Ngứa kẽ ngón tay là triệu chứng bệnh gì? 8 cách trị hiệu quả nhất
Kẽ ngón tay bị ngứa ngáy, gãi liên tục mà vẫn thấy ngứa gây ra cảm giác bứt rứt khó chịu, khiến người bệnh không thể tập trung làm việc hoặc sinh hoạt. Vậy nguyên nhân nào gây ngứa kẽ ngón tay và đâu là giải pháp điều trị hiệu quả nhất? Mời bạn đọc ngay bài viết này để có câu trả lời chính xác nhất.
I - Những nguyên nhân gây ngứa kẽ ngón tay
Dưới đây là một vài nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ngứa kẽ ngón tay ở người bệnh, cụ thể như:
- Tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, hóa chất, chất độc hại… có thể len lỏi vào kẽ ngón tay, gây mẩn ngứa và nổi mề đay.
- Do côn trùng hoặc sâu bọ cắn: Côn trùng như muỗi, ong, kiến và bọ chét có thể gây ngứa ở khu vực kẽ giữa ngón tay khi bị chúng cắn vào các vị trí này, do đây là vùng da mỏng nhất trên tay, nên sẽ dễ bị mẩn ngứa hơn.
- Ăn phải thực phẩm dị ứng: Những người có cơ địa dị ứng với hải sản, tôm, sữa bò cũng có thể bị ngứa và sưng ở kẽ ngón tay sau khi ăn phải một trong các thực phẩm dị ứng này. Khi này, hệ miễn dịch nhận diện các thành phần trong thực phẩm là gây hại và phản ứng bằng cách gây ngứa ngáy và mẩn ngứa trên tay.
- Làm việc trong môi trường ẩm ướt và tiếp xúc với hóa chất: Những người làm việc trong môi trường như này tay thường dễ phải tiếp xúc với các đồ vật hoặc hóa chất, từ đó gây ra phản ứng ngứa dị ứng.
- Thời tiết hanh khô: Thay đổi thời tiết và không khí khô hanh mùa đông có thể làm cho da vùng kẽ ngón tay bị khô nứt, chảy máu. Điều này làm da mất đi lớp bảo vệ tự nhiên và trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây dị ứng, dẫn đến ngứa ngáy và khó chịu.
II - Tình trạng ngứa kẽ ngón tay là dấu hiệu của bệnh gì?
1. Bệnh ghẻ nước
Một trong những nguyên nhân chính gây ra ngứa ở kẽ ngón tay là do mắc phải bệnh ghẻ nước. Khi đó, người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng đi kèm có thể là:
- Xuất hiện mụn nước nhỏ, nằm rải rác ở kẽ ngón tay .
- Ngứa nghiêm trọng, càng gãi càng ngứa, đặc biệt là vào buổi đêm khi con cái ghẻ đào hang làm tổ trong các kẽ ngón tay.
2. Bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là một dạng của bệnh chàm, bệnh lý này gây tổn thương và ngứa trong lòng bàn tay hoặc kẽ ngón tay. Tình trạng này có thể là do nhiễm phải vi rút, vi khuẩn, nấm hoặc do sức đề kháng yếu gây nên bệnh.
Biểu hiện người bị bệnh tổ đỉa bao gồm:
- Ngứa liên tục lòng bàn tay chân, hoặc ngứa các kẽ ngón tay chân.
- Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, có thể vỡ ra khi người bệnh gãi mạnh và sau đó hình thành lớp sừng trên bề mặt da.
3. Bệnh lý gan, thận
Ngứa kẽ ngón tay cũng là một trong những dấu hiệu phản ánh chức năng gan thận suy giảm. Bởi gan, thận là những cơ quan quan trọng của cơ thể đảm nhận nhiệm vụ thải độc.
Khi gan, thận yếu hoặc mắc bệnh lý (suy gan thận, viêm gan thận) thì khả năng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể yếu dần đi, độc tố sẽ tích tụ tại da và nhiều cơ quan khác. Điều này khiến cho da kích ứng ở nhiều chỗ, và gây nên tình trạng ngứa ở khu vực bàn tay.
4. Bệnh tiểu đường
Theo thống kê, cứ 10 người thì có 3 người bệnh tiểu đường thường xuyên bị ngứa kẽ ngón tay, ngón chân. Người bị bệnh tiểu đường có thể gặp phải tình trạng ngứa do sự thiếu hụt insulin khiến tăng lượng nước tiểu bị đào thải ra ngoài, khiến cơ thể mất nước và da khô nứt nẻ.
