Nổi mề đay liên tục lâu ngày không khỏi là bệnh gì?

2023-10-28 10:13:31

Nổi mề đay liên tục kéo dài suốt trong thời gian dài không những gây ra cảm giác khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh. Vậy tại sao lại có hiện tượng này, đây là dấu hiệu bệnh gì? Bị nổi mề đay liên tục có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào? Để có câu trả lời chính xác nhất, mời bạn đọc ngay bài viết này.

I - Nổi mề đay liên tục là bệnh gì?

Thông thường hiện tượng nổi mề đay sẽ đến và đi rất nhanh, mỗi đợt bùng phát thường không kéo dài quá vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên bị nổi mề đay, mề đay xuất hiện liên tục và kéo dài nhiều ngày, rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng mề đay mạn tính. Đó là khi biểu hiện nổi mề đay, mẩn ngứa xuất hiện nhiều hơn 6 tuần và tái đi tái lại nhiều lần.

Theo thống kê, có khoảng 5% dân số gặp phải hiện tượng nổi mề đay liên tục (mề đay mạn tính), đặc biệt phổ biến hơn ở phụ nữ trong độ tuổi 30-50. Trong số đó có rất nhiều trường hợp mắc phải dạng mề đay mạn tính vô căn, không xác định được nguyên nhân rõ ràng nên việc điều trị vẫn gặp tương đối khó khăn.

Nổi mề đay liên tục là bệnh gì?

II - Nguyên nhân bị nổi mề đay liên tục, kéo dài

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mề đay liên tục thường liên quan tới các bệnh lý, cũng như đến từ các yếu tố mà bạn thường xuyên phải tiếp xúc hoặc tiêu thụ, chẳng hạn như do ma sát quần áo, nhiệt độ thay đổi, căng thẳng kéo dài,…

1. Thường xuyên tiếp xúc với tác nhân dị ứng

Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng sẽ không tránh khỏi tình trạng bị nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu liên tục.

Một số tác nhân gây dị ứng mà bạn cần cảnh giác đó là:

  • Nấm mốc.
  • Khói bụi, bụi bẩn.
  • Lông chó mèo.
  • Sâu bọ, côn trùng cắn.
  • Phấn hoa.
  • Hóa chất.

2. Căng thẳng thường xuyên

Sự căng thẳng, áp lực quá mức kéo dài cũng có thể gây ra tình trạng nổi mề đay. Bởi khi căng thẳng, tâm trạng bất ổn thì cơ thể sẽ tiết ra các hợp chất gây hại cho làn da và sức khỏe chung, làm cho da dễ bị kích ứng với các tác nhân dị ứng. Từ đó kéo theo hiện tượng nổi mề đay ngày càng tái diễn dai dẳng.

3. Thời tiết thay đổi

Sự biến động về thời tiết thất thường khiến cho da không kịp thích nghi, hệ miễn dịch của cơ thể cũng chưa kịp điều chỉnh và nhận diện nhầm “kẻ thù” gây hại. Và hệ quả tất yếu đó là da thường xuyên nổi mề đay, có khi kéo dài nhiều lần trong suốt khoảng thời gian đó. Đây cũng là lý do khiến nhiều người bị nổi mề đay khi giao mùa, khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay tại nhà

