Vì sao nhắm mắt nhưng không ngủ được? Nên làm gì để dễ ngủ?

2024-09-14 09:46:50

Nhắm mắt nhưng không ngủ được, trằn trọc mãi không thể ngủ được là tình trạng có thể xảy ra do những yếu tố tác nhân bên ngoài, nhưng cũng có thể chính là dấu hiệu của không ít bệnh lý. Và tùy theo mỗi nguyên nhân sẽ có những giải pháp khắc phục tương ứng. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những thông tin chi tiết và chính xác nhất về chứng bệnh này.

I - Nguyên nhân khiến bạn nhắm mắt nhưng không ngủ được

1. Môi trường ngủ không phù hợp

Giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ nếu bạn ngủ trong một không gian:

  • Phòng ngủ bị bí, không thông thoáng, khiến bạn có cảm giác bị khó thở.
  • Nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Phòng có ánh sáng quá mạnh, chói.
  • Phòng ngủ có nhiều tiếng ồn.
  • Giường ngủ, chăn, ga, gối, đệm bạn dùng đem đến cảm giác không thoải mái.

2. Thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học

Cụ thể là những thói quen như:

  • Nhịp sinh học thay đổi nhiều: Do bạn thường xuyên phải đi công tác hay du lịch tại những nơi khác nhau.
  • Ngủ trưa quá nhiều: Với thời gian ngủ trưa lên tới 45 cho tới 1 tiếng đồng hồ.
  • Lười vận động: Khiến bạn gặp phải tình trạng thường xuyên mệt mỏi, không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ mà còn tới sức khỏe của toàn cơ thể.
  • Sử dụng các loại thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Vì chính ánh sáng xanh phát ra từ những loại thiết bị này sẽ làm giảm sản sinh hormone gây buồn ngủ melatonin, từ đó khiến bạn trằn trọc khó đi vào giấc ngủ.
  • Ăn quá no vào bữa tối, thường xuyên ăn khuya: Khiến bạn gặp phải tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, trào ngược, gây ra mất ngủ.
  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo: Khi đó, bạn sẽ tạo gánh nặng cho chính cơ thể bạn, gây ra các tình trạng như thường xuyên khát nước, tâm trạng bất ổn, từ đó giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
  • Uống nhiều rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá: Việc dùng thường xuyên những loại chứa nhiều chất kích thích trên vào buổi tối, một là sẽ khiến bạn trở nên tỉnh táo không thể ngủ được, hai là có thể khiến bạn ngủ thiếp đi nhưng sáng dậy lại bị đau đầu, uể oải, toàn thân mệt mỏi.

lý do nhắm mắt nhưng không ngủ được

3. Tuổi tác

Những người cao tuổi, đặc biệt là từ 60 tuổi trở lên, tuyến yên sẽ sản xuất lượng HGH giảm dần đi, đây chính là một loại hormone tăng trưởng giúp tái tạo năng lượng, điều hòa giấc ngủ trong cơ thể. Chính vì vậy, lượng hormone này bị giảm bớt dễ gây ra mất ngủ. Đó là một trong những lý do vì sao tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi.

4. Bệnh lý

Nhắm mắt nhưng không ngủ được còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý như:

  • Bệnh tim mạch.
  • Bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Bệnh hen suyễn.
  • Những bệnh lý khác nhau về giấc ngủ như bị mộng du, mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc chân bồn chồn…
  • Bệnh dị ứng.
  • Bệnh xương khớp.
  • Bệnh tuyến giáp.
  • Suy giảm nội tiết tố nữ.
  • Tác dụng phụ của một vài loại thuốc điều trị bệnh.

Theo nghiên cứu, một trong những bệnh lý phổ biến chiếm tới hơn 80% các trường hợp mất ngủ, trong đó có tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được chính là thiếu máu lên não. Khi lượng máu lên não bị suy giảm, hoạt động của não bộ dần bị suy giảm, gây ra nhiều triệu chứng, trong đó có mất ngủ, có thể kèm theo cả đau đầu, chóng mặt…

II - Nhắm mắt nhưng không ngủ được kéo dài gây ảnh hưởng gì?

Việc mất ngủ, nhắm mắt nhưng không ngủ được nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả có thể gây ra vô vàn những vấn đề sức khỏe tới toàn cơ thể, trong đó có cả những biến chứng bệnh lý nguy hiểm:

  • Gây thừa cân.
  • Khiến da trở nên xấu xí hơn, dễ nổi mụn, xuất hiện nhiều nếp nhăn, da bị lão hóa nhanh chóng.
  • Gây suy giảm trí nhớ và sự tập trung.
  • Khiến huyết áp tăng.
  • Gây ra chứng trầm cảm, lo âu, ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần.
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về não bộ và tim mạch.

ảnh hưởng khi nhắm mắt nhưng không ngủ được

III - Nhắm mắt nhưng không ngủ được phải làm sao?

1. Sử dụng một số mẹo ngủ nhanh

Một số mẹo ngủ nhanh giúp bạn giúp bạn có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn như:

  • Thực hiện phương pháp thở 4 - 7 - 8, kiểm soát hơi thở, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 10 phút trước khi đi ngủ.
  • Nghe nhạc nhẹ nhàng thư giãn.
  • Sử dụng các loại tinh dầu giúp thư giãn như tinh dầu hoa oải hương, bạc hà…
  • Viết nhật ký, đọc sách giấy trước khi đi ngủ.
  • Thay đổi tư thế ngủ.

