Nổi mề đay nhưng không ngứa là bệnh gì?

2023-12-01 17:02:04

Nổi mề đay không ngứa là một trong những hiện tượng khá đặc biệt khiến không ít người bệnh mắc phải cảm thấy lo lắng và hoang mang. Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lý sẽ giúp người bệnh dễ dàng khỏi bệnh và ít gặp phải biến chứng. Mời bạn cùng tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé.

I - Nguyên nhân gây nổi mề đay nhưng không ngứa

Mề đay không ngứa là tình trạng mao mạch hoặc niêm mạc dưới da phản ứng với các yếu tố gây dị ứng, khiến cho da nổi mẩn, phát ban nhưng lại không hề gây ngứa. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:

1. Do chứng mề đay vật lý

Một số người bệnh nổi mề đay vật lý không hề có ngứa, thông thường tình trạng này là do tác động của yếu tố vật lý: ánh sáng mặt trời, thay đổi thời tiết thất thường, áp lực, ma sát.

Người bệnh nổi mề đay vật lý cũng xuất hiện các triệu chứng với mề đay thông thường nhưng không hề ngứa, có thể đi kèm với nóng rát.

Các dạng mề đay vật lý thường gặp là:

  • Da vẽ nổi: Chỉ xảy ra ở khoảng 2-5% trường hợp. Các vùng da khi bị tiếp xúc, cọ sát hoặc gãi sẽ nổi hằn lên trên.
  • Mề đay nhiệt: Phát ban mề đay xuất hiện thường ở tay, lưng, ngực (những vùng dễ bị đổ mồ hôi). Các vết mề đay thường rất nhỏ nhưng tập trung lại thành từng cụm với nhau.
  • Mề đay lạnh: Khởi phát khi da tiếp xúc với nhiệt độ thấp như khi bơi nước quá lạnh, tiếp xúc nước mưa, gió rét.

Tùy vào loại mề đay vật lý mắc phải mà người bệnh có thể không bị ngứa, hoặc có thể ngứa dữ dội (tùy vào cơ địa mỗi người). Các triệu chứng của nổi mề đay vật có thể kéo dài từ 30 phút đến 3 ngày.

Mề đay vật lý

2. Do phản ứng với thuốc, vắc xin

Nổi mề đay nhưng không ngứa có thể là phản ứng của cơ thể với thuốc kháng sinh (điển hình là amoxicillin) hoặc vắc xin (vắc xin sởi). Khi xuất hiện tình trạng này kèm theo sốt cao trên 38 độ C, nổi mẩn đỏ trên 1 tuần thì cần thông báo ngay cho các nhân viên y tế, bác sĩ để xử lý kịp thời.

3. Do các yếu tố khác

Nổi mề đay không ngứa có thể liên quan đến yếu tố tâm lý như: căng thẳng. stress, lo lắng quá mức. Khi tâm lý bất ổn có thể làm giảm khả năng chống đỡ của cơ thể đối với các tác động từ bên ngoài và gây nên bệnh nổi mề đay không ngứa.

II - Nổi mề đay không ngứa cảnh báo bệnh gì?

Nổi mề đay không ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hoặc tổn thương trên da. Cụ thể như sau:

1. Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ có thể gây ra triệu chứng nổi mề đay không ngứa, bệnh xuất phát từ nguyên nhân rối loạn hệ miễn dịch khiến cho da và nhiều cơ quan khác bị tấn công.

Điều này có thể làm cho da bị tổn thương, nổi mẩn đỏ rải rác. Đây là bệnh lý mạn tính, có thể tái đi tái lại nhiều lần khiến gây suy giảm sức khỏe tổng thể, và gây nhiều biến chứng (suy gan, suy thận).

Khi người bệnh lupus ban đỏ gặp biến chứng suy giảm chức năng gan thận (suy gan thận) thì càng khiến tình trạng nổi mề đay ngày càng nghiêm trọng hơn.

Lý do gan thận có vai trò loại bỏ độc tố trong cơ thể, khi chức năng gan thận không bị suy giảm sẽ khiến cho độc tố ngày càng tích tụ nhiều trên da và các cơ quan khác. Điều này làm cho tình trạng nổi mề đay ngày càng lan rộng và diễn biến phức tạp hơn.

