7 nguyên nhân gây nổi mề đay toàn thân, mẩn ngứa khắp người

2024-03-13 13:26:02

Nổi mề đay gây cảm giác ngứa ngáy cực kỳ khó chịu nhưng thông thường chỉ xảy ra trên một số vùng da nhất định. Tuy nhiên, khi các nốt mẩn ngứa mề đay xuất hiện khắp cơ thể, người bệnh nên sớm tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe da liễu cũng như sinh hoạt hằng ngày.

I - Tìm hiểu về tình trạng nổi mề đay toàn thân

Mề đay là tình trạng trên da xuất hiện các nốt nổi mẩn đỏ phồng rộp kèm theo cảm giác ngứa ngáy, châm chích. Hiện tượng này báo hiệu cơ thể đang gặp phải một hoặc nhiều dị nguyên gây dị ứng, chẳng hạn như thức ăn, thời tiết hoặc một vấn đề nào đó bên trong cơ thể.

Thường thì các nốt mề đay ngứa sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn và tự hết. Nhưng nếu bị nổi mề đay trên khắp cả người thì người bệnh nên đặc biệt lưu tâm bởi đây có thể là dấu hiệu dị ứng toàn thân do cơ địa quá nhạy cảm. Hiện tượng này có thể để lại nhiều hậu quả như gây tổn thương trên nhiều khu vực của da, cũng như tiềm ẩn nguy cơ phản ứng quá mức gây sốc phản vệ, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Khắp người bị ngứa nổi mề đay

II - Những đối tượng dễ bị nổi mề đay khắp người

Những đối tượng thường dễ gặp phải tình trạng nổi mề đay toàn thân bao gồm:

  • Trẻ nhỏ: Do hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện nên làn da không thể chống đỡ với các yếu tố gây dị ứng, chẳng hạn như các chất trong thực phẩm, khói bụi, nguồn nước ô nhiễm, vi khuẩn trên da. Từ đó khiến trẻ dễ bị nổi mề đay khắp người.
  • Phụ nữ sau sinh: Đây cũng là đối tượng dễ bị tác động bởi các dị nguyên gây kích ứng da. Bởi sau khi sinh, sức đề kháng của người phụ nữ trở nên yếu hơn. Chưa kể sự thay đổi nội tiết đôi khi có thể khiến da tự phát phản ứng miễn dịch và gây ra tình trạng mề đay sau sinh trên nhiều vùng của cơ thể.
  • Người có cơ địa dị ứng mẫn cảm: Cơ địa thuộc về bẩm sinh, người có cơ địa nhạy cảm với các tác nhân gây nổi mề đay cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc phải nổi mề đay khắp người.
  • Người già: Cơ thể người lớn tuổi thường trải qua sự lão hóa, khiến cho sức đề kháng bị suy giảm, đồng thời quá trình đào thải độc tố cũng không tốt như thời còn trẻ. Vì vậy mà, người già là đối tượng dễ mắc phải nổi mề đay toàn thân.

III - Triệu chứng khi bị nổi mề đay ngứa toàn thân

Khi bị nổi mề đay toàn thân, người bệnh sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Phát ban, nổi mẩn đỏ: Người bị nổi mề đay toàn thân sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da, các nốt này thường tụ tập thành mảng lớn, xuất hiện ở khắp cơ thể.
  • Ngứa dữ dội: Do khắp người đều bị nổi nốt mề đay nên cảm giác ngứa dường như dữ dội và khó chịu hơn rất nhiều. Nhưng càng gãi thì biểu hiện ngứa càng trầm trọng hơn, do đó dẫn đến tổn thương da ngày càng nặng hơn.
  • Da nóng đỏ: Do phản ứng viêm nên những mảng mề đay có cảm giác nóng rát kèm ửng đỏ.

Tìm hiểu thêm: Bị nổi mề đay liên tục nhiều ngày là do đâu?

Triệu chứng nổi mề đay toàn thân, ngứa khắp cả người

IV - Nguyên nhân khiến khắp người bị ngứa ngáy nổi mề đay

Nguyên nhân gây nổi mề đay khắp người là do những yếu tố như sau:

1. Dị ứng với nguồn nước

Nổi mề đay do dị ứng nguồn nước xảy ra chủ yếu sau khi người bệnh tắm rửa bằng nguồn nước không đảm bảo, hoặc để da tiếp xúc với nguồn nước có chất bẩn. Ban đầu, tình trạng ngứa mề đay có thể chỉ xuất hiện ở một khu vực nhỏ trên da, nhưng sau đó sẽ dần lan rộng ra nhiều khu vực khác trên cơ thể cũng tiếp xúc với nguồn nước gây dị ứng này.

