Ngứa lòng bàn tay là bệnh gì? Nguyên nhân & 6 mẹo chữa ngứa hiệu quả

2023-06-21 10:42:17

Trong cuộc sống, chắc hẳn không ít lần chúng ta gặp phải tình trạng ngứa lòng bàn tay. Triệu chứng này đến và đi khá nhanh, có thể do các vấn đề như khô da, dị ứng gây nên. Tuy nhiên, lòng bàn tay bị ngứa cũng có thể là triệu chứng báo hiệu cho nhiều bệnh lý nguy hiểm bên trong cơ thể. Hãy tìm hiểu ngay về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý, phòng ngừa tình trạng này ngay trong bài viết dưới đây.

I - Những biểu hiện khi bị ngứa lòng bàn tay

Người gặp phải tình cảnh này thường có một số biểu hiện dễ nhận thấy như sau:

  • Ngứa ngáy: Đây có thể coi là dấu hiệu đặc trưng nhất, người bệnh thường có cảm giác châm chích, muốn gãi ngứa để dễ chịu hơn. 
  • Đau hoặc sưng: Điều này có thể diễn ra ngay cả khi bạn không hoạt động vùng bàn tay. Đau và sưng lòng bàn tay có thể dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng, có thể khiến cho vùng da ở lòng bàn tay bị tổn thương hoặc tăng nguy cơ nhiều vấn đề khác về da liễu.
  •  Ửng đỏ hoặc nổi mẩn: Nổi mẩn hay ửng đỏ, có thể kèm theo tăng nhiệt độ trong lòng bàn tay là triệu chứng thường gặp ở những người bị ngứa lòng bàn tay. Nguyên nhân có thể do phản ứng dị ứng hoặc nhiễm khuẩn ở da.
  • Cảm giác nóng rát: Một số trường hợp cảm thấy nóng rát trong lòng bàn tay, điều này có thể do quá trình viêm nhiễm làm tăng số lượng tế bào bạch cầu đến khu vực bị tổn thương. Đồng thời quá trình cũng kích thích lưu lượng máu đến lòng bàn tay, từ đó có thể gây ra nóng rát.
  • Da trở nên khô và bong tróc: Đây là dấu hiệu thường đi kèm với triệu chứng ngứa lòng bàn tay. Tổn thương này có thể làm cho da bị mất nước, từ đó da sẽ trở nên khô hơn và bong tróc. 

II - Ngứa lòng bàn tay là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Dị ứng

Khi tay bạn tiếp xúc với một số chất gây kích ứng (chẳng hạn như xà phòng, nước hoa, chất tẩy rửa, đồ vật kim loại,…) có thể gây ra hiện tượng dị ứng, khiến cho lòng bàn tay bị ngứa rát, nổi mẩn đỏ. Tình trạng dị ứng này còn được gọi là chứng viêm da tiếp xúc, các triệu chứng có thể xảy ra sau vài phút hoặc vài giờ kể từ khi tiếp xúc với chất gây kích ứng.

2. Khô da

Làn da khô, thiếu độ ẩm là tình trạng thường xảy ra trong mùa khô hanh, khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc khi không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Khi da tay bị khô, không chỉ gây ra cảm giác ngứa rát mà còn có thể gây bong tróc, nứt nẻ, chảy máu hoặc đổi màu da.

Ngứa lòng bàn tay do khô da

3. Xơ gan ứ mật

Ngứa trong lòng bàn tay cũng có thể là dấu hiệu của một chứng bệnh rối loạn tự miễn dịch được gọi là xơ gan ứ mật nguyên phát. Bệnh lý này gây ảnh hưởng đến ống mật nối tiếp từ gan về ruột non, khiến dịch mật đi qua đây bị ứ đọng. Dịch mật không thoát ra ngoài được không chỉ gây ra biểu hiện ngứa lòng bàn tay mà còn gây tổn thương tới gan, tăng nguy cơ dẫn đến xơ gan, thậm chí là suy gan vĩnh viễn.

Ngoài triệu chứng ngứa ở gan bàn tay, xơ gan ứng mật còn đi kèm với một số biểu hiện khác như buồn nôn, vàng da, tiêu chảy, khó tiêu, suy dinh dưỡng ở trẻ em,… 

 

Lòng bàn tay bị ngứa do bệnh xơ gan ứ mật

4. Bệnh chàm

Theo Hiệp hội bệnh chàm quốc gia (Hoa Kỳ), bệnh chàm (eczema) là chứng bệnh viêm da cực kỳ phổ biến. Mỗi loại bệnh chàm có thể gây ra nhiều biểu hiện cũng như mức độ khác nhau, nhẹ thì ngứa ngáy, bong tróc, nặng có thể phồng rộp, đau đớn.