Khi da bị khô nứt nẻ sẽ làm cho da dễ kích ứng, nhạy cảm và làm tăng nguy cơ gây ngứa kẽ ngón tay hoặc ngứa bàn tay.
5. Nhiễm nấm kẽ ngón tay
Một số trường hợp làm việc tiếp xúc với đất cát, hoặc bụi bẩn thường xuyên có thể dễ bị nhiễm nấm ở các kẽ ngón tay hoặc ngón chân. Khi bị nấm, da phản ứng lại bằng cách giải phóng chất trung gian, làm tăng cảm giác ngứa hoặc sưng phù.
XEM THÊM: Ngứa lòng bàn tay là bệnh gì?
III - Ngứa kẽ ngón tay có tự khỏi không? Có nguy hiểm không?
Tình trạng ngứa kẽ ngón tay không nguy hiểm, tuy nhiên không thể tự khỏi nếu không trị liệu hoặc khắc phục giảm ngứa. Do vậy người bệnh nên khắc phục ngay từ sớm bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý và có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe.
Ngoài ra, tình trạng ngứa ở giữa các ngón tay còn làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Nếu cơn ngứa xuất hiện vào ban đêm thì có thể gây rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, thiếu ngủ), làm cho sức khỏe của người bệnh đi xuống.
Nếu để tình trạng này kéo dài thì người bệnh có thể gãi ngứa nhiều lần gây xước da, viêm loét và tổn thương kẽ ngón tay. Đây có thể là cơ hội cho vi khuẩn và nhiều mầm bệnh khác bên ngoài tấn công và làm cho tình trạng ngứa ngày càng nặng hơn.
IV - Những cách trị ngứa kẽ ngón tay hiệu quả ngay tại nhà
1. Chữa ngứa kẽ ngón tay bằng mẹo dân gian
Trong trường hợp ngứa nhẹ, hoặc mới bị ngứa kẽ ngón tay, người bệnh có thể thử áp dụng một số mẹo dân gian như sau:
- Dùng rượu tỏi: Bạn có thể dùng tỏi kết hợp với rượu trắng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm gây ngứa ở khu vực kẽ ngón tay. Hãy bóc sạch vỏ 3-4 củ tỏi, cho tỏi vào bình rượu trắng (khoảng 200ml rượu trắng) và ngâm trong khoảng 5 ngày. Sau đó, dùng rượu tỏi xoa vào các kẽ ngón tay, thực hiện hàng ngày để thu được hiệu quả giảm ngứa nhanh nhất.
- Ngâm tay vào nước muối ấm: Đây là nguyên liệu có tính chất kháng khuẩn và làm sạch rất tốt. Để giảm triệu chứng ngứa ngứa ở vị trí khó chịu này, bạn có thể pha 2 thìa cà phê với một lượng nước ấm vừa đủ (khoảng 500-600ml nước) và sau đó ngâm tay hàng ngày vào nước muối ấm như vậy. Thực hiện hàng ngày, chắc chắn tình trạng ngứa kẽ ngón tay sẽ thuyên giảm.
- Thoa tinh dầu dừa vào khu vực kẽ ngón tay: Loại nguyên liệu tự nhiên này đặc biệt phù hợp với những người bị ngứa kẽ tay. Trong dầu dừa có chứa thành phần ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi rút, nấm. Nhờ đó giúp giải quyết nguyên nhân gây ngứa. Chỉ cần lấy dầu dừa thoa vào vùng da tay bị ngứa hàng ngày, để dầu dừa trong khoảng 15 phút và sau đó rửa sạch lại với nước.
2. Trị ngứa kẽ tay bằng thuốc Đông y
Đông y là giải pháp chữa trị ngứa mang lại nhiều ưu điểm vượt trội nhất, khắc phục nhược điểm của các biện pháp khác như:
- Tăng cường khả năng thải độc của cơ thể, tránh độc tố tích tụ khiến kẽ ngón tay bị ngứa ngáy.
- Đem lại hiệu quả bền vững, ngăn ngừa ngứa kẽ ngón tay tái phát.
- Lành tính, an toàn không gây nhiều tác dụng phụ như thuốc Tây Y.
Tuy nhiên, không phải sản phẩm Đông y nào cũng đem lại nhiều lợi ích như đã kể trên, nhất là những sản phẩm trôi nổi trên thị trường không được nghiên cứu rõ ràng về tác dụng và có chứa nhiều thành phần gây hại cho sức khỏe con người.