Thay đổi thời tiết gây mề đay kéo dài

4. Nổi mề đay liên tục do bệnh lý

  • Bệnh tuyến giáp: Nổi mề đay liên tục (dạng mạn tính) có thể xuất hiện ở những người mắc các bệnh về tuyến giáp, chẳng hạn như cường giáp, viêm tuyến giáp.
  • Suy giảm chức năng gan: Gan là cơ quan rất quan trọng, là "nhà máy" lọc và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Khi hoạt động của gan quá tải sẽ dần dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng. Điều này đồng nghĩa với việc độc tố cứ thế mà tích tụ trong cơ thể mà không được đào thải ra ngoài, theo thời gian sẽ biểu biện qua da bằng hiện tượng mẩn ngứa, nổi mề đay. Vấn đề này cũng thường gặp nhiều hơn ở người trung niên, người già.
  • Nhiễm khuẩn HP: Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa nhiễm H. pylori gây viêm dạ dày và tình trạng liên tục bị nổi mề đay. Các nhà khoa học cho rằng khuẩn HP có thể làm tăng tính thấm của niêm mạc dạ dày, do đó làm tăng khả năng kích ứng với các chất gây dị ứng trong đường tiêu hóa và gây mề đay. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, trong 266 bệnh nhân bị mề đay kéo dài (do chứng mề đay mãn tính) thì có khoảng 16,5% người cũng bị nhiễm khuẩn HP.
  • Nhiễm giun sán, ký sinh trùng: Một dạng bệnh lý khác cũng khiến người bệnh (đặc biệt ở trẻ nhỏ) thường hay bị nổi mề đay liên tục, đó là do nhiễm ký sinh trùng. Các nghiên cứu cho thấy nhiều người bệnh bị nổi mề đay kéo dài thường có huyết thanh dương tính với một số loại ký sinh trùng như sán lá gan, giun đũa chó, giun lươn, blastocystosis,…
  • Các bệnh tự miễn: Một trong nhiều triệu chứng khi mắc phải bệnh tự miễn đó là nổi mề đay, và đa số sẽ là dạng mạn tính, kéo dài nhiều ngày. Các bệnh tự miễn phổ biến gây mề đay bao gồm:
    • Bệnh celiac.
    • Viêm da cơ địa.
    • Tiểu đường.
    • Lupus ban đỏ.
    • Viêm đa cơ tự miễn.
    • Viêm khớp dạng thấp.
    • Bệnh bạch biến.

Mề đay liên tục vì các bệnh lý

III - Triệu chứng khi bị nổi mề đay liên tục

  • Nổi các nốt mẩn đỏ, có thể tập trung ở một khu vực da nhất định hoặc thậm chí là lan rộng khắp cơ thể. 
  • Cảm thấy rất ngứa, thậm chí là càng gãi thì càng ngứa.
  • Môi hoặc mí mắt phồng rộp, sưng đau, hoặc thậm chí là viêm sưng còn xuất hiện ở hầu họng.

Xem thêm: Nổi mề đay có lây không?

IV - Nổi mề đay liên tục có đáng lo ngại?

Mức độ ảnh hưởng của nổi mề đay còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh, hiệu quả điều trị bệnh. Nhưng nếu không được can thiệp đúng cách, trong thời gian sớm nhất thì tình trạng này có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe, có thể kể đến như:

  • Nhiễm trùng da: Hậu quả này rất hay gặp ở những người bị nổi mề đay tái phát liên tục trong thời gian dài. Nổi mề đay làm tổn thương đến cấu trúc của da, suy giảm sức đề kháng của da và từ đó khiến cho nhiều loại vi khuẩn gây hại tấn công, gây nhiễm trùng da. Ngoài ra, người bệnh nổi mề đay còn hay gãi ngứa, và điều này có thể gây xước da, làm cho nhiều loại vi sinh vật có thể tấn công mạnh mẽ, từ đó làm da bị viêm nhiễm, nhiễm trùng.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng khác: Thêm một trở ngại khác có thể xảy ra ở những người nổi mề đay liên tục đó là người bệnh có thể dễ mắc một bệnh lý như viêm mũi dị ứng, hen phế quản…
  • Chàm hóa da: Làn da mà liên tục bị nổi mề đay thường có xu hướng nổi cục, dày sừng và đóng vẩy. Da bị chàm hóa có thể dẫn đến sẹo với kích thước lớn, khó hồi phục và ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ của người bệnh.

Nổi mề đay liên tục có nguy hiểm không?

V - Bị nổi mề đay liên tục phải làm sao để khắc phục?

