Nổi mề đay sau sinh: Nguyên nhân & 8 cách điều trị hiệu quả

2024-03-05 10:00:10

Khoảng 1-3 tháng sau khi sinh, nhiều mẹ bỉm sữa thường gặp phải tình trạng nổi mề đay, gây ra rất nhiều cản trở trong sinh hoạt hàng ngày và chăm sóc em bé. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, và cần được khắc phục ngay từ sớm để giảm mức độ ảnh hưởng lên da. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về nổi mề đay sau sinh trong bài viết này nhé.

I - Hiện tượng nổi mề đay sau sinh là gì?

Nổi mề đay sau sinh là tình trạng phụ nữ sau sinh xuất hiện các nốt sần, mẩn đỏ trên da, đi kèm với đó là triệu chứng ngứa ngáy, phồng rộp da, thậm chí là phù nề. Hiện tượng này tương đối phổ biến ở các mẹ sau sinh, có thể gặp ở cả phụ nữ sinh thường hoặc sinh mổ, nhưng người sinh mổ thường có nguy cơ cao hơn. Theo đó, hiện tượng mề đay sau sinh có mối liên hệ mật thiết với tình trạng suy giảm sức đề kháng và sức khỏe tổng thể ở mẹ bỉm sữa.

II - Nhận biết các triệu chứng nổi mề đay sau sinh

Phụ nữ bị nổi mề đay sau sinh thường có một số dấu hiệu như sau:

  • Ngứa ngáy trên da, nếu gãi càng nhiều thì triệu chứng này càng rầm rộ hơn.
  • Trên da xuất hiện các mảng phù, kích thước không đều, có thể to hoặc nhỏ, màu hồng nhạt. Nếu ấn vào các nốt mề đay thì cảm thấy sưng hơn vùng da bình thường khác, và có màu trắng.
  • Các nốt mề đay thường xuất hiện ở vùng mặt, cánh tay, đùi, cẳng chân, ngực, cổ và bụng.
  • Vùng da xuất hiện nổi mề đay thường khô hơn, sần sùi và thậm chí là có vảy trắng.
  • Nếu tình trạng bệnh nặng nề, phụ nữ còn thấy xuất hiện các triệu chứng sưng phù ở bộ phận sinh dục, mi mắt, hoặc môi.

Triệu chứng của mề đay sau sinh

III - Nguyên nhân gây nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh:

1. Do stress, tâm lý căng thẳng sau sinh

Sau sinh, hầu hết phụ nữ đều trải qua giai đoạn căng thẳng và mệt mỏi. Áp lực từ việc chăm sóc con nhỏ, gánh nặng kinh tế gia đình, cộng thêm cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn sau sinh là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Căng thẳng sau sinh khiến hệ miễn dịch của chị em suy yếu, làm cho các cơ quan trở nên nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh, đặc biệt là da. Đây chính là yếu tố kích thích khiến cơ thể nổi mề đay.

2. Do thay đổi nội tiết tố

Sau khi đã vượt cạn thành công, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự biến đổi, trong đó đặc biệt là nội tiết tố, lúc này hàm lượng estrogen suy giảm, đồng thời prolactin lại tăng cao. Và điều này đã khiến cho da của mẹ bỉm sữa trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài, và làm tăng nguy cơ nổi mề đay sau sinh.

Thay đổi hormones có thể dẫn tới nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh

3. Ảnh hưởng từ thuốc dùng trong quá trình sinh

Trước khi sinh nở, các bác sĩ có thể cho mẹ sử dụng một số loại thuốc như thuốc gây tê, thuốc gây mê, thuốc kích thích vỡ ối… và những thuốc này đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ là nổi sần đỏ, dị ứng mề đay vài ngày sau đó.

Nếu nổi mề đay sau sinh mổ do tác dụng phụ của thuốc thì tình trạng này có thể cải thiện dần sau một khoảng thời gian, vì lúc đó những loại thuốc này sẽ từ từ đào thải ra bên ngoài cơ thể và giảm triệu chứng nổi mề đay.