Chỉ có Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương, sản phẩm chuẩn Đông Y thế hệ 2 đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về cơ chế tác dụng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương đem đến cơ chế tác động toàn diện giúp khắc phục chứng ngứa kẽ ngón tay, tác dụng vượt trội và an toàn:
- Kích hoạt quá trình thải độc của toàn bộ các phủ tạng trong cơ thể (gan, thận, ruột, phổi, da, hệ bạch huyết), nhờ đó đào thải chất độc tránh tích tụ ở da. Nhờ đó giảm ngứa kẽ, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
- Đưa độc tố ra ngoài theo con đường tự nhiên, không xâm lấn và hoàn toàn an toàn cho sức khỏe.
- Đem lại hiệu quả bền vững, hạn chế tái phát.
Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đạt chuẩn GMP-WHO, được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia.
"Trong uống ngoài bôi", bên cạnh việc sử dụng Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương để tăng cường đào thải các độc tố gây ngứa kẽ ngón tay, người bệnh có thể sử dụng thêm kem bôi giúp xoa dịu cơn ngứa và tăng khả năng phục hồi tổn thương cho da.
Và sản phẩm kem bôi dành được đánh giá cao nhất đó chính là Kem da Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất. Sản phẩm mang đến công dụng làm giảm tình trạng ngứa, giảm sưng tấy, hỗ trợ tái tạo da và giúp da nhanh liền vết thương.
Sự kết hợp giữa Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương cùng với Kem da Ngự Y Mật Phương đem lại hiệu quả vượt bậc trong việc hỗ trợ điều trị ngứa kẽ ngón tay, rút ngắn thời gian điều trị và giúp người bệnh sớm thoát khỏi tình trạng này.
3. Dùng thuốc Tây y
Nếu tình trạng ngứa kẽ ngón tay trở nên nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến mất ăn mất ngủ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thì bạn có thể dùng thuốc Tây để cải thiện triệu chứng này. Một số loại thuốc Tây dùng để khắc phục triệu chứng ngứa, làm dịu da bao gồm:
- Thuốc kháng Histamin: Có tác dụng ức chế histamin, chống lại phản ứng ngứa trên da. Các loại thuốc kháng histamin thường dùng bao gồm: clorpheniramin, diphenhydramin…
- Kem bôi chứa corticoid: Dạng kem bôi có chứa thành phần corticoid giúp bạn khắc phục nhanh chóng triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
- Kem dưỡng ẩm: Sản phẩm này có tác dụng bổ sung độ ẩm cần thiết cho da, phòng ngừa da khô nứt nẻ và kích ứng da. Nhờ đó, làm dịu bớt cơn ngứa da khó chịu.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Nếu tình trạng ngứa kẽ ngón tay có liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch, hệ miễn dịch nhận diện nhầm yếu tố gây hại và tấn công đến vùng da ở kẽ ngón tay. Trường hợp này có thể sử dụng tới một số thuốc ức chế miễn dịch như: corticoid.
Tuy nhiên, các loại thuốc Tây này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng. Nếu trong quá trình sử dụng phát hiện thấy bất thường (triệu chứng nặng hơn) cần ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ.
V - Những lưu ý để hạn chế bị ngứa kẽ ngón tay
Để phòng ngừa ngứa kẽ ngón tay, bạn nên áp dụng một số biện pháp như sau:
- Thường xuyên làm sạch bàn tay, các kẽ ngón tay tránh tạo cơ hội cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút và nấm xâm nhập và gây bệnh.
- Không tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng như: đất cát, bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa…
- Không dùng chung quần áo hoặc các đồ vật cá nhân với những người bị bệnh ngoài da (viêm da, chàm…).
- Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, làm việc khoa học và ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt chống lại các tác nhân gây ngứa.
- Điều trị triệt để các bệnh lý gây nên tình trạng ngứa kẽ ngón tay, để phòng ngừa nguy cơ ngứa ngáy khó chịu ở vùng bàn tay.
Ngứa kẽ ngón tay thật sự ảnh hưởng nhiều tới công việc, sinh hoạt và nếu không xử lý kịp thời có thể gây nên tổn thương da. Do vậy, việc nhận biết và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng sẽ giúp giảm nguy cơ ngứa kẽ ngón tay và giữ cho da luôn khỏe mạnh. Nếu tình trạng ngứa kéo dài, người bệnh nên tới bệnh viện để kiểm tra liệu có đang mắc phải các bệnh lý như đã kể trên hay không để đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp.
