Nổi mề đay có thể tự hết hay không? Sau bao lâu thì hết?

2023-12-30 09:56:15

Mề đay là một bệnh mạn tính, xuất hiện bằng các nốt mẩn đỏ dưới da và thường có cảm giác ngứa. Vậy mề đay có tự khỏi không, sau bao lâu thì hết các nốt mẩn?

I - Nổi mề đay có tự hết không và sau bao lâu thì khỏi?

Thường các nốt mề đay chỉ tồn tại 2 - 3 tiếng đồng hồ rồi biến mất. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, các nốt mẩn đỏ này lại tiếp tục xuất hiện và lâu biến mất hơn. Điều này còn tuỳ thuộc vào:

  • Mề đay cấp tính: Nhanh chóng và không kéo dài. Với người bị mề đay cấp tính, thời gian phát bệnh chủ yếu dưới 6 tuần.
  • Mề đay mạn tính: Chiếm 25% trong số người bị nổi mề đay, đây là các nốt mề đay vẫn tiếp tục tái diễn sau 6 tuần. Mặc dù bệnh có thể tự khỏi những phải mất đến vài tháng.

II - Tại sao có trường hợp bị mề đay mãi không tự khỏi?

1. Do mắc chứng mề đay mạn tính

Đây là dạng mề đay phổ biến nhất và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh.

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và phần lớn đều chỉ ra, căn bệnh này có liên quan đến hệ thống tự miễn của cơ thể. Điều này xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào trong cơ thể, hình thành các phản ứng tự miễn và phát ra các nốt mần dưới da.

Tình trạng này thường xảy ra ở những người mắc bệnh tuyến giáp, tiểu đường, lupus, viêm khớp dạng thấp…

Mề đay mạn tính

2. Do vẫn tiếp xúc với tác nhân gây mề đay

Tình trạng này ít gặp hơn nổi mề đay mạn tính, các nốt sần mẩn đỏ thường xuất hiện khi bạn tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như:

  • Lạnh: Nhiều người bị dị ứng khi tiếp xúc với không khí lạnh, khi uống nước đá hoặc ăn kem.
  • Nhiệt: Khi ăn đồ nóng, tập thể dục hoặc tắm nước quá nóng cũng có thể gây dị ứng.
  • Tia cực tím: Nhiều người nổi mề đay khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hay thậm chí là do bóng điện trong nhà.
  • Nước: Đây là tình trạng rất hiếm gặp khi các nốt mề đay xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với nước.

Chưa loại bỏ tác nhân mề đay

II - Nên làm gì để mề đay biến mất nhanh hơn?

Người bệnh nên áp dụng các tip sau để các vết mề đay biến mất nhanh hơn:

  • Vệ sinh thường xuyên giúp vùng da dị ứng được sạch sẽ và thông thoáng, chỉ nên dùng khăn mềm thấm nhẹ vào vùng da đó.
  • Không chà xát mạnh hay gãi tránh cho vùng mề đay lan rộng, da dễ bị tổn thương và lở loét hơn.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, đồ cồn, có gas hay các chất kích thích khác.
  • Tăng cường đề kháng cho da bằng cách bổ sung nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất.
  • Ưu tiên lựa chọn các bộ cánh rộng rãi, thoáng mát, không mặc quần áo quá bó sát nít chặt vào da.
  • Sử dụng một số loại kem thoa theo chỉ định bác sĩ để các vùng da mề đay nhanh khỏi.
  • Cần lưu ý một số nhóm thuốc kháng sinh, giảm đau, thần kinh… Vì chúng thường có tác dụng phụ khiến vùng mề đay trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Luyện tập thể chất, cải thiện sức khoẻ là cách tăng cường đề kháng chống lại tác nhân dị mẫn.

III - Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mề đay mạn tính tái đi tái lại nhiều mặc dù không biến chứng sang bệnh lý khác, nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt với phụ nữ, các vùng mề đay mẩn đỏ khiến chị em tự ti mặc cảm với bản thân.

Trường hợp mề đay nặng không chỉ dừng lại ở các nốt sần mẩn ngứa, người bệnh có xuất hiện thêm một vài triệu chứng nghiêm trọng như: Sưng ở mắt, mũi, miệng… Tức ngực hay khó chịu, lâng lâng hay ngất xỉu, đau bụng, buồn nôn… Lúc này việc cấp bách nhất là đưa người bệnh đến viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Vậy nổi mề đay có tự hết không? - Câu trả lời là có. Tuy nhiên thời gian hết bệnh sẽ tuỳ thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa người bệnh. Hãy liên hệ cho chúng tôi nếu bạn còn bất cứ thắc mắc liên quan đến các nốt sần mẩn đỏ này, Dược sĩ Nhất Nhất luôn sẵn sàng tư vấn 24/7.

Lên đầu trang
Loading