1. Dùng thuốc trị dị ứng nổi mề đay (thuốc Tây y)

Trong trường hợp người nổi mề đay liên tục xuất hiện các triệu chứng dữ dội gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hoặc tình trạng nổi mề đay ngày càng kéo dài mà không đỡ thì người bệnh có thể dùng một số loại thuốc Tây như sau: 

  • Thuốc kháng histamin: Histamin là hợp chất trung gian trong các phản ứng dị ứng, nồng độ histamin tăng cao khiến cho người bệnh ngứa ngáy khó chịu. Do vậy, người bệnh có thể dùng thuốc kháng histamin trong quá trình trị nổi mề đay. Thường là các sản phẩm bôi ngoài da hoặc uống.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Có tác dụng giảm triệu nổi mẩn đỏ, mề đay ngứa ngáy cho người nổi mề đay mãn tính, người mắc bệnh tự miễn, giúp giảm hoạt động quá bất thường của hệ miễn dịch. Chẳng hạn như thuốc corticosteroids, methotrexate, cyclosporine. Tuy nhiên không được tự ý mua và sử dụng mà phải dùng theo toa từ bác sĩ.
  • Thuốc kháng IgE: Ngăn chặn sự sản sinh quá mức kháng thể IgE có tác dụng tích cực trong các trường hợp nổi mề đay vô căn kéo dài, hoặc người bệnh đã điều trị bằng các phương pháp khác nhưng không có sự cải thiện. Thuốc được kê toa bởi bác sĩ, người bệnh không nên tự ý sử dụng.

Dùng thuốc tây để giảm nổi mề đay liên tục

2. Điều trị bằng Đông y

Điều trị nổi mề đay kéo dài bằng Đông y đem lại nhiều hiệu quả vượt trội có thể kể đến như:

  • Tăng cường đào thải độc tố tích tụ trong da, giảm nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu.
  • Giảm nguy cơ tái phát nổi mề đay trong nhiều năm liền.
  • An toàn cho sức khỏe người bệnh, không gây tác dụng phụ.

Đặc biệt, sản phẩm Đông Y Thế Hệ 2 như Viên Thải Độc, Lọc Máu Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất cho hiệu quả vượt trội trong hỗ trợ điều trị nổi mề đay.

Không chỉ tăng cường thải độc ở gan, sản phẩm còn có tác dụng huy động tất cả quá trình thải độc của toàn bộ cơ thể (da, ruột, thận, phổi, hệ bạch huyết). Nhờ đó, giúp loại bỏ tối đa độc tố cũng như tác nhân gây nổi mề đay. 

Nhờ có cơ chế tác động ưu việt như vậy, Viên Thải Độc Lọc Máu Ngự Y Mật Phương đem lại hiệu quả khác biệt trong cải thiện nổi mề đay kéo dài so với các sản phẩm thông thường khác trên thị trường.

Ngoài ra, sản phẩm còn ngăn ngừa tái phát nổi mề đay trong nhiều năm, giúp cho người bệnh phục hồi tổn thương trên da và sớm lấy lại cuộc sống bình thường. 

Viên Thải Độc Lọc Máu Ngự Y Mật Phương dùng được cho cả những người mắc nổi mề đay nặng, nổi mề đay mạn tính, các trường hợp đã chữa trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng không có kết quả.

Ngự y mật phương 9

3. Dùng mẹo dân gian

Bạn có thể đối phó lại với các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm da khi nổi mề đay kéo dài bằng một số mẹo như dưới đây:

