từ trong da

5. Viêm da kích ứng

Viêm da kích ứng là do cơ địa xảy ra phản ứng dị ứng đối với những thành phần như mỹ phẩm, hóa chất, lông động vật, thực vật… Khi tình trạng này xảy ra sẽ dẫn tới da có hiện tượng mẩn đỏ, sưng tấy và có thể kèm theo mụn nước hoặc có mủ.

Đây được coi là tình trạng cấp tính và có thể hết sau vài giờ, nhưng cũng không nên chủ quan vì nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới da có nguy cơ tổn thương nặng.

6. Bệnh đa xơ cứng

Đa xơ cứng được cho là một bệnh thần kinh mạn tính, gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. Bệnh được cho là do chứng rối loạn trung gian miễn dịch gây ra, và dễ có nguy cơ tấn công nhầm tới mô khỏe mạnh.

Triệu chứng do bệnh này gây ra có thể kể đến như có cảm giác bỏng rát, đau nhức như kim châm từ bên trong cơ thể.

Bệnh đa xơ cứng có thể là nguyên nhân gây ngứa dưới da

7. Ngứa do tổn thương thần kinh

Tình trạng này xuất hiện nhiều ở người đã từng bị zona, đột quỵ…, gây ra cảm giác ngứa dưới da, trong cơ. Người bị ngứa dưới da có thể là do tình trạng rối loạn chức năng dây thần kinh ngoại biên, điều này khiến dây thần kinh bị tác động khiến khả năng hoạt động bị trì trệ gây ra cảm giác tê bì, châm chích, ngứa ngáy như kiến cắn từ sâu bên trong da.

Tìm hiểu thêm: Ngứa lòng bàn tay là bệnh gì?

Bệnh Zona, đột quỵ gây ra các vấn đề về thần kinh, gây cảm giác ngứa dưới da

8. Viêm mạch do tập thể dục

Mọi người hay gặp phải tình trạng ngứa ngáy khi thời tiết nóng hơn và đặc biệt là sau mỗi buổi tập thể dục. Khi mạch máu bị giãn nở hoặc bị cơ chèn ép quá mức do quá trình vận động sẽ gây viêm, thành mạch bị thay đổi và gây ra hạn chế lưu lượng máu. Tất cả điều này xảy ra sẽ gửi tín hiệu tới dây thần kinh, từ đó gây ra tình trạng ngứa dưới da.

9. Bệnh dị ứng

Dị ứng không còn quá xa lạ nữa, nó là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da, phát ban trên cơ thể và nổi mẩn nhiều trên bề mặt da. Khi đối mặt với thời tiết thay đổi, phấn hoa, dị ứng thức ăn, nấm mốc… sẽ càng khiến cơ thể bị dị ứng càng trở nên nghiêm trọng hơn, mà triệu chứng ban đầu thường là cảm giác ngứa bên dưới da, trong da. Và đôi khi, người bệnh có thể xuất hiện cả triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi.

Bệnh dị ứng gây mề đay, ngứa trong da

III - Bị ngứa trong da còn do những nguyên nhân nào khác?

Ngoài lý do bệnh lý, thì còn có những tác nhân sau cũng có thể gây cảm giác ngứa dưới da.

  • Mang thai: Trong thời kỳ bầu bí, sự gia tăng sản xuất hormone có thể khiến nội tiết tố bị rối loạn. Cộng thêm việc da vùng bụng được mở rộng theo sự phát triển của thai nhi có thể gây cảm giác ngứa từ bên trong da.
  • Căng thẳng, lo lắng: Một nguyên nhân ít ai để ý tới cũng có thể khiến da có cảm giác ngứa từ bên trong, đó là do căng thẳng hoặc lo lắng quá độ. Các nhà khoa học gọi đây là tình trạng “ngứa tâm lý”, khiến người mắc có cảm giác ngứa ngáy mặc dù không hề có nguyên nhân gây ngứa thực sự trên da.
  • Khô da: Người sống trong môi trường khô hanh, độ ẩm kém, người già hoặc người ít uống nước thường có làn da khô rát hơn. Các tế bào da chết nằm trên bề mặt da sẽ gây ra những cảm giác ngứa châm chích và rát, cũng như tạo điều kiện cho các bệnh lý gây ngứa trên da phát triển.
  • Nhiễm giun sán: Cơ thể bị nhiễm giun sán do ăn uống kém vệ sinh hoặc lâu ngày chưa tẩy giun định kỳ cũng là nguyên nhân gây ngứa trong da. Các loại ký sinh trùng này sẽ sản sinh ra các độc tố trong máu người bệnh, và từ máu sẽ phân tán tới các vị trí trên cơ thể, tạo ra cảm giác ngứa bên dưới da hoặc “ngứa trong máu” như nhiều người hay gọi.
  • Ngứa cơ: Đôi khi cơn ngứa người bệnh gặp phải không thật sự xuất phát từ dưới làn da hoặc trong máu, mà là do cơ bắp. Tình trạng ngứa cơ cũng gây cảm giác bứt rứt khó chịu, ngứa ngáy tại các vùng cơ bắp, thường xuất hiện sau khi vận động mạnh hoặc tập thể thao trong thời gian liên tục.

