Người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì? 5 cách hạ sốt cấp tốc cho người lớn

2023-07-18 16:22:06

Hạ sốt cho người nhiệt độ nóng lạnh tưởng chừng là một việc rất đơn giản nhưng cũng không dễ thực hiện. Khi người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì để cải thiện dấu hiệu bệnh và không gây ra tổn hại đến sức khỏe. Vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp khách hàng bật mí những thông tin cần thiết nhé!

I - Sốt tay chân lạnh đầu nóng ở người lớn là thế nào?

Sốt nóng lạnh ở người lớn là trạng thái biến đổi thân nhiệt có diễn biến phức tạp theo từng giai đoạn. Ngay khi khởi phát, người bệnh có cảm giác ớn lạnh, người lạnh run sau đó thân nhiệt trở về trạng thái bình thường. Cuối cùng trong thời gian ngắn, thân nhiệt tăng lên khiến bạn có cảm giác bức bối, khó chịu.

Triệu chứng người lớn bị sốt nóng lạnh thường là: chán ăn, người mệt mỏi, người như kiệt sức, người lúc nóng lúc lạnh, da xanh xao… Nguyên nhân của tình trạng sốt nóng lạnh là do:

  • Thời tiết thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm: Người hay phải tiếp xúc với môi trường không trong lành (bụi bẩn, gió mang chất độc hại) hoặc nhạy cảm với biến đổi thời tiết (nắng mưa thất thường) sẽ xuất hiện cảm giác sốt nóng lạnh.
  • Sự tấn công của vi khuẩn, virus hoặc nấm: Các tác nhân này có thể gây nên hiện tượng nhiễm trùng tại đường hô hấp, phổi, gan và các cơ quan khác. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng thân nhiệt, hình thành nên hiện tượng sốt và có thể là tình trạng viêm.
  • Bệnh lý: Người sốt nóng lạnh có thể do nguyên nhân mắc các bệnh lý như lao phổi, sốt phát ban, ung thư gan, thương hàn…
  • Phản ứng của hệ miễn dịch: Tình trạng sốt lúc nóng lúc lạnh có thể là phản ứng của hệ miễn dịch, gặp nhiều trong trường hợp sau khi tiêm phòng.
hiện tượng sốt nóng lạnh ở người lớn là gì

Sốt lúc nóng lúc lạnh ở người lớn có thể do biến đổi thời tiết

II - Người lớn bị nóng sốt ớn lạnh phải làm sao?

Người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì và không nên làm gì để cơ thể nhanh hồi phục. Trong giai đoạn này bạn không nên lo lắng mà cần dựa trên các biểu hiện để tìm ra nguyên nhân phù hợp. Khi đó cách hạ sốt nóng lạnh cho người lớn có thể vận dụng các mẹo dưới đây:

1. Uống thuốc hạ sốt không kê đơn

Thuốc hạ sốt không kê đơn được sử dụng trong các trường hợp sốt trên 38.5 độ C. Tuy không cần kê đơn của bác sĩ nhưng người bệnh cần chấp hành theo hướng dẫn của nhà thuốc về liều lượng và cách sử dụng. Một số loại thuốc hạ sốt thường hay được sử dụng bao gồm:

