Ngứa lòng bàn tay và bàn chân: Nguyên nhân & Cách trị hiệu quả

2023-12-04 14:39:19

Ngứa lòng bàn tay bàn chân đem lại cảm giác bức bối, khó chịu, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của tay chân mà đây còn là bệnh lý tác động không nhỏ tới sức khỏe. Để vượt qua tình trạng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa ngứa lòng bàn tay bàn chân trong bài viết này nhé.

I - Ngứa lòng bàn tay, bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Dị ứng

Các tác nhân gây dị ứng như: nấm mốc, phấn hoa, bụi nhà, lông động vật hoặc một số thực phẩm (tôm, hải sản, trứng, sữa) có thể gây ra triệu chứng ngứa lòng bàn tay hoặc bàn chân.

Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân này có thể kích thích tăng cường sản xuất kháng thể để chống lại dị nguyên, nhưng cũng từ đó làm tăng sự hình thành histamin, một chất trung gian trong phản ứng dị ứng. Histamin là yếu tố gây ngứa lòng bàn bàn chân điển hình. Vì vậy, người mắc bệnh dị ứng thường xuất hiện hiện tượng ngứa ngáy như vậy.

Dị ứng gây ngứa lòng bàn tay và bàn chân

2. Côn trùng, sâu bọ cắn

Ngứa là một trong những phản ứng thường gặp khi bị côn trùng hoặc sâu bọ đốt. Bởi những loại vi sinh vật này khi đốt động vật hoặc người thì sẽ tiết ra chất độc, khi đó cơ thể con người cơ thể sẽ tạo ra kháng thể IgE để chống lại kháng nguyên của chất độc, từ đó làm tăng sản sinh ra histamin. Và chính histamin là nguyên nhân gây ngứa da, vị trí ngứa có thể là trong lòng bàn tay hoặc bàn chân.

3. Thay đổi nội tiết tố

Bị ngứa ở lòng bàn tay bàn chân có thể là do sự thay đổi nội tiết tố, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan chuyển hóa, đào thải các chất độc trong cơ thể. Ngứa do thay đổi nội tiết thường gặp ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh…

Ngứa lòng bàn tay bàn chân do nội tiết tố thay đổi

4. Ứ mật

Mật có vai trò quan trong việc phân giải, chuyển hóa các chất béo, đồng thời hỗ trợ gan trong việc đào thải chất độc. Ứ mật là tình trạng tồn đọng axit mật trong gan, axit mật không được đưa tới ống dẫn mật. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh ở bàn tay, bàn chân và gây ngứa tại vị trí này.

Nguyên nhân gây ra ứ mật là do người bệnh mắc phải các bệnh về gan (viêm gan B, C, áp xe gan), hoặc các bất thường khác liên quan đến túi mật hoặc đường mật.

Nên đọc: Nổi mẩn ngứa ở chân là bệnh gì?

5. Bệnh xơ gan ứ mật

Một trong những biến chứng nguy hiểm của ứ mật đó là mắc bệnh xơ gan, điều này có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan, cản trở đến quá trình đào thải chất độc ở gan. Từ đó có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như: Xuất huyết đường tiêu hóa, ngứa lòng bàn tay bàn chân, suy thận hoặc thậm chí là hôn mê…

Không chỉ có vậy, người bệnh xơ gan ứ mật còn có biểu hiện như: Khô mắt miệng, người mệt mỏi, da vàng, khô da, sụt cân…

Nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời thì xơ gan ứ mật còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: suy gan, ung thư gan…

Bệnh xơ gan ứ mật có biểu hiện là ngứa chân tay

6. Bệnh lý về da

Nếu mắc phải bệnh lý về da có thể làm cho sức đề kháng của da bị suy giảm, làm cho da dễ bị tổn thương và kích ứng, trong đó có vùng niêm mạc ở lòng bàn tay bàn chân. Ví dụ như mắc một số bệnh lý dưới đây:

- Bệnh ghẻ: Người mắc phải căn bệnh này thường xuyên xuất hiện các biểu hiện ngứa lòng bàn tay, bàn chân, nhất là vào ban đêm khi cái ghẻ đẻ trứng trên da. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ là do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei tấn công, bệnh có thể lây sang người lành nếu như có sự tiếp xúc với người bệnh thông qua việc ngủ chung giường, sử dụng quần áo hoặc các loại khăn cùng với nhau.

Người mắc bệnh ghẻ có thêm các biểu hiện khác như: Da lở loét, nổi phát ban, khô da, bong tróc…

Xem thêm: Bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân về đêm là bệnh gì?

