Nhạt mồm nhạt miệng là bệnh gì? Cách trị như thế nào?

2024-03-14 10:08:39

Nếu bạn cảm thấy nhạt miệng người mệt mỏi trong thời gian dài nên chú ý đến thể trạng sức khỏe. Vị giác trong khoang miệng biến đổi, khó cảm nhận hương vị thức ăn sẽ cản trở đến dinh dưỡng, tinh thần của mọi người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng lạt miệng ở thông tin bài viết dưới đây nhé!

I - Cảm giác bị nhạt miệng là thế nào?

Nhạt mồm nhạt miệng để chỉ cảm giác tự nhiên mất hoặc giảm khả năng nhận thức về vị giác. Lúc này mọi người thấy khoang miệng nhạt nhẽo, không nhận rõ hương vị món ăn như bình thường.

Lạt miệng xuất hiện chủ yếu ở đối tượng mới ốm dậy, trải qua cuộc phẫu thuật hay bị thiếu chất dinh dưỡng, người bị các bệnh về tiêu hóa, viêm ruột, chứng trầm cảm và thậm chí là ung thư. Hiện tượng miệng nhạt nhẽo luôn kèm theo các biểu hiện khác như ăn kém, chân tay run rẩy, chướng bụng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng.

nhạt miệng là bệnh gì

Người bệnh không cảm nhận rõ ràng về hương vị món ăn

II - Nguyên nhân dẫn đến nhạt miệng người mệt mỏi

Việc tìm ra nguyên nhân bị lạt miệng giúp người bệnh điều chỉnh vị giác, tăng hấp dẫn khi thưởng thức món ăn. Dưới đây là các nhân tố làm cản trở đến khẩu vị của người bệnh như:

1. Suy nhược cơ thể

Có nhiều trường hợp với món sơn hào hải vị bày ra trước mặt nhưng lại thấy nhạt mồm người mệt mỏi không muốn ăn. Nguyên nhân là do ở cơ thể người bị suy nhược thì tỳ vị suy yếu, khí huyết lưu thông kém, hệ tiêu hóa bị nhiễu loạn dẫn tới chán ăn, nhìn gì cũng ngán.

Người có tâm căn suy nhược thì cảm xúc thất thường, hay cáu gắt bực bội nên không hứng thú ăn uống hoặc có ăn nhưng không thấy ngon. Ngoài ra, thần kinh luôn trong trạng thái stress dễ khiến người bệnh mất ngủ liên miên làm tổn thương đến dạ dày, đại tràng dẫn đến cảm giác bị nhạt miệng người mệt mỏi, mệt mỏi buồn nôn.

2. Lạt miệng khi mang thai

Hiện tượng lạc miệng xảy ra với chị em trong giai đoạn mới chớm mang bầu. Ở giai đoạn này vị giác của mẹ trở nên nhạy cảm về mùi, vị giác biến đổi theo từng ngày do nồng độ hormone thay đổi.

Một số món ăn, thức uống mẹ từng yêu thích trước đây có thể khiến mẹ khó chịu hoặc không hứng thú. Mẹ bầu sẽ có trạng thái miệng nhạt nhẽo nên muốn ăn các món chưa từng thưởng thức hoặc món có hương vị mạnh như chua, ngọt, cay.

cảm giác bị nhạt miệng khi mang thai

Miệng lạt, không rõ mùi vị món ăn khi phụ nữ ở giai đoạn đầu thai kỳ

3. Mắc một số bệnh lý

Cảm giác bị nhạt miệng trong thời gian dài báo hiệu cơ thể đang đối diện với một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, viêm ruột, viêm nhiễm, người bị thiếu dưỡng chất hoặc vừa trải qua phẫu thuật. Các chứng bệnh được biểu hiện cụ thể như sau:

  • Bệnh tưa miệng: Dạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ở khoang miệng đặc biệt vùng lưỡi khiến miệng nhạt nhẽo, lở loét hoặc đau nướu.
  • Cảm cúm, cảm lạnh: Khi mắc cúm cơ thể cần ra sức sản xuất protein để chống lại các yếu tố gây bệnh. Vì vậy lúc này miệng sẽ cảm nhận thấy vị đắng hoặc lạc miệng khó chịu.
  • Nấm miệng: Bệnh xuất hiện ở các đối tượng có thể trạng suy yếu hoặc thời gian dài sử dụng thuốc kháng sinh. Khi đó người bệnh có hiện tượng lạt miệng, lưỡi nổi đốm trắng cùng với mùi hôi khi thở.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Khi mắc bệnh thì nồng độ axit dư thừa tại dạ dày đẩy ngược lên hầu họng và khoang miệng khiến miệng trở nên nhạt nhẽo, không muốn ăn uống.
  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh ăn quá nhiều vào buổi tối đặc biệt các đồ ăn cay nóng, thức uống có cồn sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn. Chức năng của cơ quan tiêu hóa vận hành không tốt sẽ phát sinh chứng nhạt miệng người mệt mỏi.