Dị ứng với nước (nước ô nhiễm, nước bẩn) gây mề đay cả người

2. Chức năng gan, thận suy giảm

Hoạt động và chức năng gan, thận suy giảm có thể kéo theo ảnh hưởng đến quá trình thải độc của cơ thể. Khi đó, các chất cặn bã, hoặc độc tố không được loại bỏ ra ngoài, chúng cứ tích tụ ở trong da và nhiều bộ phận khác. Từ đó khiến cho da dễ bị kích ứng và dẫn đến tình trạng nổi mề đay.

Hoặc thậm chí, gan và thận bị suy giảm chức năng quá mức có thể gây ra nổi mề đay toàn thân, khắp người cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.

3. Do dị ứng thời tiết

Thời tiết nắng nóng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay toàn thân, nhất là khi người bệnh di chuyển từ ngoài trời hoặc những nơi có nhiệt độ cao, vào trong nhà hoặc những khu vực có nhiệt độ thấp. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng cũng làm lỗ chân lông bị giãn nở to hơn. Mồ hôi tích tụ tại đó có thể kết hợp với bụi bẩn, lông chó mèo hoặc hóa chất gây ra dị ứng, tăng nguy cơ nổi mề đay.

Và không chỉ có thời tiết nắng nóng mới gây ra phản ứng dị ứng toàn thân mà nhiệt độ thấp (như khi trở trời cũng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tình trạng này, đặc biệt ở nhóm đối tượng có sức đề kháng kém. Sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột như vậy có thể khiến cho những vùng da hở bị kích ứng, gây ra phản ứng dị ứng nổi mề đay đột ngột tại nhiều khu vực trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này được cho là do chứng mề đay cholinergic (nổi mề đay do nhiệt) gây ra.

Khắp người ngứa ngáy, nổi mề đay do dị ứng với thời tiết

4. Dị ứng với thuốc

Một số loại thuốc (thường là nhóm thuốc kháng sinh) có thể gây ra tác dụng phụ hoặc tác dụng không mong muốn là nổi mề đay. Mặc dù theo các thống kê chỉ có khoảng 9% trường hợp mề đay khắp người là do dị ứng với thuốc nhưng đây cũng là yếu tố không thể bỏ qua khi tìm hiểu về nguyên nhân gây mề đay dị ứng.

5. Do côn trùng, sâu bọ đốt

Côn trùng, hoặc các loài sâu bọ luôn có chứa những loại nọc độc nguy hại cho con người, một số loại nọc độc được tiết ra khi bị côn trùng cắn có thể khiến cho cơ thể bị dị ứng, làm tăng nguy cơ gây nổi mề đay. Chưa kể, một số trường hợp lông sâu bọ bám vào quần áo, trực tiếp tiếp xúc với da nên dẫn đến tình trạng ngứa rát và nổi mề đay toàn thân.

Lông sâu bọ, động vật có thể gây kích ứng dị ứng nổi mề đay toàn thân

7. Tác động từ môi trường bên ngoài

Chẳng hạn như khói bụi bẩn, ô nhiễm nguồn nước, hóa chất độc hại… đều là nguyên nhân làm cho da nhạy cảm dễ bị kích ứng, gây nguy cơ mẩn ngứa mề đay.

V - Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây, người bệnh nên tới thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời:

  • Mề đay lan ra nhiều bộ phận, khu vực khác nhau trên cơ thể và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Triệu chứng mẩn ngứa và các nốt mẩn đỏ không biến mất sau hơn 48 tiếng.
  • Cảm giác nóng người, mệt mỏi hoặc sốt cao.
  • Mề đay liên tục tái đi tái lại nhiều lần trong khi không thể xác định được tác nhân gây dị ứng.
  • Có dấu hiệu phù mạch.
  • Xuất hiện triệu chứng sốc phản vệ

VI - Những cách trị nổi mề đay khắp người an toàn & hiệu quả

Hiện tượng nổi mề đay toàn thân là dấu hiệu không thể xem thường, có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm tới sức khỏe tổng thể. Do vậy, người bệnh nên sớm đến ngay các bệnh viện có chuyên khoa da liễu uy tín để được bác sĩ thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị tốt nhất.

1. Trường hợp nhẹ

Với các trường hợp khắp người bị mẩn ngứa nổi mề đay nhưng triệu chứng không quá nặng, cơn ngứa chưa quá dữ dội, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn như các loại thuốc kháng histamin (cetirizine, loratadine, fexofenadine, levocetirizine).

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo nhỏ giúp hạn chế tình trạng nổi mề đay như:

  • Chườm túi nước đá, hoặc tắm bằng nước lạnh: Biện pháp này có thể làm giảm kích ứng ở làn da, ngăn ngừa nổi mề đay lan rộng. Ngoài ra, tắm bằng nước mát còn có thể làm dịu cảm giác ngứa da cho người nổi mề đay toàn thân.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: bụi bẩn, nguồn nước ô nhiễm, lông động vật, thực phẩm…
  • Có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trị mề đay như: lá khế, đu đủ, giấm táo, bột yến mạch… để thoa đắp lên người hoặc những vùng da bị nổi mề đay.