IV - Những cách trị ngứa dưới da hiệu quả nhất

Đối với cách điều trị để giảm tình trạng ngứa da tại nhà, người bệnh có thể tham khảo để biết đến 2 cách sau:

1. Biện pháp khắc phục tại nhà

  • Sử dụng kem dưỡng da nhẹ nhàng, không gây kích ứng bôi nhẹ và massage đều trên da.
  • Sử dụng nước mát để tắm và ngâm mình trong bồn để giúp cơ thể thư giãn, máu được lưu thông tốt.
  • Thiền định để giúp tâm tịnh, quên đi cảm giác ngứa ngáy.
  • Áp dụng tư thế yoga, điều hòa lưu thông máu.
  • Chườm đá lạnh tại vùng da có cảm giác ngứa.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trong trường hợp vết ngứa nổi mẩn trên da.
Cách trị ngứa dưới da, giảm ngứa trong da tại nhà

2. Sử dụng thuốc Tây y

Người bệnh có thể dùng một số loại thuốc tân dưới dưới đây để trị ngứa dưới da:

  • Thuốc chống trầm cảm, chống lo âu để trị ngứa dưới da nếu tình trạng ngứa có liên quan tới các bệnh về thần kinh.
  • Thuốc kháng histamin nếu ngứa dưới da là do dị ứng, nổi mề đay.
  • Thuốc tăng cường chức năng, bổ gan nếu tình trạng ngứa trong da là do gan thận hoặc bệnh tuyến giáp.

Tuy nhiên người bệnh vẫn nên lưu ý rằng không nên tùy ý dùng thuốc mà phải qua sự hướng dẫn từ bác sĩ trước đó.

3. Gây tê cục bộ

Gây tê cục bộ là một biện pháp khác, dùng để hỗ trợ điều trị căn nguyên cơn ngứa do bệnh lý thần kinh. Kỹ thuật này giúp làm tê liệt các dây thần kinh xung quanh vùng da có cảm giác khó chịu, giảm ngứa một cách tạm thời.

4. Bấm huyệt hoặc xoa bóp

Người bệnh có thể thử bấm huyệt hoặc dùng phương pháp mát xa, xoa bóp để cải thiện tình trạng và ngăn ngừa ngứa dưới da. Phương pháp này sẽ giúp giảm căng thẳng cơ bắp, khai thông huyệt đạo qua đó giúp các chức năng phủ tạng ổn định.

Tìm hiểu thêm: Những cách bấm huyệt chữa ngứa toàn thân

5. Sử dụng thuốc Đông y

Để cải thiện và tăng cường chức năng gan thận tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo sản phẩm Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, giúp phục hồi chức năng, khắc phục được từ sâu bên trong ra đến bên ngoài. Đó là, vừa cải thiện được tình trạng ngứa ngáy châm chích dưới da, vừa giúp tăng cường chức năng gan, thận khiến quá trình đào thải độc tố hoạt động tốt hơn… lấy lại một cơ thể tràn trề, nhiều sức sống nhanh chóng.

V - Làm thế nào để hạn chế tình trạng ngứa trong da?

Hãy chú ý tuân thủ theo các biện pháp dưới đây để hạn chế tình trạng ngứa dưới da xuất hiện và làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

  • Kiểm soát căng thẳng bằng cách dành thời gian ngồi thiền và tập yoga mỗi ngày.
  • Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và điều chỉnh lượng công việc phù hợp để tránh tạo áp lực lên dây thần kinh trung ương.
  • Không nên mặc quần áo quá chật, bó sát vào da.
  • Chăm sóc và bảo vệ da nên lựa chọn những loại sản phẩm có độ pH cân bằng, không gây kích ứng, dịu nhẹ.
  • Không tiếp xúc gần với những thành phần gây dị ứng.
  • Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày và tạo độ ẩm cho da khi thời tiết hanh khô xuất hiện.
  • Tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
Cách phòng tránh ngứa dưới da

Có thể thấy, ngứa dưới da về nhất thời không gây ảnh hưởng tiêu cực gì nhiều tới sức khỏe người mắc, mà chỉ gây ra cảm giác khó chịu do cơn ngứa nằm sâu bên trong da. Tuy nhiên, tình trạng này có khả năng đang cảnh báo tới người bệnh về một trong những chứng bệnh như đã nêu trên. Do đó, người bị bệnh ngứa trong da nên sớm dành thời gian thăm khám để chẩn đoán đúng bệnh lý, đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.

Lên đầu trang
Loading