Bệnh Lupus ban đỏ

2. Viêm da (bệnh chàm)

Bệnh chàm là một trong những dạng viêm da thường gặp, loại bệnh lý này có thể gây nổi mẩn đỏ giống như mề đay nhưng không ngứa. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng như: Da đóng vảy, bị nứt hoặc chảy máu, xuất hiện các mụn nước, sưng tấy đỏ da…

Bệnh chàm có tính chất tái phát liên tục, có thể kéo dài đến vài năm hoặc thậm chí là suốt đời nếu như người bệnh không được chữa trị đúng cách.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh chàm chủ yếu là do người bệnh tiếp xúc với chất kích thích hoặc các chất gây dị ứng. Hoặc cũng có thể do người bệnh căng thẳng, đổ mồ hôi quá mức cũng khiến bệnh chàm tái phát nhiều lần.

Bệnh chàm

3. Phát ban nhiệt do thời tiết

Phát ban do nhiệt độ cao có thể gây ra nổi mề đay nhưng không ngứa, khi đó người bệnh có cảm giác châm chích khó chịu. Tình trạng này có thể diễn ra khi người bệnh đi ra ngoài vào trời nắng nóng, hoặc khi đổ mồ hôi sau cơn sốt cao.

Người bệnh xuất hiện các nốt nổi mẩn đỏ không ngứa trên da do sự tắc nghẽn của các ống dẫn mồ hôi trên da. Các nốt mẩn đỏ chỉ xuất hiện ở những khu vực ống dẫn mồ hôi bị tắc, hầu như không lan rộng.

Các nốt mẩn đỏ do phát ban liên quan đến nhiệt độ thời tiết quá nóng bức có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc cũng có trường hợp nặng thì kéo dài đến 2-3 tuần.

Tìm hiểu thêm: Trời nóng bị nổi mẩn ngứa phải làm sao?

Phát ban nhiệt

4. Bệnh về da do virus (thủy đậu, sởi, ban đào)

Nổi mẩn đỏ, nổi mề đay không ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh lý về da liên quan tới virus như: bệnh thủy đậu, sởi, hoặc ban đào (là một loại sốt phát ban).

Ngoài xuất hiện các nốt mẩn đỏ, các bệnh lý còn kèm theo biểu hiện khác. Cụ thể là:

  • Thủy đậu: Mụn nước với đường kính nhỏ khoảng từ 1-3mm nổi khắp người, thậm chí còn có trong cả niêm mạc miệng.
  • Sởi: Xuất hiện đốm trắng nhỏ, có màu hơi xanh, sốt cao.
  • Ban đào: Phát ban khắp mặt, cổ hoặc ngực, tiêu chảy, ho, đau họng.

5. Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông là tình trạng hình thành quá nhiều keratin trên da khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc. Điều này làm tăng nguy cơ xuất hiện các nổi sẩn đỏ, hoặc mụn đỏ không gây ngứa khiến cho nhiều người lầm tưởng là nổi mề đay.

Hiện tượng này thường xuất hiện tại các vị trí như: mặt, đùi, phần bên ngoài 2 bên cánh tay, đùi… Dày sừng nang lông không hề gây hại cho sức khỏe, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh.

Dày sừng nang lông

6. Mụn trứng cá, mụn đỏ

Đôi khi các loại mụn trứng cá, mụn đỏ xuất hiện trên da có thể bị hiểu nhầm thành nổi mề đay. Tình trạng này không gây ngứa, các nốt mụn có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể (lưng, ngực, mặt).

7. Tụ máu dưới da

Hiện tượng tụ máu ở dưới da có tên khoa học là bệnh Angiomas, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt da cơ thể. Người mắc bệnh tụ máu dưới da thường có biểu hiện nổi mẩn đỏ, sần sùi nhưng không hề gây ngứa, và không lan rộng.

8. Bệnh về mao mạch

Một số tình trạng liên quan đến mao mạch như: giãn mao mạch, viêm mao mạch… có thể gây ra hiện tượng nổi mề đay không ngứa. Các triệu chứng thường là xuất hiện các nốt mề đay (sưng tròn, đỏ) nhưng không ngứa.

Nếu không được khắc phục kịp thời, các bệnh về mao mạch sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, đau nhức xương khớp, suy giảm chức năng gan thận.

Bệnh về mao mạch

9. Ung thư da

Triệu chứng của bệnh ung thư da điển hình chính là nổi mẩn đỏ, da bị sần sùi nhưng hầu như không hề ngứa. Nếu tình trạng ung thư da tiến triển thì tình trạng nổi mề đay này có xu hướng lan rộng ra nhiều vùng da khác nhau, gây tổn thương da nghiêm trọng.

Đây là bệnh lý về da nguy hiểm nhất, do đó khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da như da nổi mẩn đỏ không rõ nguyên nhân thì bạn cần đi thăm khám để tìm được nguyên nhân, từ đó có được biện pháp điều trị phù hợp.