4. Do các tác nhân gây dị ứng

Một số người phụ nữ sau sinh có thể nhạy cảm với một số tác nhân gây dị ứng như lông chó mèo, bụi nhà, hóa chất, nhiệt độ, phấn hoa… Khi đó, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra các histamine, làm tăng phản ứng dị ứng, tăng nguy cơ nổi mề đay.

Tìm hiểu thêm: Mề đay Cholinergic (mề đay nhiệt) là gì?

Dị ứng lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, nhiệt độ

5. Chế độ dinh dưỡng

Nhiều mẹ bỉm sữa sau sinh thường hay tiêu thụ các loại món ăn kích thích sản xuất sữa, hoặc các loại thực phẩm giàu dưỡng chất cho sự phát triển của em bé. Nhưng điều này lại vô tình khiến cho chế độ dinh dưỡng của mẹ không còn cân bằng, làm cho cơ thể thiếu nhiều chất dinh dưỡng khác.

Dinh dưỡng không phù hợp là nguyên nhân khiến cho sức đề kháng của mẹ bỉm sữa giảm sút, giảm khả năng chống đỡ của da trước các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay. Và đây cũng là “thủ phạm” gây nên triệu chứng nổi mề đay sau sinh.

6. Vệ sinh da chưa tốt

Nhiều mẹ sau sinh có quan niệm là kiêng nước, kiêng không tắm trong một khoảng thời gian dài (có thể đến vài tháng) để tránh ảnh hưởng đến sự hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, điều này không thật sự đúng đắn.

Bởi nếu không làm sạch da một cách cẩn thận có thể dẫn đến bụi bẩn, vi khuẩn, hoặc các loại hóa chất tích tụ sâu bên trong da. Từ đó khiến cho da bị kích ứng, tăng tính nhạy cảm của da và cũng là nguyên nhân khiến cho các bà mẹ sau sinh có thể bị nổi mề đay.

Cơ thể không được vệ sinh tốt có thể xuất hiện mề đay

7. Thiếu máu hoặc rối loạn chức năng gan

Theo các chuyên gia, sau mỗi lần sinh nở, mẹ có thể mất từ 0.3-0.5 lít máu, đây là lượng máu mất đi khá nhiều và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ sau sinh. Từ đó dẫn đến tình trạng cơ thể người phụ nữ bị thiếu máu sau sinh, làm cho người phụ nữ dễ bị suy nhược cơ thể, suy giảm sức đề kháng, khiến cho da bị yếu đi và tăng nguy cơ nổi mề đay.

Bên cạnh đó, nhiều mẹ sau sinh còn đối mặt với tình trạng suy giảm chức năng gan, có thể làm giảm quá trình trao đổi chất, giảm đào thải độc tố ra ngoài. Từ đó làm xuất hiện các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da, khiến mẹ sau sinh dễ bị nổi mề đay hơn.

IV - Nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?

Nổi mề đay sau sinh có thể tự khỏi được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn cơ địa của mẹ bỉm sữa, mức độ bệnh nặng hay nhẹ, ăn uống, khả năng phục hồi của cơ thể.

Một số trường hợp có thể tự khỏi trong vài ngày, vài tuần mà chưa cần can thiệp hay điều trị. Nhưng cũng có thể kéo dài đến vài tháng hoặc lâu hơn mà không cải thiện được, bắt buộc phải dùng đến các biện pháp chữa trị.

Do vậy, mẹ sau sinh cần phải đến ngay bệnh viện chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám nếu tình trạng mề đay dị ứng thường xuyên tái phát, tránh ảnh hưởng xấu tới sữa mẹ.

Tìm hiểu thêm: Nổi mề đay có tự hết không?

V - Bị dị ứng nổi mề đay sau sinh có phải dấu hiệu đáng lo?

Nổi mề đay sau sinh không quá đáng sợ, cũng không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của phụ nữ sau sinh, tình trạng bệnh lý này chỉ gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh và tác động đến hoạt động, sinh hoạt thường ngày.

Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ có thể chủ quan với căn bệnh này. Nếu không xử lý kịp thời, để bệnh kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả như sau:

  • Nếu xuất hiện tổn thương hở trên da thì mẹ bỉm sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn sau khi mắc nổi mề đay.
  • Một số trường hợp nặng có thể xảy ra co thắt phế quản hoặc sốc phản vệ.
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ nếu nổi mề đay xuất hiện trên da mặt, có thể gây sưng phù môi, mí mắt.

Mề đay sau sinh có nguy hiểm không?

VI - Cách chữa nổi mề đay, mẩn ngứa sau sinh hiệu quả, an toàn tại nhà

Dưới đây là một số cách trị nổi mề đay sau sinh bằng mẹo dân gian mà mẹ có thể tham khảo:

1. Chườm lạnh

Đây là biện pháp đơn giản giúp làm dịu cảm giác ngứa, giảm nồng độ histamine gây dị ứng nổi mề đay, giảm sưng phù trên da.

Cách chườm nước lạnh như sau:

  • Cho đá vào một chiếc khăn mỏng, bọc lại hoặc sử dụng túi chườm lạnh được thiết kế sẵn dành riêng cho việc chườm.
  • Đưa một trong các vật dụng trên lên vùng da bị nổi mề đay, tiến hành chườm trong 10-15 phút.

Bên cạnh đó, có thể vệ sinh cơ thể bằng nước mát để làm giảm triệu chứng của nổi mề đay.

2. Thoa giấm táo

Giấm táo có chứa nhiều loại axit giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, ức chế phản ứng viêm, giảm cảm giác ngứa và nổi mề đay.

Cách sử dụng giấm táo như sau:

  • Pha nước vào giấm táo với tỷ lệ như sau, khuấy đều.
  • Dùng bông (có thể dùng bông tẩy trang) thấm hỗn hợp giấm táo đã được pha loãng, bôi đều lên vùng da bị nổi mề đay.
  • Và giữ nguyên hỗn hợp này trên da khoảng 10 phút, sau đó lại làm sạch da với nước.

3. Tắm nước lá khế

Bên cạnh việc chườm, thì mẹ sau sinh có thể vệ sinh toàn bộ cơ thể bằng nước lá khế. Loại thảo dược này có thể giúp làm sạch da, loại bỏ chất bụi bẩn, các loại vi khuẩn và mầm bệnh gây nổi mề đay, ngứa ngáy.

Cách tắm bằng nước lá khế chữa trị nổi mề đay sau sinh như sau: Chuẩn bị một ít lá khế, rửa sạch và cho vào nồi, thêm nước và đun sôi trong khoảng 15 phút. Đợi nước lá khế nguội và sử dụng loại nước này để tắm.

Xem thêm: Cách dùng lá khế trị mẩn ngứa, mề đay tại nhà.

Cách tắm lá khế trị mề đay sau sinh

4. Dùng mướp đắng

Mướp đắng cũng là nguyên liệu tự nhiên tốt cho phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay, loại quả này có chứa hợp chất kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho da, cải thiện cảm giác ngứa ngáy ở mẹ sau sinh bị nổi mề đay.

Cách sử dụng mướp đắng để tắm như sau: Chuẩn bị 2-3 quả mướp đắng, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng. Cho mướp đắng cùng với khoảng 1 lít nước vào trong nồi đun sôi.

Sau đó có thể dùng khăn nhúng vào nước mướp đắng để lau lên vùng da bị nổi mề đay, hoặc sử dụng loại nước này để tắm.

5. Dùng nha đam

Thêm một mẹo dân gian khác cũng được ưa chuộng để giảm nổi mề đay sau sinh ở các chị em phụ nữ đó là sử dụng nha đam, hay còn gọi là lô hội.

Lô hội có tác dụng chống viêm, cung cấp độ ẩm cho da, tăng cường khả năng phục hồi cho da. Và nhờ đó, có thể cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, viêm sưng trên da.

Mẹ có thể dùng nha đam theo cách như sau: Chuẩn bị 1 lá nha đam bẹ to, tước sạch vỏ ngoài, giữ lại phần gel. Lấy phần gel xay nhuyễn và đắp lên vùng da bị nổi mề đay trong khoảng 15 phút.

