I. Nhiệt miệng ở nướu là gì?
Nhiệt miệng ở nướu chỉ tình trạng nướu răng xuất hiện những vết loét nông, nhỏ gây đau nhức khó chịu.
Thường thì vết loét nhiệt nướu này sẽ khỏi trong vòng khoảng 8 - 10 ngày mà không cần chữa trị. Nhưng nếu quá 14 ngày, nhiệt loét ở nướu vẫn còn dai dẳng không hết hoặc có biểu hiện trở nặng hơn thì bạn nên đi kiểm tra thăm khám để có phương án can thiệp chữa trị sớm.
Theo quan niệm lưu truyền dân gian cũng như trong Đông y xác định nóng trong người là căn nguyên gây nhiệt miệng nói chung hay nhiệt ở nướu nói riêng. Còn theo y học hiện đại, hiện tượng nhiệt miệng ở nướu xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó phổ biến một số cụ thể như:
- Do suy giảm đề kháng: Các vi khuẩn xâm nhập gây loét và tổn thương nướu do sức đề khám hay hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến tạo môi trường thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh tấn công và phát triển.
- Tác động bên ngoài (quá trình đánh răng, lỡ bị chọc vật cứng hoặc sắc vào niêm mạc, nướu...) dẫn đến tổn thương, loét nhiệt nướu
- Áp lực, mệt mỏi, căng thẳng liên tục trong thời gian dài tăng cao khả năng mắc bệnh.
- Rối loạn nội tiết tố hoặc thời tiết hoặc thay đổi đột ngột cũng là một trong những tác nhân gây nhiệt ở nướu.
- Thiếu hụt các chất cần thiết trong cơ thể cũng là nguyên nhân, như thiếu hụt khoáng chất kẽm, axit folic, sắt, vitamin B12…
Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiệt miệng ở nướu
>>> XEM THÊM: Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả
III. Nhận biết dấu hiệu nhiệt miệng ở nướu
Nhận biết sớm được các dấu hiệu nhiệt miệng ở nướu có thể giúp nhanh có những giải pháp khắc phục rút ngắn được thời gian chữa trị. Dấu hiệu của nhiệt miệng ở nướu gồm có:
1. Xuất hiện vết loét
Khởi phát là một hoặc vài đốm nhỏ màu trắng đường kính chỉ khoảng 1-2mm xuất hiện trên nướu răng. Sau đó, chúng sẽ trở nên mọng nước và lớn dần hơn với đường kính có thể lên tới 1cm. Sau vài ngày, những đốm mọng nước này vỡ hình thành lên các vết loét, khi chạm vào sẽ thấy đau nhức gây nhiều khó chịu khi ăn uống hoặc nói chuyện.
2. Viêm sưng tấy, đau rát
Do các vết loét là những vết thương hở, khi phát triển lớn hơn hoặc nhiều thêm sẽ dễ bị nhiễm trùng dẫn đến sưng tấy đỏ. Trường hợp nếu nướu bị viêm loét nhiệt lâu ngày không được chữa hoặc tự khỏi có thể dẫn đến viêm cấp. Viêm nướu cấp trong một số ca nặng có thể gây sốt cao và nổi hạch. Khi ăn uống không thể tránh khỏi việc thực ăn chạm vào vết nhiệt gây đau rát dẫn đến ăn không ngon và cảm giác thèm ăn bị giảm đi. Chán ăn kéo dài có thể dẫn đến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể…
Nhiệt loét ở nướu gây sưng tấy, đau rát khó chịu nhất là khi ăn uống, nói chuyện
>>> XEM THÊM: Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày - Mẹo hay dành cho bạn
IV. Phương pháp chữa trị nhiệt miệng ở nướu
Như đã đề cập ở trên các vết nhiệt miệng ở nướu thường là sẽ tự khỏi trong vòng không quá 10 ngày tùy theo cơ địa, sức khỏe mỗi cá nhân. Trường hợp nếu nguyên nhân gây nhiệt được xác định là bởi virus, vi khuẩn, nấm thì có thể phải sử dụng đến loại thuốc và phác đồ điều trị chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng để chữa trị nhiệt loét ở nướu gồm có:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Dùng các loại thuốc như benzocaine hoặc lidocaine để giảm đau rát tại chỗ.