III - Cách khắc phục tình trạng nổi mề đay không gây ngứa tại nhà

1. Giảm vết mề đay, mẩn đỏ bằng mẹo dân gian

Để giảm triệu chứng nổi mề đay, tăng cường sức đề kháng cho da thì dân gian ta có nhiều mẹo nhỏ như sau:

- Sử dụng đu đủ và giấm: Sự kết hợp của các nguyên liệu này có thể xoa dịu phản ứng dị ứng nổi mề đay, chữa lành tổn thương trên da cho người bệnh.

Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị: Đu đủ (150 gam), giấm (100ml), 1 củ gừng nhỏ.
  • Gọt vỏ sạch đu đủ, gừng. Thái 2 nguyên liệu này thành từng lát mỏng vừa đủ ăn.
  • Đun sôi hỗn hợp giấm, đu đủ, gừng cho đến khi hỗn hợp khô cạn nước.
  • Để nguội và đắp hỗn hợp này lên vùng da bị mề đay.

- Dùng gừng và đường phèn: Gừng có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh mẽ, có thể làm lành viêm loét ở da. Dùng đồng thời hỗn hợp gừng và đường phèn sẽ giúp ngăn chặn nổi mề đay tiến triển, giúp cho da của bệnh nhanh phục hồi hơn.

Cách dùng gừng và đường phèn như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Gừng (100 gam), giấm (150ml), đường phèn (80 gam).
  • Cho các nguyên liệu này vào nồi, thêm chút nước, sau đó đun sôi hỗn hợp cho đến khi nước vơi đến chỉ còn 1 chén nước.
  • Sau đó, thoa nước này lên vùng da bị nổi mề đay trong khoảng 15 phút. Và rửa sạch với nước.

- Dùng lá khế: Đây là dược liệu có tác dụng hỗ trợ chức năng gan, tăng cường đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể rất tốt. Nhờ đó mà có thể khắc phục được triệu chứng nổi mề đay không ngứa.

Để sử dụng lá khế trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả, bạn có thể tham khảo cách như sau: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và sao trên chảo nóng. Đợi cho đến khi lá khế nguội bớt thì dùng chúng để chà lên vùng da nổi mẩn đỏ mề đay. Có thể thực hiện động tác này nhiều lần để tăng hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lá khế tươi để đun nước tắm hàng ngày, biện pháp này giúp người bệnh vệ sinh da sạch sẽ, hạn chế biến chứng nổi mề đay.

Lá khế rang trị vết nổi mề đay

2. Bổ sung chất dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là biện pháp cần thiết trong quá trình trị nổi mề đay tại nhà. Và để làm được điều này thì người bệnh nên bổ sung những loại thực phẩm như sau:

  • Thực phẩm giàu axit béo Omega-3: Hàu, cá mòi, cá hồi, dầu đậu nành…
  • Thực phẩm giàu Vitamin C: Dâu tây, cà chua, đu đủ, cam, bưởi, quả kiwi…
  • Thực phẩm giàu Quercetin: Súp lơ xanh, rau diếp cá đỏ, trà xanh, măng tây, ớt chuông…
  • Thực phẩm chứa nhiều Probiotic: Sữa chua giúp cho làn da khỏe mạnh hơn, tăng cường hấp thu dưỡng chất giúp cơ thể người bệnh nhanh chóng phục hồi và hạn chế nổi mẩn đỏ.

Ăn đủ chất để bổ sung dinh dưỡng

Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh, có thể làm cho nổi mề đay không ngứa tiến triển xấu đi. Có thể kể đến những loại thực phẩm không tốt mà người bệnh nên tránh xa như sau:

  • Thực phẩm có chứa hàm lượng protein lớn: Cá biển, trứng…
  • Đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích: Đồ quá ngọt, nước ngọt có ga, cà phê, rượu bia…
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc có gia vị cay nóng.

3. Thăm khám bác sĩ

Hiện tượng nổi mề đay không ngứa có thể diễn biến phức tạp và trở nên trầm trọng. Vì vậy, bạn hãy khẩn trương đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám trong trường hợp có những biểu hiện như sau:

  • Các nốt mẩn đỏ loang lỗ trên diện rộng, ngày càng lan ra mất khả năng kiểm soát.
  • Nốt mẩn đỏ đi kèm với mủ, viêm sưng tấy.
  • Sốt cao hoặc có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm khuẩn.
  • Da bị phù nề, ửng đỏ, người bệnh cảm nhận đau đớn.

Triệu chứng nổi mề đay không ngứa có thể nhầm lẫn sang các bệnh lý về da khác, vì vậy bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như biết cách khắc phục tình trạng này, mong rằng bạn sẽ sớm khỏi bệnh nhé.

Lên đầu trang
Loading