Bị ngứa lòng bàn tay bàn chân do bệnh ghẻ

- Bệnh vảy nến: Bệnh vảy nến thường bắt nguồn từ rối loạn hệ thống miễn dịch, hoặc do di truyền. Khi đó các tế bào da phát triển quá mức, tập trung thành mảng dày với màu trắng hoặc đỏ. Vảy nến có thể diễn ra trong suốt thời gian dài, có tính chất tái phát lặp đi lặp lại. Thậm chí nhiều người bệnh đã phải sống chung với căn bệnh này đến hết cuộc đời.

Ngoài ngứa lòng bàn tay bàn chân thì người mắc bệnh vảy nến thường có thêm các biểu hiện như: Da đóng vảy trắng, xuất hiện các mảng da dày cộm lên, các khớp sưng đau…

- Bệnh chàm: Người mắc bệnh chàm thường có một số biểu hiện như: Xuất hiện nhiều mụn nước, nếu loại mụn này vỡ ra thì có thể gây ra ngứa ngáy khó chịu, da khô đóng vảy. Bệnh có thể tái phát liên tục nhiều lần, gây ra nhiều tổn thương cho da. Thậm chí có người bệnh xuất hiện nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu hoặc đe dọa tới tính mạng.

Ngoài ra, người mắc bệnh chàm còn có thể gặp phải biến chứng như: Thoái hóa giác mạc, sưng đỏ mí mắt, đục thủy tinh thể, viêm da…

bệnh chàm gây mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay bàn chân

- Lupus ban đỏ: Ngứa lòng bàn tay bàn chân cũng là biểu hiện của lupus ban đỏ, không những vậy người bệnh còn gặp phải các triệu chứng như: niêm mạc miệng lở loét, đau tức ngực, khó thở, tóc dễ rụng, da môi tái nhợt.

Nguyên nhân gây lupus ban đỏ có liên quan đến sự rối loạn của hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể nhận diện nhầm các và tấn công ngay cả tế bào da bình thường. Ngoài ra, lupus ban đỏ còn liên quan đến một số yếu tố khác như: Di truyền, nội tiết tố, môi trường, thuốc tránh thai…

7. Bệnh tiểu đường

Ngứa lòng bàn tay bàn chân là dấu hiệu hay gặp ở những người bệnh tiểu đường, nguyên nhân gây ngứa có thể do hệ thống miễn dịch của người bệnh suy giảm, tạo cơ hội cho nhiều loại vi khuẩn hoặc nấm tấn công gây ngứa.

Hoặc người bệnh tiểu đường có sự giảm tuần hoàn máu lưu thông, từ đó khiến cho lòng bàn chân lòng bàn tay bị ngứa ngáy. Không chỉ có vậy, khi lượng đường huyết tăng cao cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ thần kinh, từ đó làm cho người bệnh thấy ngứa ngáy khó chịu.

Không chỉ có vậy, người bệnh tiểu đường còn phải đối mặt với các triệu chứng như sau: Thường xuyên phải đi tiểu, người rất mệt mỏi, nhanh đói, hay khát nước.

8. Da nhiễm nấm

Người bị nhiễm nấm da thường có biểu hiện ngứa ngáy, tình trạng này có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân. Triệu chứng của nhiễm nấm thường là: Da bị lở loét, mưng mủ, da đóng vảy trắng, ngứa ngáy khó chịu… thường đặc biệt ngứa hơn ở khu vực kẽ ngón.

Xem thêm: Bị ngứa ở kẽ ngón tay là do đâu?

Mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn chân bàn tay vì bị nấm

9. Chức năng gan, thận suy giảm

Ngứa lòng bàn tay bàn chân cũng là biểu hiện của tình trạng suy giảm chức năng gan thận, bởi vì gan và thận là hai cơ quan đào thải chính của cơ thể. Ngoài ra, còn một số cơ quan khác cũng tham gia quá trình đào thải chất độc như: Phổi, ruột, da, hệ bạch huyết.

Khi chức năng gan thận suy giảm thì dẫn đến độc tố không được đào thải ra bên ngoài mà cứ thể tồn đọng trong nhiều mô, cơ quan trong cơ thể, chúng gây hại trực tiếp đến hoạt động chức năng của cơ thể, trong đó có da. Và điều này có thể làm cho người bệnh xuất hiện biểu hiện ngứa lòng bàn tay bàn chân.

