I - Nguyên nhân khiến da nổi đốm nâu không ngứa
1. Nguyên nhân do can thận âm hư
Thực chất, triệu chứng nổi đốm nâu trên da không ngứa chính là hiện tượng nám da. Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân khởi phát của nám da chính là do can thận âm hư lâu ngày, khí huyết mất cân bằng gây suy giảm nội tiết đột ngột.
Can có tác dụng tàng trữ, điều tiết máu và tham gia loại bỏ các độc tố trong cơ thể nói chung và trong da nói riêng. Can suy yếu dẫn đế khả năng thải độc giảm làm co độc tố tích tục lại và được máu đi đến da khiến da bị nám.
Thận cũng là bộ phận quan trọng trong quá trình điều hòa nội tiết, bài trừ độc tố cho cơ thể. Thận suy yếu cũng khiến độc tố tích tụ, ảnh hưởng cân bằng nội tiết. Đây cũng chính là lý do khiến da bị nám, nổi đốm nâu trên da không ngứa.
2. Tiếp xúc với tia UV
Tia UV từ mặt trời cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi đốm nâu trên da. Độ tuổi trung niên là lúc làn da bắt đầu biểu hiện những ảnh hưởng của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trong cả cuộc sống. Đây chính là thời gian thường gặp những đốm nâu bất thường trên da.
Các đốm nâu sạm này thường không có triệu chứng gây ngứa, nhưng chúng có thể phát triển hơn nếu bạn không thường xuyên sử dụng kem chống nắng và các biện pháp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời trước đó. Những người có nguy cơ bị đốm nâu cao hơn thường là người từng bị cháy nắng nhiều hoặc có tóc, da nhạt màu.
3. Tác dụng phụ của thuốc
Nổi đốm nâu trên da nhưng không ngứa do tác dụng phụ của thuốc làm tăng sự nhạy cảm của da với ánh sáng và gây rối loạn hormone trong cơ thể, cụ thể:
- Một số loại thuốc có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, từ đó khả năng bị đốm nâu tăng lên. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, melanin sẽ được sản xuất nhiều hơn để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Do đó, khi da sản xuất nhiều melanin hơn, các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ trở nên sẫm màu hơn, tạo thành các đốm nâu.
- Một số loại thuốc có thể gây rối loạn hormone, từ đó làm tăng sản xuất melanin. Ví dụ, thuốc tránh thai có thể làm tăng sản xuất hormone estrogen, từ đó làm tăng sản xuất melanin, dẫn đến tình trạng tăng sắc tố da.
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm tăng sự nhạy cảm của da với ánh sáng hoặc gây rối loạn hormone, bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Tetracycline, doxycycline, minocycline.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, naproxen.
- Thuốc tránh thai.
- Thuốc điều trị bệnh tâm thần: Lithium, clozapine, olanzapine.
- Thuốc điều trị bệnh tự miễn: Methotrexate, cyclosporine.
- Thuốc điều trị ung thư: Cisplatin, paclitaxel.
4. Rối loạn nội tiết tố
Nếu hormone nội tiết trong cơ thể bị mất cân bằng, người bệnh có thể gặp phải một số dạng tăng sắc tố da như nám, tàn nhang hoặc đồi mồi, đặc trưng bởi các đốm nhỏ màu nâu hoặc đen trên da. Đặc biệt, nám da do rối loạn nội tiết cũng thường hay xuất hiện tại các thời điểm như mang thai, sau sinh, thậm chí cả trong chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh…
Những đốm nâu này cũng không hề gây ngứa hay đau cho người bệnh, chúng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau và thường là trên khuôn mặt, lưng, tay chân, cổ…
Xem thêm: Xuất hiện đốm nâu đen trên da tay là bệnh gì?
5. Nổi đốm nâu không ngứa do bệnh lý
Bên cạnh một số nguyên nhân phổ biến trên, một số tình trạng da liễu và bệnh lý khác cũng có thể gây ra những đốm nâu không ngứa tương tự, ví dụ như:
- Poikiloderma of Civatte: Một tình trạng lành tính gây ra các đốm có màu nâu đỏ nằm rải rác ở cổ.
- Tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể làm giảm lưu lượng máu và tăng sắc tố bởi sự tổn thương các mạch máu nhỏ trên da.
- Tăng sắc tố sau viêm: Màu da trở nên xỉn màu, đen sạm sau phản ứng dị ứng, nhiễm trùng, vết bỏng hoặc mụn trứng cá hoặc bệnh da liễu.
- Bệnh lý gây rối loạn tuyến thượng thận: ví dụ như bệnh Addison, xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ một loại hormone cortisol.
- Rối loạn tuyến giáp.
- Ung thư da: Triệu chứng nổi đốm nâu trên da không ngứa có thể do ung thư da hoặc thậm chí cả bệnh hắc tố da. Những trường hợp này, đốm nâu sẽ không mất đi mà còn xuất hiện ngày càng nhiều.
II - Đối tượng dễ gặp tình trạng nổi đốm nâu không ngứa trên da
Ngoài những nguyên nhân phổ biến như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết tố, rối loạn sắc tố da... thì một số đối tượng cũng có nguy cơ cao bị nổi đốm nâu không ngứa trên da, bao gồm:
- Người thiếu chất: Đặc biệt là vitamin B12 và axit folic do đây là hai loại dưỡng chất quan trọng cho quá trình sản xuất hồng cầu và melanin. Khi cơ thể thiếu hụt các chất này, da có thể bị thiếu máu và tăng sản xuất melanin, dẫn đến tình trạng nổi đốm nâu.
- Người có tiền sử gia đình bị đốm nâu: Di truyền cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng nổi đốm nâu trên da. Nếu trong gia đình có người bị đốm nâu, bạn có nguy cơ cao bị tình trạng này hơn.
- Người cao tuổi: Vấn đề về tuổi tác cũng cũng ảnh hưởng lớn tình trạng nổi đốm nâu trên da. Khi cơ thể già đi, da sẽ sản xuất ít melanin hơn, khiến các vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trở nên sẫm màu hơn.
Xem thêm: Tàn nhang bẩm sinh có chữa được không?
III - Nổi đốm nâu trên da không ngứa phải làm sao?
1. Điều trị bằng thuốc
1.1. Thuốc Tây y làm sáng da, mờ đốm nâu
Các loại thuốc sáng da theo toa sử dụng để làm mờ các đốm nâu trên da thường có thành phần Hydroquinone. Cơ chế hoạt động của thuốc là giảm sản xuất melanin, sắc tố khiến da có màu sẫm.
Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc có thành phần Hydroquinone trong thời gian dài vì nồng độ cao chất này có khả năng gây ung thư. Nồng độ Hydroquinone trong các sản phẩm kê đơn sẽ từ 3 - 4% còn trong các sản phẩm không kê đơn là 2%.
Bên cạnh đó bạn cũng nên tham khảo sử dụng các sản phẩm đặc trị có chứa các thành phần như retinoid, acid α hydro, vitamin cũng có tác dụng làm mờ đốm nâu.
1.2. Thuốc Đông y tác động từ bên trong
Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc Tây kể trên chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng nổi đốm nâu trên da mà chưa tác động vào nguyên nhân gây nám. Trong khi đó, như đã đề cập, trong Đông y, nguyên nhân chính của hiện tượng nổi đốm nâu trên da không ngứa là do can thận âm hư. Thay vì tác động từ bên ngoài thì phải tác động vào bên trong, cụ thể là tác động tới can, thận mới giải quyết sâu gốc rễ vấn đề.