Mẹ có thể sử dụng biện pháp này hàng ngày sẽ thấy da bớt ngứa, giảm sưng đáng kể, ngoài ra còn rút ngắn thời gian điều trị nổi mề đay cho phụ nữ sau sinh.

6. Chườm nóng bằng lá kinh giới

Thêm một biện pháp khác giúp giảm nổi mề đay cho phụ nữ sau sinh đó là sử dụng lá kinh giới. Loại nguyên liệu tự nhiên này có tác dụng đáng kể trong việc giảm triệu chứng sần da, mẩn ngứa.

Mẹ sau sinh có thể sử dụng lá kinh giới để giảm nổi mề đay như sau:

  • Rửa sạch một nắm lá kinh giới, cho kinh giới vào chảo rang nóng.
  • Tiếp theo, mẹ hãy cho kinh giới còn nóng vào trong một chiếc khăn mềm và buộc lại.
  • Dùng chiếc khăn này chườm lên vùng da bị nổi mẩn đỏ, hoặc sưng phù.

Chườm lá kinh giới lên da bị mề đay

VII - Mề đay sau sinh nên dùng thuốc gì?

Trong trường hợp nổi mề đay diễn biến nặng, mẹ đã thử áp dụng các biện pháp nêu trên mà không có hiệu quả thì mẹ nên đến ngay các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa da liễu để được thăm khám, sử dụng thuốc và các biện pháp điều trị đúng cách.

Các loại thuốc Tây Y được sử dụng để điều trị bệnh nổi mề đay bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Giúp giảm các triệu chứng nổi mề đay như ngứa ngáy, giảm nổi mẩn đỏ trên da.
  • Thuốc kháng viêm: Với những trường hợp nổi mề đay sau sinh ở mức nhẹ thì có thể sử dụng thuốc chống viêm không có corticoid, nhưng nếu tình trạng bệnh nặng thì nên dùng thuốc chống viêm có chứa corticoid.

Dùng thuốc trị mề đay ở phụ nữ sau sinh

Lưu ý rằng, các loại thuốc này có thể đi qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của em bé. Ngoài ra, một số loại thuốc còn gây suy giảm chất lượng và số lượng sữa mẹ. Do vậy, mẹ chỉ nên dùng thuốc khi có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ.

Không chỉ có vậy, các loai thuốc Tây Y chỉ đem lại hiệu quả tạm thời, tức là nếu không dùng thuốc nữa thì tình trạng nổi mề đay vẫn có thể tiếp diễn. Vì vậy, mẹ bỉm sữa cần kết hợp sử dụng thêm giải pháp khác để tăng hiệu quả điều trị nổi mề đay, ngăn chặn nổi mề đay tái phát và không gây ảnh hưởng đến dòng sữa mẹ.

Và giải pháp được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị nổi mề đay cho mẹ sau sinh đem lại hiệu quả vượt trội và an toàn cho sức khỏe của mẹ đó là sản phẩm Đông Y thế hệ 2.

Đông Y thế hệ 2 là biện pháp ưu việt, giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay cho mẹ sau sinh, kể cả nổi mề đay ở mức độ nặng, đã chữa ở nhiều nơi nhưng không cải thiện. Sản phẩm Đông Y thế hệ 2 tiêu biểu nhất hiện nay là Viên Giải độc Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất.

Giải độc ngự y mật phương trị mề đay sau sinh

Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương giúp kích hoạt toàn bộ cơ quan thải độc của cơ thể (gan, thận, ruột, hệ bạch huyết, phổi, da) giúp loại bỏ tối đa các loại độc tố gây nổi mề đay ở mẹ sau sinh, mà không hề gây xâm lấn, không gây tác dụng phụ.

Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng bồi bổ khí huyết, nâng cao sức khỏe của mẹ bỉm sữa sau sinh, giúp mẹ nhanh chóng vượt qua cảm giác mệt mỏi sau khi vượt cạn.

Đặc biệt, nếu sử dụng đủ liệu trình Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương có thể ngăn chặn tái phát đến vài năm cho mẹ bỉm sữa.