Tại lòng bàn tay, dạng chàm phổ biến nhất là chàm tổ đỉa (dyshidrotic eczema) và chàm tay (hand eczema). Bệnh gây ra tình trạng ngứa dữ dội, da bàn tay trở nên khô nứt nẻ, ửng đỏ hoặc phồng rộp. Đối với dạng chàm tổ đỉa, lòng bàn tay còn xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ li ti chứa chất lỏng, có thể tồn tại trong vài tuần.

Xem thêm: Ngứa lòng bàn tay và bàn chân là triệu chứng của bệnh gì?

5. Bệnh vảy nến

Nếu lòng bàn tay người bệnh xuất hiện triệu chứng ngứa kèm các đốm màu đỏ tạo thành từng mảng dày với lớp da sừng bạc, rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh vảy nến. Chứng bệnh tự miễn dịch này khiến cho tế bào da liên tục được sản sinh, tạo thành từng lớp da xếp chồng lên nhau. Bệnh gây ra cảm giác ngứa không ngừng, tái đi tái lại từ vài tuần cho đến vài tháng, gây rất nhiều khó chịu cho người mắc.

6. Bệnh tiểu đường

Theo đó, do có lượng đường trong máu cao nên người mắc tiểu đường dễ bị khô da hơn, từ đó dễ gặp các vấn đề về da liễu gây ngứa ngáy ở bàn tay. Chưa kể một số nghiên cứu cũng cho thấy, số lượng cytokine (một chất gây viêm) ở người bệnh tiểu đường luôn ở mức cao hơn so với người thông thường. Đây là chất có thể kích thích gây ra cảm giác ngứa , nổi mẩn trên da, nếu tình trạng ngứa do bệnh tiểu đường kéo dài còn có nguy cơ mắc phải biến chứng liên quan đến thần kinh như bệnh đa dây thần kinh hay bệnh thần kinh ngoại biên.

Tìm hiểu thêm: Ngứa lòng bàn chân

Phản ứng phụ từ việc uống thuốc Tây có thể làm lòng bàn tay bị ngứa

7. Rối loạn nội tiết

Hiện tượng ngứa lòng bàn tay còn có thể xảy ra khi nội tiết tố thay đổi, rất hay gặp ở người mang thai, mãn kinh hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt. Thông thường, biểu hiện ngứa và mẩn đỏ ở tay do nội tiết sẽ tự thuyên giảm và hết hoàn toàn khi nội tiết tố được cân bằng trở lại. Tuy nhiên nếu các triệu chứng ngứa và mẩn không hết mà ngày càng nghiêm trọng, người bệnh nên sớm tới gặp bác sĩ để chẩn đoán. Bởi ngoài các yếu tố như mang thai, mãn kinh thì ngứa do nội tiết còn có thể xảy ra khi tuyến giáp gặp vấn đề.

8. Bệnh ghẻ nước

Đây là bệnh lý da liễu do ký sinh trùng sarcoptes scabiei (cái ghẻ) xâm nhập và gây tổn thương cho làn da. Ghẻ nước phát triển có thể khiến lòng bàn tay bị ngứa ngáy nổi hột (các nốt mụn nước). Các nốt mụn ngứa này còn có thể xuất hiện ở các vùng khác trên tay như đốt ngón tay, kẽ ngón tay hay mu bàn tay. Đặc biệt ngứa lòng bàn tay do ghẻ nước có thể dữ dội và khởi phát liên tục vào ban đêm do ký sinh trùng đào hang xâm nhập vào da.

Mời xem thêm: Ngứa kẽ ngón tay về đêm

Lòng bàn tay bị ngứa nổi hột do bệnh ghẻ nước

9. Hội chứng ống cổ tay

Ngứa lòng bàn tay kèm sưng tấy có thể là biểu hiện rối loạn thần kinh, trong đó thường gặp là hội chứng ống cổ tay do dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài triệu chứng ngứa, người bệnh còn có cảm giác bị tê bì, đau nhẹ, giảm cử động linh hoạt của tay.

