Nổi mề đay trên mặt: Nguyên nhân & Cách khắc phục hiệu quả

2024-01-04 14:27:52

Mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, nhưng sẽ rất lo ngại nếu như có trên gương mặt vì có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giao tiếp hoặc thậm chí là công việc. Việc xác định rõ nguyên nhân gây nổi mề đay ở mặt sẽ giúp chúng ta xử trí và phòng ngừa đúng cách. Mời quý vị độc giả hãy đọc ngay bài viết này để có thêm những kiến thức, thông tin về tình trạng này nhé.

I - Nổi mề đay trên mặt là gì?

Nổi mề đay ở mặt là phản ứng dị ứng của cơ thể trước các tác nhân gây kích ứng lên vùng da mặt. Hiện tượng này khiến nhiều khu vực trên khuôn mặt (chẳng hạn như 2 bên má, mắt, miệng, trán, cằm,…) đột ngột nổi các nốt mẩn đỏ, trắng hoặc cùng màu da, kèm theo đó là triệu chứng ngứa ngáy dữ dội.

Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng, nổi mề đay sẽ xảy ra khi cơ thể giải phóng histamin (một chất trung gian sinh học) để phản ứng với tác nhân gây kích thích. Histamin được giải phóng vào da sẽ gây ra phản ứng viêm (biểu hiện là các nốt mẩn đỏ) và kích thích hệ thần kinh ngoại biên (gây cảm giác ngứa dữ dội trên da).

Mặc dù đa phần nổi mề đay trên mặt sẽ tự hết sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, nhưng tình trạng này có thể gây mất thẩm mỹ trên gương mặt, khiến cho người bệnh trở nên tự ti. Đáng nói, một số ít trường hợp quá mẫn còn có thể gây sốc phản vệ - một trong những biến chứng nguy hiểm cần hết sức đề phòng.

Xem thêm: Nguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi

II - Nguyên nhân gây nổi mề đay ở mặt

1. Nổi mề ở mặt do phản ứng dị ứng

  • Dị ứng với thức ăn: Chẳng hạn như khi ăn hải sản, cá, sữa, trứng,… hoặc ăn phải thực phẩm có chứa chất phụ gia gây dị ứng. Những triệu chứng ban đầu sẽ bao gồm cảm giác ngứa đột ngột, trên mặt xuất hiện các nốt nổi mẩn, sau đó có thể gây sưng quanh khu vực mắt, môi, cổ họng,…
  • Dị ứng với các tác nhân bên ngoài môi trường, chẳng hạn như lông động vật, phấn hoa, hóa chất, bụi bẩn có trong không khí… Hoặc đôi khi là do da mặt tiếp xúc với nước mưa có chứa vi khuẩn, chất bẩn. Các tác nhân này gây hại cho da, làm cho da giảm đề kháng, dễ bị tổn thương và kích ứng. Từ đó hình thành nên tình trạng nổi mề đay.
  • Côn trùng cắn: Vết đốt của côn trùng trên mặt có thể gây sưng viêm da, kích ứng và kéo theo phản ứng dị ứng gây nổi mề đay trên mặt. Triệu chứng thường thấy đó là vết cắn nóng đỏ, ngứa châm chích hoặc đau rát khắp mặt, nổi mẩn đỏ, xuất hiện các nốt mề đay,… Khi bị côn trùng đốt, người bệnh cần phải khẩn trương xử lý, tránh độc tố của côn trùng ngấm sâu vào da.
  • Dị ứng với mỹ phẩm: Chẳng hạn như khi dùng sữa rửa mặt, kem chống nắng, kem dưỡng ẩm không phù hợp.

Nổi mề đay trên mặt do dị ứng, côn trùng cắn

2. Do các tác nhân vật lý gây nổi mề đay trên mặt

  • Thời tiết gây kích thích, chẳng hạn như từ nóng chuyển sang lạnh và ngược lại có thể khiến da mặt không kịp thích nghi, gây kích ứng và dẫn tới nổi mề đay ở mặt. Đây là chứng nổi mề đay nhiệt (mề đay cholinergicthuộc dạng mề đay vật lý, và nếu không tránh xa tình trạng thời tiết này, tình trạng ngứa và nổi sần còn có thể lan ra khắp mặt hoặc tới cổ, ngực và nhiều bộ phận khác.
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Mặt bị nổi mề đay sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường do chứng mề đay ánh sáng (solar urticaria). Theo nhiều báo cáo thì tình trạng này cực kỳ hiếm gặp, thường xảy ra ở những người trưởng thành, người có da nhạy cảm, đặc biệt là ở phụ nữ. Không chỉ nổi mề đay ở mặt, chứng mề đay này còn có thể khởi phát ở những khu vực da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khác như tay chân, lưng, bụng. Đôi khi còn kèm theo triệu chứng đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, tim đập nhanh hơn,…