4. Vệ sinh răng miệng sai cách

Khu vực khoang miệng là nơi xuất hiện của các loại vi khuẩn khó quan sát bằng mắt thường. Vậy nên việc vệ sinh răng miệng hàng ngày là cách để loại bỏ mảng bám chân răng, giảm mùi hôi và giữ hơi thở thơm mát dễ chịu.

Ngược lại nếu vệ sinh răng không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn tích tụ ở khoang miệng. Bạn sẽ thấy xuất hiện các mảng bám màu trắng đục, đầu lưỡi chịu tác động của mảng bám rêu trắng khiến việc phân tích mùi vị chua, cay, mặn, ngọt bị ảnh hưởng.

nhạt miệng người mệt mỏi

Chăm sóc răng miệng không đúng cách gây nhạt nhẽo ở khoang miệng

 

5. Tác dụng phụ sau khi dùng thuốc

Các nhóm thuốc kháng sinh, thuốc giảm cân, thuốc trị bệnh huyết áp hoặc hóa chất trong điều trị ung thư khiến khứu giác và vị giác thay đổi. Người bệnh sẽ cảm giác bị nhạt miệng người mệt mỏi, khó nuốt thức ăn ngay cả với các món ăn như cháo, canh hoặc súp.

Việc thưởng thức món ăn trở thành cực hình vì không cảm thấy ngon miệng như trước. Ngoài ra, các loại thuốc điều trị đó còn khiến miệng có vị đắng, khô miệng hoặc có vị kim loại khó chịu.

6. Lạt miệng do uống ít nước

Người trưởng thành cần cung cấp đủ cho cơ thể từ 1,5 - 2 lít nước để thúc đẩy hoạt động chuyển hóa và duy trì chức năng của hệ cơ quan. Ngoài ra, uống nhiều nước giúp giải nhiệt, ngăn chặn độc tố độc tố đồng thời thúc đẩy hấp thu, dự trữ các chất tốt cho cơ thể.

Ngược lại, khi cơ thể không nhận đủ lượng nước sẽ làm tăng cảm giác nhạt miệng người mệt mỏi cùng nhiều biến chứng khác. Bên cạnh đó, cung cấp nước cho cơ thể nhưng thông qua nước ngọt, nước có ga hoặc bia rượu khiến vị giác biến đổi, bạn sẽ cảm thấy nhạt nhẽo không muốn ăn gì.

7. Người căng thẳng quá độ

Các nghiên cứu đều khẳng định, trạng thái tâm lý của mỗi người sẽ chi phối mạnh đến vị giác của họ. Do đó khi cơ thể chịu áp lực dài ngày sẽ làm cản trở đến khả năng nhận biết mùi vị, miệng lạt.

Nếu cơ thể stress sẽ giải phóng hormone adrenaline khiến việc ăn uống không ngon miệng, vị giác giảm sút. Đồng thời hoạt chất này làm cho khoang miệng trở nên bị khô, ít tiết ra nước bọt - yếu tố quan trọng ở hoạt động tiêu hóa. Nếu nước bọt ít sẽ khiến khoang miệng bị khô, miệng nhạt nhẽo không muốn ăn món gì.

nguyên nhân gây nhạt mồm nhạt miệng

Tinh thần căng thẳng kéo dài dễ khiến vị giác bị biến đổi nhanh chóng

8. Cơ thể thiếu kẽm gây nhạt miệng

Cơ thể không đủ dưỡng chất, đói lâu ngày sẽ khiến cho vị giác bị suy giảm, mất độ nhạy, ăn uống cảm giác kém ngon miệng. Đặc biệt đối tượng thiếu hàm lượng kẽm lớn sẽ làm tăng nồng độ protein và gustin khiến vị giác bị chi phối nghiêm trọng.

III - Cách trị nhạt miệng tại nhà an toàn, hiệu quả

Căn cứ vào các yếu tố gây lạc miệng thì người bệnh cần tìm cách điều chỉnh phù hợp để nhanh chóng lấy lại giác giác. Đối với trường hợp bị lạt miệng người mệt mỏi do thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt thì nên chú ý đến vấn đề sau:

  • Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày để loại bỏ mảng bám trên răng sau đó dùng dung dịch vệ sinh miệng để đánh bật vi khuẩn và giữ hơi thở thơm mát.
  • Cơ thể nên uống đầy đủ nước đồng thời hạn chế bia rượu, chỉ uống khi thực sự cần thiết.
  • Uống nước ấm pha thêm một chút muối vào để tận dụng đặc tính sát khuẩn của muối giúp loại bỏ chứng hôi miệng, cảm giác bị nhạt miệng người mệt mỏi.

