8 Dấu hiệu cho thấy vết mổ trĩ bị nhiễm trùng & Cách xử lý an toàn

2024-03-19 09:58:06

Mặc dù biến chứng nhiễm trùng sau khi phẫu thuật trĩ là rất hiếm gặp nhưng tình trạng này vẫn có thể xảy ra nếu như quá trình phẫu thuật hoặc chăm sóc hậu phẫu không được thực hiện đúng cách. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân và nhận biết những dấu hiệu sẽ có vai trò quyết định, giúp người bệnh tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.

I - Những dấu hiệu cho thấy vết mổ trĩ bị nhiễm trùng

Sau khi mổ trĩ, người bệnh sẽ dần dần hồi phục và có thể sinh hoạt bình thường sau khoảng 1 đến 2 tuần. Trong khoảng thời gian này, vùng hậu môn đôi khi sẽ có cảm giác đau nhức, chảy rỉ máu kèm với dịch vàng, đặc biệt là khi đi vệ sinh. Đây là những biểu hiện hoàn toàn bình thường sau phẫu thuật và thường sẽ thuyên giảm hoàn toàn sau 1 đến 2 tháng.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây, rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nhiễm trùng sau khi mổ trĩ. Cụ thể, các triệu chứng bao gồm:

  • Triệu chứng tại vết mổ và hậu môn:
    • Vết mổ trĩ ửng đỏ, nóng rát và sưng phồng.
    • Cơn đau không những không thuyên giảm mà ngày càng đau hơn theo thời gian.
    • Hậu môn sưng, áp xe.
    • Chảy nhiều máu, thậm chí máu có thể chảy thành tia, dịch vàng cũng xuất hiện nhiều hơn.
  • Triệu chứng toàn thân:
    • Cảm giác ớn lạnh kèm theo những cơn sốt liên miên.
    • Khó chịu trong người, hay có cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
    • Khó đi vệ sinh (cả đại tiện và tiểu tiện).
    • Táo bón kéo dài nhiều hơn 3 ngày, ngay cả khi đã dùng đến thuốc nhuận tràng.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân sau khi mổ trĩ không đi cầu được

II - Nguyên nhân bị nhiễm trùng sau khi mổ trĩ

Trĩ nằm ở vùng hậu môn, khó làm vệ sinh sạch sẽ và cũng là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn. Sau khi phẫu thuật, vết mổ chưa hoàn toàn liền lại khiến nguy cơ bị nhiễm trùng tăng cao. Và một số yếu tố có thể khiến vết mổ trĩ bị nhiễm trùng bao gồm:

  • Vệ sinh trong quá trình mổ chưa tốt: Trong quá trình mổ là thời điểm dễ bị nhiễm khuẩn nhất, vệ sinh chưa tốt rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vết thương sau đó.
  • Kỹ thuật mổ của bác sĩ: Vì kỹ thuật bác sĩ chưa tốt nên những vết mổ có thể không “đẹp” (bề mặt vết mổ rộng, để hở vết mổ…) dẫn đến vết thương lâu lành và gây nhiễm trùng.
  • Chăm sóc kém sau khi phẫu thuật: Ngay cả sau khi mổ, nếu không vệ sinh vết mổ sạch sẽ, những vi khuẩn cũng có thể tấn công và xâm nhập vào vết mổ dẫn đến nhiễm trùng.

Những lý do khiến vết mổ trĩ bị nhiễm trùng

III - Tình trạng nhiễm trùng sau khi cắt trĩ có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng trước mắt của tình trạng này đó là khiến cho vết mổ lâu lành hơn, thời gian hồi phục theo đó cũng kéo dài hơn. Nếu như không xử lý kịp thời, nhiễm trùng vết mổ diễn tiến nghiêm trọng còn gây áp xe quanh hậu môn, thậm chí theo máu đi vào các bộ phận các của cơ thể và gây nhiễm trùng toàn thân. Trường hợp bị nhiễm trùng toàn thân tuy rất hiếm khi mắc phải nhưng nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những tình trạng nguy kịch như hôn mê, thậm chí tử vong.

Nhiễm trùng vết mổ trĩ là dấu hiệu nguy hiểm cần hết sức cảnh giác

IV - Cách xử lý khi bị nhiễm trùng sau mổ trĩ

1. Sớm đến cơ sở y tế để chẩn đoán & điều trị

Nếu người bệnh xuất hiện một trong những triệu chứng nêu trên, trước hết hãy đến cơ sở y tế, bệnh viện để được chẩn đoán và xác định rằng liệu đó có phải là dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ trĩ hay không. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà nếu không muốn tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng thêm.