Nổi mề đay ở mặt do các tác nhân vật lý

3. Nổi mề đay ở mặt do bệnh lý

  • Bệnh nhiễm trùng: Theo nhận định của các chuyên gia, hiện tượng phát ban nổi mề đay trên mặt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nhiễm trùng. Có thể là những bệnh phổ biến như cảm lạnh, cảm cúm cho tới một vài bệnh nhiễm trùng nguy hiểm hơn như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm gan, bạch cầu đơn nhân, viêm họng do liên cầu khuẩn,…
  • Bệnh tự miễn: Bệnh lupus ban đỏ, viêm tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp,… và một số bệnh lý tự miễn tiềm ẩn khác có thể là nguyên nhân gây ra phản ứng nổi mề đay trên mặt. Đặc điểm chung là những bệnh lý này sẽ khiến cho hệ miễn dịch nhầm lẫn, tấn công tới tế bào và mô của cơ thể, từ đó gây ra phản ứng nổi mề đay. Chưa kể ở những người mắc bệnh tự miễn, nguy cơ bị nổi mề đay mạn tính cũng cao hơn nhiều so với người thông thường.
  • Suy giảm chức năng thải độc: Trong cơ thể, có 6 cơ quan chịu trách nhiệm thải độc bao gồm: Gan, thận, ruột, phổi, hệ bạch huyết, da. Thế nhưng khi chức năng thải độc ở các cơ quan này bị suy giảm có thể khiến cho độc tố không được loại trừ hết, mà cứ tích tụ ở nhiều khu vực trên cơ thể, trong đó có da gây nên các vấn đề cho da, trong đó có nổi mề đay. Nếu không được thải độc đúng cách, tình trạng nổi mề đay ở trên gương mặt có thể bùng phát dữ dội hoặc gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe (gan nhiễm độc, máu nhiễm mỡ, thậm chí là ung thư).

Mề đay trên mặt do chức năng thải độc bị suy yếu

III - Triệu chứng khi bị nổi mề đay ở trên mặt

  • Nổi nhiều nốt sần mẩn đỏ, hồng hoặc cùng màu da trên nhiều vị trí của khuôn mặt.
  • Ngứa khởi phát đột ngột, dữ dội khiến người bệnh không ngừng gãi, đôi khi cảm giác như châm chích.
  • Nóng đỏ da mặt.
  • Phản ứng sưng phù có thể xảy ra ở môi, mắt mũi, họng,…
  • Các nốt mề đay có thể lan xuống cổ, gáy và tiến triển nặng hơn.
  • Có thể đi kèm với triệu chứng chóng mặt hoặc buồn nôn.
  • Trường hợp nặng có nguy cơ xuất hiện triệu chứng sốc phản vệ.

Triệu chứng khi bị nổi mề đay ở mặt như thế nào?