  • Uống nước rau má: Rửa sạch một nắm lá rau má, xay nhuyễn để chắt lọc lấy phần nước cốt, có thể thêm chút đường vào nước rau má cho vừa miệng. Như vậy, bạn đã có thể thưởng thức loại đồ uống này.
  • Chườm lá kinh giới: Chuẩn bị khoảng 200 gam lá kinh giới, để cho ráo đỡ nước. Cho lá kinh giới vào chảo rang nóng, có thể cho thêm một chút muối hạt. Đảo đều tay cho đến khi lá kinh giới chuyển sang màu vàng. Sau đó, cuộn lá kinh giới vào một chiếc khăn sạch và đắp lên vùng da bị nổi mề đay liên tục trong 10 phút, chú ý không đắp lá kinh giới quá nóng nhé.
  • Thoa gel nha đam: Trước tiên, bạn hãy rửa sạch vùng da nổi mề đay, sau đó dùng gel nha đam bôi thoa lên vùng da này. Bạn giữ nguyên gel nha đam trong vòng 10 phút và rửa sạch lại bằng nước.
  • Tắm lá trà xanh: Chuẩn bị 200 gam lá trà xanh, rửa sạch và đun sôi cùng với 2 lít nước sạch. Đun sôi trong 5 phút và đổ nước lá trà xanh ra chậu, tiến hành tắm bằng nước trà xanh khoảng 3 lần/tuần sẽ nhận thấy rõ hiệu quả giảm nổi mề đay.

Chữa nổi mề đay liên tục bằng mẹo dân gian

4. Bổ sung dinh dưỡng để tăng cường đề kháng

Dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng góp phần giúp tăng cường sức đề kháng của làn da, ngăn chặn những ảnh hưởng lớn từ tác nhân gây dị ứng nổi mề đay và duy trì sự ổn định của hệ miễn dịch. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh nổi mề đay cần lưu ý một vài điểm như sau:

  • Thường xuyên bổ sung đủ các loại vitamin, khoáng chất để giúp da phục hồi nhanh chóng, hạn chế tái phát nổi mề đay.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng da, dễ làm cho nổi mề đay bùng phát và tái phát nhiều lần.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm không lành mạnh, làm giảm sức đề kháng của cơ thể và khiến cho da suy yếu như: Đồ ăn có gia vị quá cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đã qua chế biến hoặc chứa nhiều hóa chất bảo quản nguy hại…
  • Không nên uống những loại đồ uống chứa chất kích thích, chẳng hạn như bia rượu… Vì những loại đồ uống này có thể tác động xấu tới hệ miễn dịch, có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay.

VI - Biện pháp hạn chế tình trạng nổi mề đay liên tục

  • Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày, để loại bỏ bụi bẩn và rửa trôi vi khuẩn hoặc các vi sinh vật có hại bám trên bề mặt da. Chú ý không sử dụng nguồn nước ô nhiễm, nguồn nước bẩn chứa kim loại nặng hoặc các vi sinh vật.
  • Tránh để cho da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất có hại, bụi bẩn… và luôn giữ cho da được thông thoáng, tránh bít tắc lỗ chân lông.
  • Khi thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, hoặc hóa chất có thể gây dị ứng thì phải có đồ bảo vệ cho da để tránh bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế gãi nhiều quá mức trên da, hoặc chà xát mạnh khiến cho da ngày càng tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Lựa chọn các trang phục thoáng mát, chất lượng vải tốt để tránh gây kích ứng da và hạn chế nổi mề đay nặng nề hơn. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn những loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây bít tắc lỗ chân lông, giúp da khỏe mạnh hơn.
  • Hạn chế ôm ấp, sờ tay hoặc tiếp xúc cơ thể với các loại động vật. Không những vậy, bạn còn cần hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất dễ gây kích ứng, phấn hoa hoặc các loại côn trùng.
  • Nếu bạn nghi ngờ, bản thân mình bị dị ứng và nổi mề đay kéo dài do mỹ phẩm hoặc các sản phẩm dùng cho da thì cần tạm dừng sử dụng chúng ngay. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét để thay đổi các loại sản phẩm đang dùng để chuyển sang sản phẩm dịu nhẹ, lành tính cho da.

Bị nổi mề đay liên tục gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho da và toàn bộ cơ thể, bạn đừng chần chừ thêm nữa hãy tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Mong rằng bạn sẽ sớm khỏi nổi mề đay kéo dài liên tục và hồi phục tổn thương trên da tốt hơn để nhanh chóng

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