10. Tác dụng phụ của thuốc

Theo một nghiên cứu về thuốc năm 2019, ngứa lòng bàn tay và nhiều vị trí khác trên da có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị, nhất là trong thời điểm mới dùng thuốc. Một số nhóm thuốc có thể gây ngứa da bao gồm:

  • Thuốc tim mạch heparin.
  • Thuốc kháng sinh penicillin.
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE).
  • Thuốc chẹn kênh canxi.
  • Thuốc chẹn kênh beta.
  • Một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng.

III - Ngứa lòng bàn tay có phải dấu hiệu nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra ngứa lòng bàn tay mà mức độ nguy hiểm có sự khác nhau, nếu đây chỉ đơn thuần là dấu hiệu của phản ứng dị ứng thì không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu ngứa lòng bàn tay liên quan đến bệnh lý thì đều có nguy cơ ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe. Và dù có là nguyên nhân nào thì ngứa lòng bàn tay đều gây ra cảm giác khó chịu, có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của tay cũng như tinh thần của người mắc.

IV - Những cách chữa ngứa lòng bàn tay hiệu quả nhanh chóng tại nhà

Có một số mẹo đơn giản giúp bạn đối phó với tình trạng ngứa lòng bàn tay ngay tại nhà như sau.

1. Sử dụng các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý

Người bị ngứa ở lòng bàn tay có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc phù hợp với tình trạng da, chẳng hạn như:

  • Với trường hợp ngứa do khô da: Có thể thoa kem dưỡng ẩm có chứa glycerin, axit lactic hoặc urea để cấp ẩm.
  • Với người bị chàm, vảy nến, viêm da: Có thể sử dụng kem bôi có chứa steroid không kê đơn, hydrocortison, kem dưỡng chứa glycerin hoặc dầu gốc để làm giảm tình trạng kích ứng, ngứa ngáy khó chịu ở lòng bàn tay. Tuy nhiên, nếu sử dụng kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như: da bị bào mòn, da dễ nhạy cảm kích ứng.
  • Với trường hợp dị ứng, ngứa và nổi mẩn: Sử dụng các loại thuốc kháng histamin, thuốc chứa steroid để giúp ức chế cơn ngứa và nổi mẩn ở lòng bàn tay.

Cách chữa ngứa lòng bàn tay bằng thuốc

2. Ngâm tay trong nước đá hoặc chườm lạnh

Một mẹo chữa ngứa lòng bàn tay rất hiệu quả đó là dùng khăn ngâm nước lạnh hoặc dùng đá viên lạnh, chai nước lạnh. Sau đó chườm nhẹ lên lòng bàn tay trong vài phút. Bằng cách này sẽ giúp làm dịu cảm giác ngứa và làm giảm mẩn đỏ trên tay.

4. Ngâm rửa tay trong nước muối ấm

Nước muối có thể loại bỏ được một số chất bẩn hoặc tác nhân gây mề đay mẩn ngứa trên da tay, do đó khi bị ngứa lòng bàn tay, người bệnh có thể dùng nước muối loãng để ngâm rửa tay. Cụ thể, pha một chút muối vào nước ấm rồi ngâm bàn tay trong khoảng 10 phút sẽ thấy cơn ngứa giảm bớt rất nhiều.

5. Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt và giải độc, là một biện pháp tự nhiên hữu ích để giảm ngứa và làm giảm tình trạng kích ứng trong lòng bàn tay bằng cách loại bỏ độc tố trong cơ thể, làm mát gan.

Chườm đá lạnh,ngâm nước muối để xử lý giảm ngứa bàn tay tại nhà

6. Giải độc, tăng cường chức năng gan

Như đã đề cập ở trên, tình trạng này là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, muốn điều trị được ngứa lòng bàn tay, trước hết cần chữa các bệnh lý đó.

Một trong những bệnh lý phổ biến gây ngứa lòng bàn tay như đã đề cập đến đó là suy giảm chức năng của gan. Gan hoạt động kém dẫn đến quá trình thải độc bị suy giảm, làm cho các độc tố không được thải ra ngoài hết, tích tụ vào nhiều bộ phận trong cơ thể và trong đó có lòng bàn tay.

Tăng cường chức năng gan và thận bằng bài thuốc Ngự Y Mật Phương

Do vậy, muốn trị dứt điểm ở những người có chức năng gan suy giảm thì cần tăng cường hoạt động thải độc ở gan. Đồng thời, có thể huy động quá trình đào thải chất độc tại nhiều bộ phận khác trong cơ thể (thận, ruột, hệ bạch huyết), có như vậy mới loại bỏ tối đa chất độc kích ứng, ngứa ở lòng bàn tay.

