9 Nguyên nhân gây đau dạ dày & Cách phòng ngừa hiệu quả

2024-02-02 11:56:20

Nguyên nhân đau dạ dày là cơ sở quan trọng để bác sĩ, chuyên gia y tế đưa ra liệu pháp chữa trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả. Vậy cơn đau bao tử hình thành do các yếu tố nào gây ra? Khi bị đau dạ dày người bệnh cần làm gì để thuyên giảm nhanh? Các thông tin ở bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người có nhiều kiến thức hữu ích nhé!

I - Tìm hiểu về cơn đau dạ dày

Đau dạ dày là chứng bệnh liên quan đến những tổn thương ở niêm mạc hoặc các biểu hiện rối loạn tiêu hóa, tăng sinh dịch vị quá mức. Cơn đau dạ dày bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều gây nên cơn đau dữ dội, âm ỉ hoặc cảm giác chướng bụng, đầy hơi… Các cơn đau dạ dày thường tập trung ở:

  • Vùng bụng thượng vị: Khu vực này được tính từ phía trên rốn và phía dưới xương ức. Những cơn đau tại thượng vị có nhiều mức độ khác nhau sau đó lan đến vùng ngực và phía sau lưng,
  • Vùng bụng giữa: Cơn đau hình thành ở khu vực xung quanh rốn với các cơn đau quặn thắt đặc trưng kèm theo sự buồn nôn, đầy bụng…
  • Vùng bụng dưới và ở phía bên trái: Cơn đau âm ỉ xuất hiện khi người bệnh đói bụng kèm theo cảm giác nóng ran vùng bụng, tức bụng khó chịu.
đau dạ dày là gì

Cách nhận diện cơn đau dạ dày thông qua các vị trí điển hình

II - Tại sao xuất hiện các cơn đau dạ dày

Khi xuất hiện cơn đau tại khu vực dạ dày khiến người bệnh tổn hại sức khỏe, giảm chất lượng công việc và sinh hoạt nghiêm trọng. Dưới đây là các nguyên nhân đau dạ dày bạn có thể tham khảo.

1. Đau dạ dày do cơ địa

Dưới góc nhìn của Đông y thế hệ 2, đau dạ dày khởi phát có nguyên nhân trực tiếp và gốc rễ là yếu tố cơ địa. Nếu người có cơ địa dạ dày yếu thì dễ dàng phát sinh bệnh khi có các yếu tố nguy cơ như điều kiện sinh hoạt, căng thẳng hoặc ăn uống không đủ chất.

Ngược lại người có cơ địa khỏe mạnh thì dù ăn uống và sinh hoạt không điều độ vẫn không hình thành bệnh. Điều này lý giải cho việc khi cùng sinh hoạt trong điều kiện giống nhau có người mắc bệnh dạ dày có người thì không, có người bị nhẹ có người bị nặng, hoặc người thì dễ chữa người thì khó khăn.

2. Thói quen ăn uống không lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng cùng thói quen ăn uống không tốt trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày chịu tổn thương nghiêm trọng. Việc này bắt nguồn từ cơ chế sản sinh axit trong thời điểm cố định để tiêu hóa lượng thức ăn vừa thu nhận.

Tuy nhiên khi nồng độ axit sản sinh quá mức cho phép sẽ khiến niêm mạc bị bào mòn đồng thời hình thành ổ viêm loét lớn. Một số thói quen ăn uống không tốt là nguyên nhân đau dạ dày như:

  • Thời gian ăn uống thất thường, liên tục ăn các bữa quá khuya.
  • Người bệnh liên tục để bụng đói hoặc ăn quá nhiều thức ăn.
  • Liên tục sử dụng các món ăn lên men, món cay nóng, đồ ăn chiên xào với lượng dầu mỡ lớn. 
  • Không tập trung mỗi khi ăn: vừa xem tivi vừa ăn, vừa chơi game vừa ăn...
  • Thường xuyên dùng các loại thức uống có cồn, đồ uống có nhiều chất kích thích...
  • Dùng các loại thực phẩm đã hết hạn, đồ ăn chưa được làm chín hoặc có xuất xứ không rõ ràng.
lý do đau dạ dày

Lý do gây nên cơn đau dạ dày là thói quen dinh dưỡng không tốt

3. Cơ thể căng thẳng, làm việc quá sức

Theo nghiên cứu, sự căng thẳng quá mức khiến cơ thể sản sinh ra hormone và chất dẫn truyền thần kinh gây mất cân bằng môi trường trong dạ dày. Lúc này dạ dày co bóp liên tục và tiết ra nhiều axit khiến lớp niêm mạc bào mòn kéo theo chứng ợ hơi, ợ chua...