  • Paracetamol: Có tác dụng điều trị các trường hợp bị sốt, có thể giảm triệu chứng kèm theo như đau đầu, nhức mỏi cơ. Paracetamol sẽ uống 1 viên 500mg/1 lần, ngày dùng 2 viên, khoảng cách giữa 2 liều tối thiểu là khoảng 4 - 6 giờ.
  • Ibuprofen: Đây là thuốc thuốc nhóm chống viêm không steroid (NSAIDs) với khả năng giảm sốt, tránh đau nhức cơ bắp. Thuốc ibuprofen sẽ uống 3 lần/ngày với mỗi lần sử dụng từ 1 - 2 viên có trọng lượng 200mg/viên.
  • Aspirin: Có tên khác là axit acetylsalicylic với khả năng hạ nhiệt và giảm nhanh cơn đau từ nhẹ đến vừa (đau răng, đau nhức cơ bắp, đau do viêm khớp). Liều dùng để hạ sốt cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi là: Uống 300 - 650 mg mỗi lần, có thể lặp lại liều dùng sau mỗi 4 - 6 giờ, nhưng tổng liều mỗi ngày không quá 4g.
  • Naproxen: Thuốc có khả năng hạ sốt mạnh, giảm đau từ mức độ nhẹ đến vừa trong các trường hợp đau đầu, đau sưng cứng khớp, đau bụng, đau nhức mỏi cơ bắp. Liều dùng naproxen cho người lớn là: mỗi lần uống 1 viên (hàm lượng 220mg), khoảng cách giữa 2 liều tối thiểu là 8 - 12 giờ.
cách hạ sốt nóng lạnh cho người lớn

Cách hạ sốt nóng lạnh cho người lớn bằng thuốc giảm đau không kê đơn

2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì để thân nhiệt trở về trạng thái ổn định. Theo chuyên gia, bạn nên điều chỉnh thói quen hoặc lối sống khoa học để tăng cường sức khỏe tổng thể nhằm chống lại mầm bệnh gây sốt. Cụ thể là nên áp dụng một số thói quen như sau:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Hãy cho phép bản thân mình có thêm thời gian để ngủ đủ giấc, dành nhiều thời gian để vệ sinh hoặc ăn uống trong lúc bị ốm sốt. Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể sản sinh kháng thể để ngăn ngừa nhân tố gây sốt, hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
  • Tạo không gian thoáng mát: Giữ cho nơi ở, đặc biệt là phòng ngủ của bạn luôn được thông gió thoáng mát, nhiệt độ phòng không quá cao cũng không quá thấp để giúp tình trạng sốt không tiến triển nặng thêm.
  • Sử dụng nước ấm để tắm: Tắm nước ấm cũng là cách điều chỉnh thân nhiệt với người bị sốt. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể làm thân nhiệt tăng cao hơn và khó hạ sốt.

3. Xông hơi bằng lá bưởi, lá ngải cứu để hạ sốt

Cách hạ sốt nóng lạnh cho người lớn bằng biện pháp xông hơi giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Khi xông hơi, các mạch máu dưới da được nới rộng giúp nhiệt độ phân tán ra ngoài nhanh chóng.

Ngoài ra, xông hơi đảm bảo bài tiết mồ hôi diễn ra liên tục giúp thân nhiệt cơ thể giảm xuống. Vì vậy, xông hơi là biện pháp hạ sốt nhanh chóng và có thể thực hiện với người đang bị sốt.

Bạn có thể áp dụng các biện pháp xông hơi như sau: sử dụng tinh dầu, lá bưởi, lá ngải cứu hoặc nước muối để xông hơi. Để việc xông hơi đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Không xông hơi bằng nước quá nóng vì có thể gây bỏng hoặc làm tổn thương cho da.
  • Khi xông hơi, nên để mặt cách mặt nước một khoảng là 20 cm để tránh cho hơi nước quá nóng gây hại cho da mặt.
  • Một số trường hợp không nên áp dụng các biện pháp xông hơi bao gồm: người bị sốt do hôn mê cao, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
  • Người lớn sốt nóng lạnh cần thực hiện xông hơi và chườm ấm trên trán để tăng cường khả năng hạ sốt.
xông hơi trị sốt nóng lạnh

Cách hạ sốt nóng lạnh cho người lớn thông qua biện pháp xông hơi

4. Ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu để tăng vitamin

Tăng cường tiêu thụ rau củ và các loại trái cây tươi là một trong những cách hạ sốt nóng lạnh cho người lớn hiệu quả. Một số loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài ra nhóm vitamin này tăng khả năng chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn hoặc vi sinh vật gây ra sốt, hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Người bệnh có thể lựa chọn một số loại rau củ, trái cây tươi như: cam, bưởi, chanh, dưa hấu, cà rốt, súp lơ xanh, cải bó xôi…

5. Gia tăng nước liên tục cho cơ thể

Người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì - đó là cung cấp cho cơ thể lượng nước phù hợp. Bổ sung nhiều nước giúp cơ thể tránh mất nước do bài tiết mồ hôi hoặc qua đường tiểu tiện để hạ thân nhiệt.