Các thành phần có trong sản phẩm Giải Độc Ngự Y Mật Phương đều có nguồn gốc 100% từ các loại thảo dược tự nhiên, được chứng nhận chất lượng và an toàn trong toàn bộ các khâu nuôi trồng, thu hái và bảo quản. Do vậy, sản phẩm rất an toàn cho phụ nữ sau sinh, không tác động đến sữa mẹ và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương được nghiên cứu và sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đơn vị sản xuất Dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam. Với quy mô rộng lớn, đầy đủ trang thiết bị hiện đại bậc nhất cùng đội ngũ chuyên gia bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn cao, nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm có hiệu quả vượt trội, đóng góp đáng kể vào việc điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

VIII - Phụ nữ sau sinh cần lưu ý điều gì để phòng tránh bị nổi mề đay?

Để phòng ngừa chứng nổi mề đay sau sinh, mẹ bỉm sữa nên ghi nhớ những giải pháp như sau:

1. Về chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học, đúng cách là “chìa khóa” quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho da và ngăn chặn tình trạng nổi mề đay sau sinh diễn biến phức tạp hơn. Về chế độ dinh dưỡng, mẹ sau sinh cần lưu ý tới những vấn đề như sau:

- Thực phẩm nên kiêng:

  • Cần giảm tiêu thụ các loại hải sản (cua, cá, tôm biển), do những loại thực phẩm này dễ gây dị ứng, kích ứng nổi mẩn đỏ ở da và làm cho các triệu chứng nổi mề đay nghiêm trọng hơn.
  • Không cho quá nhiều gia vị vào món ăn, tránh xa các món ăn cay nóng.
  • Không sử dụng đồ ăn, thức uống có chứa chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê.

- Thực phẩm nên bổ sung:

  • Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, làm mát và đào thải chất độc ra ngoài cơ thể, ví dụ như cam, ổi, dâu tây, bưởi, kiwi…
  • Nên thường xuyên ăn các loại rau có màu xanh đậm, có chứa nhiều chất chống oxy hóa, phục hồi tổn thương cho da. Có thể kể đến là rau ngót, súp lơ xanh, rau muống…
  • Nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, ít nhất khoảng 1.5 lít nước mỗi ngày để tăng cường quá trình đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, chặn đứng nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh, tăng cường sản xuất sữa mẹ cho em bé bú.
  • Nên sử dụng nghệ, tỏi hoặc các loại gia vị có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giảm triệu chứng bệnh mề đay và bảo vệ da, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh cho da.

2. Về chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt cũng có sự tác động không nhỏ tới triệu chứng nổi mề đay ở mẹ bỉm sữa sau sinh. Để giúp bệnh nhanh khỏi, giảm biến chứng thì mẹ nên thực hiện các thói quen sinh hoạt lành mạnh như sau:

  • Không nên gãi quá nhiều trên da, càng gãi sẽ càng khiến triệu chứng ngứa ngày càng nặng nề hơn. Ngoài ra, gãi càng nhiều khiến cho da càng dễ bị tổn thương, dễ trầy xước và điều này có thể tạo điều kiện khiến cho mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào bên trong da.
  • Vệ sinh da hàng ngày sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, đặc biệt là vùng da bị nổi mề đay.
  • Tránh xa việc dùng các chất kích thích (rượu bia, cà phê, đồ uống có gas…) hoặc những loại thực phẩm không lành mạnh (đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, nướng) vì có thể làm cho nổi mề đay ngày càng nặng hơn.
  • Không những vậy, những loại thực phẩm không tốt này còn có thể làm suy giảm chất lượng sữa mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
  • Hạn chế sử dụng hóa chất hoặc các loại mỹ phẩm cho da, điều này giúp hạn chế tình trạng da bị kích ứng, dị ứng, ngăn ngừa nổi mề đay lan rộng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nổi mề đay sau sinh, hy vọng rằng các chị em phụ nữ sẽ có thêm nhiều bí quyết để không còn lo lắng khi mắc phải tình trạng này. Chúc các mẹ bỉm sữa sẽ có thật nhiều sức khỏe, và luôn thật hạnh phúc dù hành trình chăm sóc cho con nhỏ rất vất vả, nhiều khó khăn thử thách.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