Ngoài ra, stress kéo dài sẽ khiến cơ quan thần kinh giảm lưu thông máu tới các cơ quan tiêu hóa. Khi đó chức năng tại hệ tiêu hóa bị đình trệ làm lượng thức ăn "tồn đọng" tạo ra sức ép lớn đến dạ dày.

Bên cạnh đó, người thức khuya để làm việc hoặc học tập là nguyên nhân đau dạ dày điển hình. Theo đó từ 23h đêm đến 4h sáng là khung giờ cơ thể nghỉ ngơi, sản sinh hormone để ổn định miễn dịch. Nếu thức khuya thì cơ thể không được hồi phục sức khỏe, dễ bị yếu tố gây hại tấn công.

4. Cơ thể dị ứng và không dung nạp thực phẩm

Các đối tượng bị dị ứng hoặc cơ thể không thu nhận một số nhóm thực phẩm dễ gây nên chứng đầy hơi khó chịu. Nhóm nguyên liệu dễ phát sinh dị ứng hoặc khó dung nạp như: sữa, lúa mì, đậu phộng, cá, trứng, hải sản có vỏ.

Khi cơ thể không thu nhận nhóm thực phẩm và xuất hiện dị ứng thì cần tiến hành thăm khám nhanh chóng. Việc này đảm bảo người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý và không làm bệnh đau dạ dày tiến triển nặng.

5. Dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP

Nguyên nhân đau dạ dày còn bắt nguồn từ các loại vi khuẩn, nấm tấn công vào lớp niêm mạc tạo nên ổ viêm loét lớn. Người bệnh khi đau dạ dày do nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện cơn đau quằn quại kéo dài hoặc chảy máu dạ dày.

Hiện nay vi khuẩn HP là nhân tố chủ đạo khiến cơn đau dạ dày bùng phát mạnh mẽ. Loại vi khuẩn này sinh trưởng trong môi trường axit dạ dày lớn sau đó sản sinh men urease rồi biến urease thành amoniac.

Hợp chất amoniac kết hợp với độc tố tế bào cytokine sẽ loại bỏ hoàn toàn chất nhầy ở niêm mạc. Vì vậy lớp niêm mạc dạ dày dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và gây chứng viêm loét nghiêm trọng.

tại sao đau dạ dày

Vi khuẩn HP là nhân tố gây nên cơn đau dạ dày

6. Mắc bệnh đường tiêu hóa

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày còn bắt nguồn từ các bệnh lý đường tiêu hóa cấp và mạn tính. Người bệnh nên thận trọng với một số bệnh lý dưới đây:

  • Viêm dạ dày: Bệnh xảy ra khi chất dịch ở dạ dày vượt ngưỡng cho phép và gây kích thích tới lớp niêm mạc. Các đối tượng bị viêm dạ dày nhẹ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng axit để loại bỏ nhanh biểu hiện bệnh. Ngược lại các đối tượng có nguy cơ xuất huyết dạ dày cần cẩn thận quan sát để tránh biến chứng nguy hại.
  • Loét dạ dày: Các ổ loét hình thành ở niêm mạc hoặc khu vực đầu ruột non là nguyên nhân đau dạ dày. 
  • Virus dạ dày: Bệnh xuất hiện do đường ruột xuất hiện virus được lây truyền từ thực phẩm bẩn hoặc người mắc bệnh. Chứng “cúm dạ dày” gây nên các biểu hiện như đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, 
  • Viêm túi thừa: Các túi thừa tại khu vực bên dưới ruột già khi bị sưng viêm là nguyên nhân bị đau dạ dày dữ dội, làm thay đổi nhu động ruột và có thể gây buồn nôn.
  • Hội chứng ruột kích thích: Bệnh lý tác động trực tiếp đến ruột già gây nên những cơn đau thắt khó chịu đi kèm với chất nhầy dính trong phân. Lúc này cơn đau có thể lan tỏa đến khu vực dạ dày tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh. 
  • Viêm ruột thừa: Vị trí ruột thừa nằm ở phần bụng dưới bên phải và đầu của đại tràng có hình dáng giống ngón tay. Người mắc chứng viêm ruột thừa sẽ khởi phát cơn đau ở rốn khiến khu vực lân cận như dạ dày chịu tác động sau đó mới lan tỏa xuống phần bụng bên phải.