2. Giảm nhiệt độ phòng

Nhiệt độ phòng mát mẻ khoảng từ 18 tới 20 độ C giúp thân nhiệt trở nên mát hơn, đó cũng chính là tín hiệu khiến não bộ nhận biết rằng đã tới thời gian cần nghỉ ngơi, từ đó giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ để có thể giúp thư giãn, khiến thân nhiệt sau khi tắm xong cũng sẽ hạ xuống, giúp dễ ngủ hơn.

3. Ngồi thiền

Thiền định từ lâu đã là một liệu pháp được nhiều người áp dụng để giúp giảm lo âu, căng thẳng, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Cách thực hiện cũng khá dễ dàng. Bạn ngồi thoải mái, lưng thẳng, 2 chân đặt chéo áp xuống mặt sàn, 2 tay đặt lên trên gối, bắt đầu tập trung hết vào hơi thở, hít vào thở ra đều đặn, từ từ, gác bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực trong đầu, ngồi thiền trong khoảng từ 15 cho đến 30 phút cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ.

ngồi thiền khi nhắm mắt nhưng vẫn không ngủ được

4. Thử tiếng ồn trắng

Tiếng ồn trắng là âm nhanh đem đến cho bạn một cảm giác dễ chịu, không còn nghe thấy những tiếng ồn ào bên ngoài, giúp bạn giảm sự căng thẳng, cảm thấy được thư giãn và dễ ngủ hơn.

Đây cũng chính là âm thanh thường được dùng để ru cho em bé dễ ngủ hơn, được tạo ra nhờ sự kết hợp của nhiều loại âm thanh có tần số khác nhau, ví dụ như tiếng mưa, tiếng suối chảy, tiếng tivi bị nhiễu sóng, tiếng quạt…

Về cách áp dụng, bạn có thể sử dụng những thiết bị tạo tiếng ồn trắng chuyên biệt có thể lựa chọn được rất nhiều loại âm thanh khác nhau, tìm kiếm trên các nền tảng của Youtube hay Spotify, hoặc có thể sử dụng ngay những vật dụng trong gia đình như quạt, máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí có những âm thanh đều đều, dễ chịu và với âm lượng vừa phải.

5. Sử dụng thuốc hỗ trợ

Với các tình trạng mất ngủ, nhắm mắt nhưng không ngủ được đã diễn ra trong một khoảng thời gian, để có thể khắc phục được hiệu quả, bạn nên sử dụng những sản phẩm những hỗ trợ giấc ngủ, nên là những sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên để có thể đảm bảo tính an toàn, không tác dụng phụ, không gây phụ thuộc hay bị nhờn, lại vẫn có thể đem lại hiệu quả vượt trội nếu bạn lựa chọn được đúng sản phẩm.

Để khắc phục an toàn - hiệu quả tình trạng này, khó ngủ, Dược phẩm Nhất Nhất cũng đã có một sản phẩm chuyên biệt:

  • Nghiên cứu dựa trên một bài thuốc trị mất ngủ từ thời nhà Nguyễn, được coi là “Quốc bảo” y học cung đình Huế, chỉ được dành để chữa trị cho các bậc vua chúa, hoàng tộc thời bấy giờ.
  • Được sản xuất theo quy trình chuẩn GMP - WHO tại nhà máy của Nhất Nhất.
  • Đạt chuẩn Đông y thế hệ 2, tuyệt đối an toàn.

Nhờ đó sản phẩm giúp giảm hẳn/hết tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, nhắm mắt nhưng không ngủ, đem đến cho người bệnh một giấc ngủ sinh lý hoàn toàn tự nhiên, đặc biệt là có thể ngừa ngừa nguy cơ bệnh tái phát trong một khoảng thời gian dài.

uống nymp 4 khi nhắm mắt nhưng khó ngủ

IV - Những lưu ý để không còn bị trạng khó ngủ

  • Tập thể dục đều đặn: Việc duy trì thói quen tốt này giúp bạn cải thiện thời gian và chất lượng giấc ngủ hiệu quả cũng như có thể tăng cường sức khỏe toàn cơ thể.
  • Đi ngủ, thức dậy đúng giờ: Bạn nên tạo cho chính cơ thể một đồng hồ sinh học giúp ngủ - thức đều đặn đúng giờ mỗi ngày, như vậy sẽ làm giảm chứng mất ngủ, khó ngủ, nhắm mắt nhưng không ngủ được.
  • Có một không gian ngủ thật thoải mái: Chính là một không gian có nhiệt độ mát mẻ, yên tĩnh và ánh sáng dịu nhẹ.
  • Ban ngày không ngủ quá nhiều: Nếu có ngủ trưa, bạn chỉ nên ngủ khoảng từ 20 đến 40 phút, không nên ngủ quá nhiều vì có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm.
  • Trước giờ đi ngủ không nên dùng trà, cà phê…: Vì những loại nước này có chứa chất kích thích dễ giúp bạn tỉnh táo, khó ngủ hơn.
  • Không ăn quá no vào buổi tối: Để không gặp phải tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu… làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Không dùng điện thoại, thiết bị điện tử trước giờ ngủ từ 1 đến 2 tiếng: Vì những loại thiết bị này phát ra ánh sáng xanh có thể tác động xấu tới giấc ngủ.
  • Thực hiện các liệu pháp giúp thư giãn, dễ ngủ hơn vào trước giờ đi ngủ: Như đọc sách giấy, nghe nhạc nhẹ, tập yoga, thiền…

Tóm lại, để khắc phục hiệu quả tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được, trước hết bạn cần xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có thể tìm ra các phương pháp khắc phục phù hợp nhất. Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng này, bạn cũng nên xây dựng cho bản thân một lối sống thật khoa học, lành mạnh.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