II - Cách trị ngứa lòng bàn tay, bàn chân hiệu quả

1. Giảm ngứa, mẩn đỏ ở chân tay bằng phương pháp dân gian

Trong trường hợp nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay bàn chân ở mức độ nhẹ thì người bệnh có thể áp dụng một số mẹo nhỏ như sau:

  • Sử dụng lá khế: Chuẩn bị khoảng 200 gam lá khế, rửa sạch nguyên liệu này. Sau đó, đun lá khế với khoảng 1 lít nước sôi. Đợi nước bớt nguội thì ngâm chân hoặc ngâm tay vào nước lá khế.
  • Dùng lá kinh giới: Rửa sạch một nắm lá kinh giới, rang trên chảo cho đến khi lá kinh giới bị nóng. Chờ cho đến khi lá kinh giới không còn quá nóng thì chườm lên vùng da đang bị ngứa.
  • Dưỡng da: Sử dụng kem dưỡng da cũng là biện pháp quan trọng giúp cho làn da khỏe mạnh, giảm thiểu ngứa do vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh. Không những vậy, việc dưỡng da đúng cách còn giúp cho da nhanh chóng phục hồi tổn thương.

Cách trị ngứa lòng bàn tay bàn chân tại nhà

2. Điều trị ngứa lòng bàn tay, bàn chân bằng thuốc

Với mỗi nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay bàn chân khác nhau thì người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc điều trị khác nhau. Ví dụ như ngứa lòng bàn tay bàn chân là do tiểu đường, thì người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc điều trị như: Chlorpropamide, metformin, insulin dạng tiêm…

Hoặc nếu như ngứa là do dị ứng thì người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng như: Pseudoephedrine, clorpheniramin, loratadine…

Hoặc trong trường hợp ngứa lòng bàn tay bàn chân là do suy giảm chức năng gan thận dẫn đến tích tụ độc tố thì người bệnh cần dùng các loại thuốc để tăng cường chức năng đào thải độc tố của cơ thể.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng để quá trình đào thải chất độc không chỉ diễn ra ở gan, thận mà còn nhiều cơ quan khác cũng tham gia thải độc như: Ruột, da, phổi, hệ bạch huyết…

Vì vậy, cần phải tìm giải pháp giải độc toàn thân thì mới đạt được hiệu quả thải độc tối đa, từ đó mới có thể chữa trị được ngứa lòng bàn tay bàn chân do độc tố tích tụ lâu ngày.

Thế nhưng, các sản phẩm hiện nay trên thị trường chỉ tập trung vào giải độc gan thận, không đáp ứng được yêu cầu giải độc toàn bộ cơ thể. Chỉ có Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương, đến từ thương hiệu Dược phẩm Nhất Nhất mới làm được điều này.

Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương giúp kích thích quá trình thải độc của 6 cơ quan trong cơ thể (Gan, thận, ruột, da, phổi, hệ bạch huyết) đem đến hiệu quả vượt trội, giúp giảm tối đa triệu chứng ngứa lòng bàn tay bàn chân.

Nhờ tác động ưu việt như vậy mà sản phẩm có thể hỗ trợ loại bỏ tối đa các chất độc hại trong cơ thể, giúp phục hồi tổn thương cho da. Nếu sử dụng từ 3 tháng trở lên, Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương còn giúp ngăn ngừa tái phát ngứa do độc tố đến vài năm.

Ngự y mật phương 9

III - Làm sao để tránh tình trạng ngứa lòng bàn tay & bàn chân?

Để phòng ngừa tình trạng ngứa lòng bàn tay thì người bệnh nên áp dụng những biện pháp như sau:

  • Thường xuyên rửa sạch bàn tay, bàn chân để hạn chế tay chân nhiễm khuẩn, phòng tránh tổn thương da. Đồng thời bạn nên chăm sóc, dưỡng da tay chân thường xuyên để có làn da khỏe mạnh, ngăn chặn mầm bệnh bên ngoài tấn công gây ngứa ngáy.
  • Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng thì bạn nên bảo vệ lòng bàn tay, bàn chân của mình bằng cách đeo tất chân, hoặc găng tay để không còn lo lắng bị ngứa.
  • Cần bổ sung nước hàng ngày để tăng cường quá trình thải độc tố, ngăn chặn độc tố tích lũy vào trong cơ thể và gây ra hiện tượng ngứa ngáy.
  • Hạn chế những loại thực phẩm có khả năng gây ra dị ứng, hoặc những loại đồ uống có chứa chất kích thích vì chúng có thể tăng phản ứng dị ứng, là nguyên nhân gây ra ngứa chân tay.
  • Tránh căng thẳng, áp lực quá mức kéo dài vì có thể làm suy giảm sức đề kháng của da, khiến cho nhiều loại mầm bệnh từ bên ngoài dễ dàng tấn công và gây bệnh.

Cách phòng tránh tình trạng ngứa bàn chân bàn tay

Ngứa lòng bàn tay bàn chân không chỉ gây ra cảm giác không thoải mái mà còn ảnh hưởng đến hoạt động và vận động tay chân. Vì vậy, bạn cần được phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn biện pháp chữa trị phù hợp. Mong rằng bạn sẽ sớm thoát khỏi tình cảnh này và có sức khỏe tốt nhé.

Lên đầu trang
Loading