7. Tác dụng phụ của thuốc

Một số dòng thuốc điều trị bệnh khi sử dụng thời gian dài và không đúng cách sẽ gây rối loạn tiêu hóa và khó chịu ở dạ dày. Vậy nên người bệnh nên chú ý khi dùng nhóm thuốc kháng sinh, thuốc Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, thuốc giảm đau Opioid, thuốc trị ung thư và thuốc cung cấp sắt...

Theo chuyên gia, dòng thuốc giảm đau và kháng viêm đó gây cản trở việc tổng hợp prostaglandin - chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó khu vực dạ dày dễ phát sinh ổ loét, vùng viêm nhiễm lớn do các loại vi khuẩn gây hại tấn công.

8. Nhiễm một số bệnh khác

Bên cạnh vấn đề liên quan đến tiêu hóa thì nguyên nhân đau dạ dày còn bắt nguồn từ các bệnh lý khác như:

  • Viêm vùng chậu: là bệnh viêm bộ phận sinh sản xuất hiện ở nữ giới đi kèm với các bệnh lây nhiễm khác như lậu, chlamydia. Khi viêm vùng chậu người bệnh có biểu hiện đau quanh vùng bụng, sốt, dịch tiết bất thường hoặc chảy máu khi quan hệ.
  • Đau sỏi mật: Cần biết, sỏi mật phát triển là do sự hoạt động quá mức của dịch tiết tiêu hóa. Khi chúng lớn dần sẽ gây đau và chặn ống dẫn giữa khu vực gan, túi mật, ruột non cùng với tuyến tụy. Người bệnh đau sỏi mật sẽ xuất hiện cơn đau vùng bụng, buồn nôn, phân sáng màu và nước tiểu màu trà. 
  • Thoát vị bẹn: Bệnh xuất hiện khi một phần của bộ phận ruột sẽ trượt ra ngoài vùng bụng và có biểu hiện sa xuống khu vực bẹn. Lúc này, ruột có thể di chuyển hoặc là bị xoắn lại gây ra những cơn đau bụng dữ dội.
  • Táo bón: Các biểu hiện đi đại tiện <3 lần/tuần, mỗi lần đi phải mất sức rặn, phân vón cục thì chứng tỏ bị táo bón nghiêm trọng và dễ gây đau dạ dày.
  • Viêm tụy: Tụy bị viêm sẽ làm người bệnh phải đối mặt với những cơn đau dạ dày, cùng triệu chứng buồn nôn, nôn mửa kéo dài…
nguyên nhân đau dạ dày

Người bị bệnh táo bón kéo dài dễ phát sinh cảm giác khó chịu ở vùng bụng

III - Cách chẩn đoán, xác định nguyên nhân đau dạ dày

Để tìm ra nguyên nhân gây đau dạ dày, thông thường bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ thông qua các câu hỏi. Người bệnh cần nghiêm túc giải đáp thắc mắc về vị trí đau, tần suất cơn đau hình thành, nước tiểu, thay đổi của phân...

Việc này là căn cứ quan trọng để bác sĩ nắm rõ trạng thái bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó bác sĩ thực hiện các biện pháp chẩn đoán lâm sàng để có kết luận về bệnh như: xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X quang bụng, siêu âm bụng, nội soi dạ dày thực quản.