IV - Những cách trị nổi mề đay trên mặt hiệu quả

1. Chữa mề đay mẩn ngứa ở mặt bằng mẹo dân gian

  • Rửa mặt bằng nước lá chè xanh: Loại thảo dược này có khả năng ức chế quá trình sản xuất hợp chất histamin, nhờ đó giảm ngay phản ứng dị ứng, nổi mề đay. Không những vậy còn chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa da. Bạn có thể đun sôi lá chè xanh, sau đó chắt lấy phần nước và rửa mặt bằng nước lá chè xanh để giảm mề đay.
  • Đắp lá khế tươi: Nguyên liệu tự nhiên này được dân gian sử dụng nhiều để chữa mề đay ở mặt. Bạn có thể chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rang nóng và sau đó để nguội. Dùng lá khế để đắp lên vùng da mặt bị nổi mề đay, áp dụng biện pháp này đến khi nào hết nổi mề đay thì thôi.
  • Bôi gel trong cây nha đam: Nha đam có thể làm dịu cơn ngứa do nổi mề đay, chữa lành tổn thương trên da. Cách sử dụng như sau: Tách phần thịt nha đam, cắt phần thịt thành từng miếng nhỏ, lấy phần thịt nha đam này đắp lên vùng da bị nổi mề đay, để nguyên trong vài chục phút và rửa mặt với nước.
  • Xông mặt trong nước lá kinh giới: Sử dụng lá kinh giới là biện pháp đơn giản giúp tiêu viêm, giảm mẩn ngứa, hạn chế nổi mề đay tiến triển xấu đi. Để sử dụng lá kinh giới hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau: Rửa sạch một nắm lá kinh giới, cho nguyên liệu này vào nồi đun sôi cùng với một chút nước. Sau đó mở vung nồi nước kinh giới và tiến hành xông hơi da mặt trong khoảng 10 phút.
  • Đắp mặt với lát gừng tươi: Loại nguyên liệu này có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả nên có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng nổi mề đay. Bạn cần gọt sạch vỏ gừng, rửa sạch và đem đi giã nát. Dùng gừng đã được giã nát đắp lên vùng da bị nổi mề đay, thư giãn trong vài phút và làm sạch da mặt với nước.
  • Chườm muối rang: Muối có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, ức chế phản ứng viêm hiệu quả nên muối có thể làm giảm bớt mức độ nổi mề đay. Theo đó, hãy rang muối cho đến khi muối chuyển sang màu vàng nhạt, dùng một chiếc khăn mềm bọc lại muối đã rang vàng. Rửa sạch da mặt, chườm khăn đã bọc muối lên vùng da mề đay. Chườm cho đến khi giảm ngứa da thì dừng lại.

Dùng nguyên liệu tự nhiên để trị nổi mề đay trên mặt

2. Sử dụng thuốc điều trị dị ứng để giảm mề đay trên mặt

Da mặt là khu vực da nhạy cảm, dễ bị tổn thương hơn các vùng da khác trên cơ thể. Nếu nổi mề đay trên mặt thì da sẽ dễ kích ứng hơn bao giờ hết, do vậy việc sử dụng thuốc chữa nổi mề đay ở mặt cần hết sức thận trọng nếu không có thể làm trầm trọng tình trạng bệnh, khiến cho da khó phục hồi thương tổn.

Người bệnh không nên tùy ý sử dụng thuốc Tây vì có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm trên da, chỉ nên dùng thuốc Tây khi có sự kê đơn, hướng dẫn của bác sĩ. Có một số loại thuốc cụ thể thường dùng cho những người bị nổi mề đay trên mặt đó là:

  • Thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2: Giảm tình trạng dị ứng, không gây buồn ngủ và ít tác dụng phụ. Thuốc có tác dụng giảm tình trạng nổi mẩn đỏ, giảm cảm giác ngứa, giảm kích ứng trên da. Khi dùng thì bạn nên chọn loại thế hệ 2 để tránh các tác dụng phụ đi kèm.
  • Thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid: Thuốc có tác dụng hạn chế tình trạng dị, có khả năng chống viêm rất mạnh. Loại thuốc này thường được sử dụng trong các trường hợp nổi mề đay ở mặt ở mức độ nghiêm trọng, hoặc người nổi mề đay có nhiều tổn thương, nổi mề đay mạn tính tái phát nhiều lần. Lưu ý rằng thuốc bôi có chứa corticoid chỉ nên dùng trong thời gian ngắn vì có thể gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Khi người bệnh đã sử dụng các loại thuốc trên mà không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc ức chế miễn dịch. Loại thuốc này có thể làm giảm mức triệu chứng ngứa ngáy, giảm mức độ phản ứng dị ứng, giúp bệnh tình thuyên giảm. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng đó là: mycophenolate, cyclosporine, tacrolimus…
  • Thuốc sát trùng ngoài da: Với những trường hợp nổi mề đay ở mặt có tổn thương, có nguy cơ nhiễm vi khuẩn và dẫn đến nhiễm trùng thì người bệnh nên sử dụng thêm thuốc sát trùng ngoài da để phòng ngừa bội nhiễm, kháng khuẩn cho da. Thuốc sát trùng ngoài da được lựa chọn là loại thuốc có chứa hợp chất fusidic, kẽm salisylic.
  • Nước muối sinh lý 0.9%: Hàng ngày, người bệnh nên sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để sát khuẩn, làm sạch da để giảm triệu chứng ngứa, phòng ngừa nổi mề đay tiến triển nặng hơn.