Và thực tế là trên thị trường hiện nay, chưa có bất kỳ sản phẩm nào có khả năng tăng cường chức năng của gan và các cơ quan khác trong cơ thể. Hầu hết các loại thuốc hoặc sản phẩm chỉ tập trung vào bồi bổ chức năng cho gan.

Duy nhất chỉ có Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương là có cơ chế toàn diện, tác động vào toàn bộ các cơ quan đào thải chất độc của cơ thể. Nhờ đó, giúp đem lại hiệu quả giảm ngứa lòng bàn tay bền vững và hạn chế sự tái phát.

Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương được bắt nguồn từ bài thuốc quý trong Ngự Y Mật Phương, sản phẩm dành riêng cho Vua Chúa thời xưa, đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và tinh chỉnh từng thành phần. Nhờ đó, sản phẩm đem lại hiệu quả vượt trội và thậm chí cạnh tranh được với tân dược trong nhiều trường hợp.

Viên giải độc Ngự y mật phương 9

V - Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng ngứa lòng bàn tay?

Mẩn ngứa·lòng bàn tay có thể phòng ngừa từ sớm khi bạn áp dụng các biện pháp phòng tránh như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh lòng bàn tay sạch sẽ, có thể bảo vệ bàn tay khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại bằng găng tay.
  • Nếu ngứa bàn tay là do nguyên nhân da liễu (như bệnh chàm, hoặc viêm da do tiếp xúc) thì hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa cơn ngứa bùng phát.
  • Dưỡng da bằng cách bôi kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng da khô nứt, ngứa ngáy khó chịu.
  • Tránh sử dụng sản phẩm làm sạch da có dạng gel vì trong đó có chứa nồng độ cồn cao, dễ làm cho da khô và tổn thương.
  • Trước khi dùng bất kỳ loại mỹ phẩm hoặc sản phẩm trên vùng da tay, bạn nên kiểm tra trước xem làn da của mình có hợp hay không. Cách thử như sau: Bạn cho một ít sản phẩm lên vùng cổ tay và để qua đêm. Nếu không thấy biểu hiện ngứa, kích ứng thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Cách phòng tránh bị ngứa ở lòng bàn tay

VI - Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cụ thể các trường hợp cần đến gặp bác sĩ bao gồm:

  • Triệu chứng ngứa lòng bàn tay kéo dài, không khỏi: Dù bạn đã sử dụng các phương pháp chăm sóc và khắc phục tại nhà nhưng biểu hiện này không có dấu hiệu thuyên giảm, và kéo dài liên tục thì nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
  • Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng: Ngứa lòng bàn tay có thể trở nên nặng nề hơn khi đi kèm với các biểu hiện khác như sưng viêm da, nổi mụn nhọt trên lòng bàn tay, bàn tay không thể cử động được… Lúc này, bạn cần đến sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ.
  • Xuất hiện thêm các biểu hiện đáng lo ngại: Nhiều trường hợp, ngứa lòng bàn tay còn đi kèm với nhiều biểu hiện nguy hiểm khác như sốt cao liên tục, tụt cân nhanh chóng, tiểu nhiều lần, suy kiệt sức khỏe, mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên. Nếu cũng đang đối mặt với tình cảnh này, bạn hãy nhờ đến sự giúp của chuyên gia y tế nhé.
  • Người bệnh có tiền sử bệnh lý: Nếu đã từng mắc các bệnh lý liên quan đến gan, mật, tiểu đường, rối loạn thần kinh và có biểu hiện ngứa lòng bàn tay thì bạn nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị để khắc phục các bệnh lý này.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống: Tình trạng này có thể làm cho bạn khó cử động vùng bàn tay, gây ra cảm giác khó chịu, làm giảm hiệu suất trong công việc hoặc học tập. Lúc này, sự thăm khám và lời khuyên đến từ bác sĩ là rất cần thiết để giúp bạn vượt qua tình trạng này.

Ngứa lòng bàn tay tuy không quá nguy hiểm, nhưng cần được chữa trị từ sớm để hạn chế biến chứng có thể xảy ra. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn tìm ra căn nguyên gây ngứa, giúp điều trị và phòng tránh hiệu quả.

Lên đầu trang
Loading