Nếu người nhạt mồm kèm đi kèm cảm giác mệt mỏi uể oải như thiếu sinh khí, xanh xao vàng vọt, tâm trạng thay đổi thất thường cần cải thiện cơ thể hư nhược. Lúc này người bệnh nên áp dụng phương pháp điều trị theo Ngự Y Mật Phương để có hiệu quả nhanh chóng, vượt trội.

Giáp pháp chú trọng điều trị triệu chứng và nguyên nhân gốc rễ gây suy nhược đồng thời nuôi dưỡng sức khỏe từ bên trong. Hiện nay, viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 được bào chế từ bài thuốc trong Ngự y mật phương bí truyền cung đình độc quyền từng chỉ dùng cho vua chúa được đánh giá cao.

Sản phẩm áp dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại với các dược liệu quý, quy trình khoa học tại nhà máy tiêu chuẩn GMP – WHO đáp ứng tiêu chuẩn cho người dùng. Viên uống giúp phục hồi các cơ quan nội tạng ổn định, cải thiện chứng chán ăn, nhạt mồm lạt miệng.

Viên suy nhược còn bồi bổ khí huyết dưỡng tâm an thần giúp giấc ngủ sâu, cơ thể sảng khoái, tinh thần thoải mái để ăn uống tốt hơn. Người bệnh dùng viên uống khoa học, đủ liệu trình sẽ duy trì kết quả dài lâu, hạn chế tái phát.

viên uống thay đổi cơ địa

Viên uống giúp thay đổi cơ địa, bổ huyết giúp dưỡng tâm an thần hiệu quả

IV - Cẩn trọng một số biến đổi khác của vị giác

Bên cạnh cảm giác bị nhạt miệng người mệt mỏi thì chúng ta nên theo dõi biến đổi vị giác ở khoang miệng. Thông thường mùi vị khác lạ ở vùng miệng báo hiệu các vấn đề liên quan đến sức khỏe mọi người cần lưu tâm:

  • Miệng đắng: Nếu miệng có vị đắng kèm chứng chóng mặt, đau đầu, táo bón, dễ cáu giận… lưỡi mỏng vàng phần lớn do bệnh gan, thận nhiệt gây nên.
  • Miệng ngọt: khoang miệng có vị ngòn ngọt ngay khi uống nước lọc hay ăn đồ chua dễ xuất hiện ở người tiểu đường hoặc có chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, cảm giác miệng ngọt, người mệt mỏi, đầy bụng, phân rắn - lỏng thất thường, món ngon vật lạ không thiết ăn chủ yếu do tỳ vị bị hư.
  • Miệng mặn: nếu miệng mặn kèm ù tai, đổ mồ hôi trộm, mạch đập yếu, đau thắt lưng là do chứng thận âm hư. Khi đối tượng có khoang miệng với vị mặn kèm chân tay lạnh, người mệt rã rời, khí sắc nhợt nhạt, hay đi tiểu đêm thì là do chứng thận dương hư.
  • Miệng chua: phần lớn nguyên nhân do nhiệt ở các bộ phận gan tỳ ngấm vào mật kèm theo đau tức ngực, đầy bụng, hay nôn ói. Chua miệng dễ xảy ra ở đối tượng bị các bệnh liên quan đến dạ dày, đại tràng, bệnh gan.
  • Miệng cay: Người bị chứng huyết áp cao hay bị đầu lưỡi tê cay, ho khạc, có đờm nhiều và rêu lưỡi. Theo y học cổ truyền miệng cay có nguyên nhân sâu xa do phế nhiệt hoặc vị hỏa bốc lên nhiều.
  • Miệng chát: Miệng có cảm giác chát dễ xuất hiện ở người bệnh về thần kinh, thức khuya không ngủ. Vì vậy bạn cần điều chỉnh thói quen về sinh hoạt để cải thiện vị giác hiệu quả, nhanh chóng.
  • Miệng thơm: Trong miệng có mùi thơm giống như mùi của hoa quả thì nguy cơ cao cảnh báo bệnh tiểu đường nặng.
nhạt miệng phải làm sao

Một số vị khác ở miệng báo hiệu các bệnh lý cho mọi người

Nhạt mồm nhạt miệng người mệt mỏi bắt nguồn từ các yếu tố bệnh lý cùng thói quen sinh hoạt, ăn uống không phù hợp. Vậy nên dựa vào nguyên nhân gây chứng lạt miệng thì người bệnh cần lên phác đồ điều trị hợp lý để không tạo ra tổn hại đối với sức khỏe.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