Căn cứ vào các thông số, hình ảnh đã kiểm tra bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác nguyên nhân bị đau dạ dày. Đồng thời bác sĩ sẽ căn cứ vào trạng thái bệnh thực tế để lên liệu trình chữa trị an toàn, hiệu quả cho người bệnh.

IV - Biện pháp cải thiện cơn đau dạ dày hiệu quả

Các nguyên nhân đau dạ dày là căn cứ quan trọng để đưa ra giải pháp trị bệnh nhanh chóng. Vậy nên khi xuất hiện các cơn đau bao tử, người bệnh nên vận dụng cách sau:

1. Uống thuốc đặc trị bệnh dạ dày

Các dòng thuốc cân bằng nồng độ acid tại dạ dày, ức chế bơm proton để tránh ợ nóng, thuốc ức chế thụ thể H2 được bác sĩ kê đơn cho người bệnh. Mặt khác người bệnh uống các loại thuốc đặc trị bệnh đường tiêu hóa hoặc bệnh viêm vùng chậu, viêm tụy để cải thiện triệu chứng.

Như đã đề cập, Đông y quy định bệnh dạ dày là một bệnh cơ địa. Vì thế, thuốc điều trị cơn đau dạ dày cũng cần phải tác động được tới yếu tố cơ địa này thì mới mang ý nghĩa quyết định sự thành công trong quá trình điều trị. Đông y có khả năng xác định nguyên nhân gốc rễ chính xác đối với những căn bệnh có xu hướng dễ trở thành mạn tính. Nhưng không phải cứ Đông y là có thể điều trị hiệu quả. Đông y thông thường cũng chỉ có thể hỗ trợ cho những trường hợp mới khởi phát, duy trì lâu dài không gây tác dụng phụ.

Chỉ có Đông y thế hệ 2 mới thực sự thay đổi được cơ địa dạ dày yếu, giúp khắc chế cơn đau dạ dày và phòng tái phát cho người bệnh lâu dài.

Hiện nay, chỉ có viên uống dạ dày Ngự y mật phương của Nhất Nhất mới đáp ứng được những quy chuẩn khắt khe của Đông y thế hệ 2. Đây chính là giải pháp mang hiệu quả chủ lực cho những ai muốn khắc phục bệnh dạ dày về lâu dài.

Ngay sau liệu trình đầu, bạn sẽ cảm thấy cơn đau dạ dày giảm hẳn hoặc biến mất hoàn toàn. Đồng thời chức năng dạ dày ổn định hơn hẳn, chặn đứng được nguy cơ tái phát bệnh dạ dày.

thuốc chữa đau dạ dày

Viên Dạ dày Ngự y Mật Phương giúp loại bỏ chứng đau dạ dày nhanh chóng

2. Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Nếu nguyên nhân đau dạ dày xuất phát từ chế độ sinh hoạt và ăn uống không tốt thì người bệnh nên tìm cách thay đổi. Dưới đây là một số điều chỉnh về cách ăn uống, sinh hoạt mà người bệnh đau dạ dày có thể tham khảo:

  • Sử dụng nhiều rau xanh như cần tây, súp lơ, bắp cải, mồng tơi, tía tô... trong thực đơn hàng ngày để cung cấp các chất tốt cho dạ dày.
  • Loại bỏ đồ ăn cay nóng, chế biến nhiều dầu mỡ hoặc đồ uống nhiều cồn để tránh tổn hại lớp niêm mạc dạ dày.
  • Ưu tiên các món ăn được chế biến chín đồng thời dùng các nguyên liệu nấu nướng đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn.
  • Tích cực tham gia vận động, rèn luyện thể dục để cải thiện lưu thông máu ở hệ cơ quan trong cơ thể.
  • Tuân thủ thời gian ngủ nghỉ khoa học để tránh căng thẳng, mệt mỏi đến cơ quan tiêu hóa.

Bài viết chia sẻ cụ thể đến người bệnh các nguyên nhân đau dạ dày điển hình gây cản trở đến sức khỏe đường tiêu hóa. Chúng tôi tin rằng dựa vào các kiến thức đã cung cấp thì người đau dạ dày nhận thức rõ về bệnh và vận dụng cách điều trị phù hợp.

Lên đầu trang
Loading