Xử lý giảm mẩn ngứa nổi mề đay toàn thân tại nhà

2. Trường hợp nặng

Trước tiên người bệnh nên nhanh chóng tới bệnh viện để được chẩn đoán. Tại đây, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp giúp xử lý triệu chứng ngứa mề đay toàn thân nặng, chẳng hạn như:

  • Tăng liều thuốc kháng histamine hoặc thuốc steroid. Tuy nhiên, người bệnh không được lạm dụng steroid đường uống quá mức.
  • Tiêm Xolair® trong trường hợp mề đay khắp người là dạng mề đay mạn tính.
  • Tiêm Epinephrine trong trường hợp nổi mề đay khắp người là triệu chứng của sốc phản vệ.

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc Tây hay các mẹo dân gian như trên chỉ là giải pháp “tạm thời” vì hiệu quả của các phương pháp này không được duy trì lâu dài.

3. Cải thiện từ bên trong

Như đã trình bày ở trên, chức năng gan, thận suy giảm là một trong số những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nổi mề đay khắp người. Và việc áp dụng các biện pháp để tăng cường chức năng giải độc của gan, thận là điều hết sức quan trọng.

Hiện nay, Đông Y thế hệ 2 là phương pháp hỗ trợ điều trị nổi mề đay toàn thân được đánh giá rất cao về hiệu quả, có thể giúp tăng cường chức năng gan, thận và nhiều bộ phận thải độc khác trong cơ thể (da, phổi, ruột, hệ bạch huyết) một cách vượt trội. Đặc biệt, đây còn là giải pháp an toàn và có thể ngăn ngừa tái phát trong suốt thời gian dài.

Và sản phẩm nổi bật nhất của Đông Y thế hệ 2 có thể giúp đẩy lùi tình trạng nổi mề đay toàn thân do sự suy giảm chức năng gan, thận và các các cơ quan thải độc đó là Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương - một sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất.

Trị mề đay khắp người với Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương

Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương kích hoạt toàn bộ quá trình thải độc tự nhiên của cơ thể thông qua hoạt động ở các cơ quan như gan, thận, hệ bạch huyết, ruột, phổi, da. Sản phẩm không tác động xâm lấn với bất kỳ khu vực nào trên cơ thể.

Sản phẩm có nguồn gốc từ bài thuốc trong Ngự Y Mật Phương, nơi lưu trữ những phương pháp chữa bệnh “kinh điển” nhất, chỉ dành riêng cho Vua Chúa thời xưa. Ngự Y Mật Phương là “kho báu” của Quốc gia, chứa đựng tinh hoa của nền Y Dược học được tích lũy hàng ngàn năm, đem lại nhiều lợi ích to lớn trong chăm sóc sức khỏe và chữa trị bệnh tật.

Khi sử dụng sản phẩm từ 3 tháng trở lên, nổi mề đay toàn thân sẽ không còn tái phát liên tục, sản phẩm còn giúp hạn chế các biến chứng do tình trạng bệnh như vậy gây nên.

Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương được bào chế từ 100% nguyên liệu thảo dược tự nhiên. Các loại thảo dược này đều đã được kiểm nghiệm chất lượng chặt chẽ trong tất cả các công đoạn (trồng trọt, thu hái, bảo quản, chế biến), đạt tiêu chuẩn chất lượng GACP, GSP…

VII - Nên làm gì để phòng tránh nổi mề đay toàn thân?

Để phòng ngừa nổi mề đay toàn thân tái phát và hạn chế nguy cơ mắc phải, các bạn nên áp dụng những biện pháp như sau:

  • Tránh gãi quá nhiều, điều này có thể gây tổn thương và khiến cho da nổi mề đay ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với vật nuôi, hóa chất hoặc bụi bẩn.
  • Lựa chọn các loại trang phục rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc quần áo bó sát, khó thoát được mồ hôi.
  • Nên giữ ấm khi thời tiết lạnh.
  • Bảo vệ da khi ra ngoài trời nắng, nên bôi kem chống nắng, đeo khẩu trang, mặc quần áo chống nắng.
  • Thường xuyên giặt quần áo sạch sẽ, chỉ nên dùng các loại xà phòng có tính chất tẩy rửa nhẹ, thành phần an toàn và êm dịu cho làn da.

Xem thêm: Nổi mề đay nên kiêng gì?

Mong rằng với những thông tin trên đã trang bị cho bạn sự hiểu biết sâu rộng hơn về nổi mề đay khắp người, điều này giúp bạn dễ dàng vượt qua tình trạng bệnh và sớm trở về cuộc sống bình thường.

Lên đầu trang
Loading