2. Dùng thuốc (theo chỉ dẫn của bác sĩ)

Các bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn nhằm ngăn chặn vết nhiễm trùng lan ra và trở nên nặng hơn. Ngoài ra, thuốc cefepime hoặc imipenem cũng có thể được bác sĩ chỉ định để giải quyết tình trạng viêm phúc mạc nếu có.

Lưu ý: Việc sử dụng các loại thuốc này cũng cần được theo dõi và chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn để tránh tác dụng phụ và đảm bảo hiệu quả điều trị.

Nhiễm trùng sau phẫu thuật trĩ phải làm sao?

3. Tái phẫu thuật

Nếu tình hình nhiễm trùng quá nặng và lan rộng, người bệnh cần phải làm phẫu thuật để cắt các mô bị nhiễm trùng xung quanh vết cắt, hoặc các mô bên trong hậu môn (nếu nhiễm trùng lan tới khu vực đó) để tránh tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Sau khi loại bỏ hết những mô bị nhiễm trùng, vết thương sẽ được làm sạch kỹ càng và băng lại tránh tái nhiễm trùng.

4. Tạm thời giảm đau tại nhà

Giảm đau tại nhà là phương pháp tình thế tạm thời, nó không giúp người bệnh hết nhiễm trùng nhưng có thể cải thiện tình trạng đau sưng khó chịu khi bị nhiễm trùng sau khi mổ trĩ. Những phương pháp giảm đau tạm thời có thể được sử dụng là:

  • Chườm lạnh hậu môn.
  • Uống thuốc giảm đau (như Acetaminophen hoặc Ibuprofen).
  • Đắp thuốc tê.

 V - Nên làm gì để tránh bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật mổ trĩ?

1. Phòng ngừa từ trước khi phẫu thuật

Trước khi tiến hành phẫu thuật, việc phòng ngừa trở nên cực kỳ quan trọng:

  • Trước khi phẫu thuật, cần lưu ý cho bác sĩ nếu như đang mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, dị ứng với kháng sinh hay béo phì… để từ đó có những biện pháp phòng tránh nhiễm trùng sau phẫu thuật.
  • Kiêng hút thuốc khoảng vài ngày trước khi thực hiện phẫu thuật.
  • Lựa chọn nơi mổ uy tín với tay nghề bác sĩ phẫu thuật cao sẽ tránh khỏi những vấn đề dẫn đến vết thương lâu lành và gây nhiễm trùng.
  • Chỉ tiến hành phẫu thuật khi thực sự cần thiết Không nên mổ trĩ nếu không thực sự cần thiết. Chỉ nên phẫu thuật khi tình hình bệnh chuyển nặng như bị trĩ độ 4, sa nghẹt, huyết khối… để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Phương pháp phòng tránh nhiễm trùng sau khi mổ trĩ

2. Phòng ngừa sau phẫu thuật

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống.
  • Đối với vết mổ: kiểm tra và thay băng hằng ngày, tránh chạm trực tiếp và phải báo ngay cho cán bộ y tế nếu vết mổ có biểu hiện bất thường.
  • Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về việc tắm rửa và tần suất thay băng.
  • Với người phẫu thuật cắt trĩ cổ điển, nên kiểm tra vết mổ hằng ngày. Tuyệt đối không sờ hoặc tháo mũi khâu.
  • Đối với chế độ ăn uống: Uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống sau 2 hoặc 3 ngày kể từ khi phẫu thuật. để phân mềm và việc đi đại tiện dễ dàng, giảm thiểu ảnh hưởng đến vết mổ và tái phát bệnh trĩ.
  • Tắm ngồi (tắm sitz) hoặc ngâm hậu môn với nước ấm để làm giảm cảm giác đau.
  • Tránh rặn khi đi vệ sinh.
  • Giữ vệ sinh khu vực hậu môn, có thể sử dụng giấy mềm để làm sạch sau mỗi lần đi đại tiện.
  • Nằm sấp có kê gối ở hông có thể giảm sưng.

Việc nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi mổ trĩ nói riêng và sau khi mổ nói chung là điều cực kỳ quan trọng mà người bệnh cần chú ý. Ngoài ra, người sau khi mổ trĩ cũng cần tuân thủ những hướng dẫn chăm sóc vết thương của bác sĩ cũng như thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để có cuộc sống thoải mái hơn và giảm thiểu khả năng tái phát bệnh trĩ.

Lên đầu trang
Loading