3. Giải pháp Đông y: sử dụng viên giải độc Ngự y mật phương

Trong trường hợp da mặt bị nổi mề đay do chức năng thải độc của nhiều cơ quan suy giảm, khiến độc tố không thoát được ra ngoài mà “trú ẩn” dưới da gây nổi mề đay thì trước hết cần phải tăng cường chức năng thải độc của cơ thể.

Hiện nay, Đông Y thế hệ 2 đang là giải pháp cho hiệu quả vượt trội trong việc tăng cường thải độc cho cơ thể. Khác với các phương pháp hiện có, chỉ tập trung tăng khả năng thải độc ở gan thì Đông Y thế hệ 2 giúp kích hoạt quá trình thải độc tự nhiên của 6 cơ quan trong cơ thể (gan, thận, phổi, da, ruột, hệ bạch huyết).

Và sản phẩm Đông Y thế hệ 2 tiêu biểu nhất hiện nay là Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương, một sản phẩm đến từ Dược phẩm Nhất Nhất. Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương giúp tăng cường quá trình thải độc của toàn bộ cơ quan đảm nhận thải độc trong cơ thể, giúp đào thải tối đa lượng chất độc có trong cơ thể nói chung và ở da nói riêng. Từ đó khắc phục tình trạng nổi mề đay hiệu quả, ngăn chặn ảnh hưởng của độc tố lên da do nổi mề đay tái phát.

Sản phẩm an toàn cho sức khỏe người dùng, không gây hại và không gây xâm lấn, toàn bộ thành phần có trong sản phẩm đều có nguồn gốc 100% thảo dược tự nhiên đã được kiểm định chặt chẽ về chất lượng và an toàn.

Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương có nguồn gốc từ bài thuốc trong Ngự Y Mật Phương, là “báu vật” nổi tiếng nhất trong nền Y học cổ truyền, được chắt lọc từ những giá trị Y học tinh túy nhất, và chỉ dành riêng cho Vua Chúa thời xưa.

Viên giải độc Ngự y mật phương 9

V - Những điều cần lưu ý để phòng tránh nổi mề đay trên mặt

Để tránh hiện tượng này xảy ra, hãy phòng ngừa bằng các biện pháp như sau:

  • Tránh sử dụng mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc da (sữa rửa mặt, serum, nước hoa hồng, kem dưỡng ẩm) khi bị nổi mề đay ở vùng da khác da mặt. Điều này có thể hạn chế nổi mề đay lây lan lên gương mặt, tốt nhất nên tạm dừng cho đến khi tình trạng nổi mề đay ở mặt được cải thiện.
  • Dùng nước ấm hoặc nước đun sôi để nguội để rửa mặt, điều này có thể hạn chế vi khuẩn có trong nước xâm nhập và làm cho da bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Khi dùng mẹo dân gian chữa nổi mề đay, cần sơ chế sạch sẽ nguyên liệu nếu không muốn tình trạng nặng hơn.
  • Tránh để da mặt tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: lông động vật, khói bụi, phấn hoa.
  • Hoặc hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, trứng, thịt bò).
  • Không ăn quá nhiều chất đạm trong thời điểm này.
  • Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, khi cần đi ra ngoài hãy che chắn gương mặt và các bộ phận khác một cách cẩn thận.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và giúp cho làn da khỏe mạnh. Nhờ đó mà da mặt có thể chống đỡ tốt hơn với tác nhân bên ngoài.
  • Khi thời tiết chuyển sang lạnh, hanh khô thì nên bôi kem dưỡng cho da mặt, điều này nhằm cung cấp độ ẩm cho da mặt. Từ đó tránh cho da mặt không bị kích ứng và nổi mề đay.
  • Tránh những kiểu thời tiết gây dị ứng, tránh ánh nắng chói chang từ mặt trời, đặc biệt ở những người bị mề đay phong hàn hoặc mề đay nhiệt, người nhạy cảm.

Nổi mề đay ở mặt có thể khiến cho bạn mất tự tin, cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến giao tiếp và hoạt động hàng ngày. Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng thử áp dụng một số biện pháp như trên để dễ dàng vượt qua vấn đề này nhé. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích về nổi mề đay ở mặt.

Lên đầu trang
Loading