Ngoài ra, uống đầy đủ nước còn giúp cho việc hạ sốt diễn ra, duy trì thân nhiệt ổn định cho cơ thể. Do vậy, người bệnh nên uống mỗi ngày từ 1.5 - 2 lít để giúp cho việc hạ sốt diễn ra, duy trì thân nhiệt ổn định cho cơ thể.

người bị sốt nóng lạnh nên làm gì

Tăng cường lượng nước hao hụt cho cơ thể để tránh mất nước

6. Ăn thức ăn dạng lỏng và sữa chua để cải thiện đường ruột

Theo chuyên gia, giai đoạn bị sốt nóng lạnh thì hệ thống tiêu hóa trong cơ thể người lớn hoạt động thiếu năng suất. Vì vậy các loại đồ ăn lỏng như canh, súp hoặc cháo sẽ gia tăng đầy đủ dưỡng chất và giảm áp lực lên đường ruột và dạ dày.

Ngoài ra, khi bị sốt tay chân lạnh đầu nóng ở người lớn xảy ra thì bạn nên ưu tiên thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, váng sữa,... Đây là nguyên liệu sản sinh các lợi khuẩn để chống lại nhân tố gây bệnh và cân bằng thể trạng nhanh chóng. Người lớn có thể ăn sữa chua kèm với hoa quả để gia tăng vitamin, khoáng chất cùng lợi khuẩn cho cơ thể.

III - Sai lầm trong cách hạ sốt nóng lạnh cho người lớn

Tuy nhiên, hạ sốt nóng lạnh cho người lớn không đúng cách có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Dưới đây là một số sai lầm khi hạ sốt nóng lạnh như sau:

  • Chườm lạnh bằng túi đá: Nhiều người cho rằng để hạ nhiệt nhanh thì cần sử dụng cách chườm lạnh nhằm đẩy lùi sơn sốt. Tuy nhiên chườm lạnh làm mạch máu co lại khiến nhiệt không thể đào thải qua lỗ chân lông. Chườm lạnh không chỉ khiến vùng chườm bị bỏng lạnh mà còn khiến thân nhiệt tăng cao.
  • Tự ý dùng đồng thời nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau mà không hỏi ý kiến của Dược sĩ, Bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Điều này có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc, gây độc cho gan thận và gặp phải nhiều tác dụng phụ nguy hại tới sức khỏe.
  • Mặc quá nhiều trạng phục hoặc đắp chăn quá dày khi đang bị sốt nóng lạnh. Nếu làm như vậy có thể khiến cho việc hạ sốt ngày càng khó khăn hơn, người mệt mỏi hơn. Do vậy, trong lúc đang cần hạ sốt thì bạn nên mặc quần áo mỏng có thể thấm hút mồ hôi, ở trong không gian thoáng mát để nhanh chóng giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Áp dụng đồng thời nhiều biện pháp hạ sốt khác nhau như: uống thuốc, chườm ấm, sử dụng thảo dược hạ sốt (tía tô, rau diếp cá…). Điều này khiến cho thân nhiệt giảm nhanh chóng, gây ảnh hưởng lớn tới hệ tuần hoàn và sức khỏe tổng thể.

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp thắc mắc "người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì" và lời khuyên giúp bạn hạn chế sai lầm trong quá trình hạ sốt. Bạn không nên nóng vội trong quá trình hạ sốt, hãy sử dụng cách hạ sốt nóng lạnh cho người lớn từ từ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