Trong khi các sản phẩm đường uống khác như collagen, viên vitamin, viên trắng da, viên nội tiết, để cơ thể thụ động tiếp nhận vitamin, hormone, dinh dưỡng, hoạt chất làm trắng... khiến can thận phải hoạt động nhiều hơn, trên thị trường hiện nay có duy nhất Viên Sáng Hồng là sản phẩm Đông Y thế hệ 2 bào chế theo phương pháp Ngự Y Mật Phương trực tiếp tăng cường chức năng của can và thận, tập trung nâng cao thể trạng. Từ đó đánh bay nám da hiệu quả cũng như phòng ngừa sự việc nổi đốm nâu trên da không ngứa tái phát.
Tham khảo thêm: Top 14 loại thuốc trị nám da hiệu quả
2. Điều trị bằng công nghệ
Có nhiều phương pháp điều trị đốm nâu bằng công nghệ, bao gồm:
- Sử dụng công nghệ laser: Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Laser sẽ tác động vào các đốm nâu, phá hủy các tế bào sản xuất melanin, khiến các đốm nâu mờ dần và mất đi.
- Mài mòn da: Phương pháp này sử dụng các hạt nhỏ để loại bỏ lớp da trên cùng, bao gồm cả các đốm nâu.
- Sử dụng hóa chất hoặc acid: Phương pháp này sử dụng các hóa chất hoặc acid để loại bỏ các đốm nâu.
- Sử dụng nitơ lỏng: Thực hiện việc đông lạnh và loại bỏ các đốm nâu bằng nitơ lỏng.
3. Điều trị bằng mẹo tự nhiên
Nhiều người lựa chọn điều trị làm mờ đốm nâu trên da bằng mẹo tự nhiên vì cách làm này an toàn và ít tác dụng phụ, cụ thể:
Một số nguyên liệu từ thiên nhiên có tác dụng làm mờ đốm nâu như nước ép dưa chuột, nước cốt chanh, củ hành, nha đam hoặc viên vitamin E. Bạn cũng có thể thử massage da thường xuyên hoặc sử dụng sữa tắm trắng da cũng có thể giúp làm mờ đốm nâu mà không cần dùng thuốc.
Thử ngay: Cách trị nám tại nhà theo mẹo dân gian
IV - Những lưu ý để hạn chế bị nổi đốm nâu trên da
Ngoài các phương pháp điều trị đốm nâu trực tiếp, bạn cũng cần chú ý bảo vệ da đúng cách để ngăn ngừa đốm nâu hình thành và phát triển. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị đốm nâu bao gồm:
- Che chắn kỹ và bôi kem chống nắng thường xuyên để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa da và mặt trời: tốt nhất sử dụng loại có chỉ số SPF từ 30 và chú ý thoa lại mỗi 2 giờ, hoặc sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi.
- Không nên lạm dụng mỹ phẩm: Mỹ phẩm khi bôi lên da đôi khi có thể gây kích ứng da và làm tăng sản xuất melanin, dẫn đến hình thành đốm nâu. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những sản phẩm phù hợp với da mình và chú ý đến chất lượng của mỹ phẩm.
- Chăm sóc da đúng cách: Chăm sóc da đúng cách sẽ giúp da khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ hình thành đốm nâu. Bạn nên rửa mặt sạch 2 lần mỗi ngày, tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần và sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng và luyện tập thân thể hợp lý: Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp da khỏe mạnh, giảm nguy cơ hình thành đốm nâu. Bạn cũng nên có một lối sống khoa học, hạn chế căng thẳng và stress để da có thể tăng sức đề kháng và luôn sáng bóng căng mọng.
- Khám da định kỳ: Nếu da bạn thường xuyên nổi đốm nâu hoặc có bất kỳ dấu hiệu lạ trong khoảng thời gian dài thì bạn cần thăm khám bác sĩ và chuyên gia da liễu để có cách xử trí chính xác.
Những tình trạng nổi đốm nâu trên da không ngứa không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng nó gây nên tình trạng mất thẩm mỹ và giảm sự tự tin nhất là với các chị em. Chúng ta nên chú ý và có những biện pháp bảo vệ, chăm sóc da hợp lý, hạn chế các bệnh lý về da để ngày nào cũng là ngày xinh đẹp.