- Thuốc bôi chống viêm: Với trường hợp nhiệt loét ở nướu bị nặng, lâu không khỏi thì có thể bác sĩ sẽ kê thuốc bôi có chứa corticosteroid để giảm viêm và sưng nhanh. Nhưng cần lưu ý loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ không tốt đến hệ miễn dịch, gây viêm loét dạ dày...
- Thuốc sát trùng: Dùng các loại thuốc kháng nấm, kháng viêm để sát khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Thuốc kháng sinh: Áp dụng trong các trường hợp nhiệt miệng ở nướu bị kèm với tình trạng viêm bội nhiễm để nhanh chóng giảm sưng đau nhức cho người bệnh. Loại thuốc này không được tự ý mua dùng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây để ngăn tăng nặng và hỗ trợ việc điều trị nhiệt miệng ở nướu nhanh hiệu quả hơn:
- Không dùng các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu, đồ ăn mặn, cay nóng.
- Lưu ý uống nhiều nước (từ 2,5 - 3 lít nước), sử dụng ống hút và uống nước mát để tránh tối đa những tiếp xúc và tổn thương đến các vết loét.
- Tích cực ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng để bổ sung thêm vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Chú ý hơn về chăm sóc răng miệng: dùng bàn chải mềm, chải nhẹ tránh tác động vào vết loét nhiệt gây tổn thương nặng thêm.
- Sát trùng khoang miệng mỗi ngày hoặc sau bữa ăn bằng cách ngậm và súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý.
- Sử dụng các loại nước ngậm răng miệng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giúp các vết viêm loét do nhiệt nhanh lành. Sản phẩm Nước ngậm răng miệng Nhất Nhất Plus không chỉ giảm đau và viêm loét do nhiệt mà toàn bộ khoang miệng sẽ được bảo vệ toàn diện, khoang miệng thơm tho và các bệnh viêm nhiễm đường răng miệng đều được ngăn ngừa.
V. Bị nhiệt miệng ở nướu nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi?
Chế độ ăn uống cũng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhiệt miệng ở nướu tự khỏi hoặc đẩy nhanh quá trình chữa trị. Gợi ý bạn một số thực phẩm nên và không nên ăn cho những ai đang bị loét nhiệt ở nướu:
Thực phẩm nên ăn:
- Canh rau ngót: Canh rau ngót, một món canh thanh mát, có vị ngọt tự nhiên của rau giúp kích thích vị giác và hiệu quả trong việc giải độc và làm mát cơ thể. Nhờ giàu dinh dưỡng và khoáng chất giúp bổ sung các dưỡng chất tăng đề kháng cho cơ thể như: vitamin C, chất xơ, canxi, kẽm, sắt, photpho...
- Canh mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua): Mặc dù có vị đắng nhưng lại có tính mát, thanh nhiệt giảm nóng trong vì thế đây là một gợi ý thực phẩm rất tốt với trường hợp bị nhiệt miệng ở nướu. Thêm vào đó vitamin C có trong khổ qua nhiều hơn dưa chuột 5 - 20 lần nên sử dụng lại thực phẩm này cũng giúp tăng cường đề kháng cơ thể. Món canh thanh nhiệt giải độc này khi nấu mềm cũng thích hợp dùng trong trường hợp đau ở vết nhiệt miệng ở nướu.
Thực phẩm nên tránh ăn:
- Tránh dùng thực phẩm nóng, đồ cay hoặc có tính cay: Không dùng các món ăn chứa nhiều ớt, gừng tỏi khi đang bị nhiệt miệng ở nướu. Các món ăn này có tính nóng sẽ làm tăng nặng thêm tình trạng bệnh dẫn đến lâu và khó hồi phục.
- Hạn chế, tránh dùng món ăn chứa nhiều dầu mỡ: Các món chiên xào có chứa nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nóng trong người khiến người bị nhiệt miệng lâu khỏi hơn.
- Các loại rượu, bia, cà phê hoặc đồ uống có chứa cafein: Những đồ uống chừa cồn haycafein này cũng sẽ khiến cho cơ thể bị nóng trong và có thể làm trầm trọng hơn tình trạng nhiệt miệng ở nướu.
Có thể thấy nhiệt miệng ở nướu là tình trạng không quá nghiêm trọng, thực hiện những lưu ý đã nêu trên trong bài viết bạn sẽ nhanh chóng nói lời "tạm biệt" với những vết loét nhiệt khó chịu. Trong trường hợp nhiệt loét kéo sau 14 ngày không khỏi bạn nên đến cơ sở chuyên khoa thăm khám để xác định nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.