Nước mũi có mùi trứng thối có nguy hiểm không?

2024-05-09 16:23:06

Nước mũi có mùi hôi thối, đặc biệt là mùi trứng thối, không chỉ gây khó chịu mà còn cảnh báo các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm các bệnh lý liên quan, đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả để giúp bạn lấy lại sự thông thoáng và khứu giác bình thường.

I. Nước mũi có mùi trứng thối cảnh báo bệnh gì?

Nước mũi có mùi hôi trứng thối là tình trạng chất nhầy và nước mũi chảy ra có mùi hôi tanh, khó chịu, nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Tình trạng này có thể gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành.

Nước mũi có mùi hôi trứng thối sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng phiền toái vì nước mũi chảy ra liên tục ở một hoặc cả hai bên lỗ mũi. Tình trạng này ảnh hưởng đến một số sinh hoạt thường ngày như ngủ, giao tiếp, làm việc...

Sớm tìm ra chính xác căn nguyên sẽ giúp người bệnh biết cách xử lý đúng đắn, hiệu quả, tránh những tổn hại cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, triệu chứng trên cảnh báo một số bệnh lý về đường hô hấp. Do đó, khi gặp tình trạng này, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số nguyên nhân phố biến dẫn đến nước mũi có mùi trứng thối, bao gồm: 

1. Viêm xoang khiến dịch nước mũi có mùi bất thường

Viêm xoang dù ở thể cấp tính hay mạn tính, khi mắc bệnh sẽ khiến lớp niêm mạc xoang bị sưng viêm, phù nề, ứ đọng dịch nhầy cản trở đường dẫn lưu dịch mũi. Ứ đọng dịch mũi tạo điều kiện thuận lợi sinh sôi các loại nấm, virus, vi khuẩn... dẫn đến nghẹt mũi, chảy nước mũi, làm mất khả năng cảm nhận mùi. Dịch mũi cũng trở nên đặc hơn, màu sắc biến đổi kèm theo mùi hôi thối tanh nồng vô cùng khó chịu. 

Thông thường thì người bệnh bị viêm một xoang hay viêm đa xoang đều có thể làm cho nước mũi có mùi hôi thối. Kèm theo đó là một loạt các triệu chứng khó chịu như nhức đầu, nặng mặt, người mệt mỏi, đau lan ra phía sau gáy...

2. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn tới nước mũi có mùi trứng thối. Đây là tình trạng phản ứng kích ứng dị ứng khiến lớp niêm mạc khoang mũi của người bệnh bị viêm nhiễm do hít phải tác nhân như khói bụi, lông động vật, phấn hoa hay côn trùng… 

Cơ chế khiến nước mũi có mùi trứng thối do viêm mũi dị ứng khá giống với bệnh viêm xoang. Mùi hôi thường do sưng viêm nhiễm niêm mạc mũi dẫn đến tích tụ dịch nhầy cùng các tế bào chết trong mũi, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tạo thành các hợp chất có mùi hôi. 

Những người bị viêm mũi dị ứng sẽ thường gặp phải các triệu chứng vô cùng khó chịu như hắt hơi, sổ mũi nhiều liên tục, ngứa mũi, họng, đỏ mắt, ngứa mắt, mệt mỏi, nhức đầu... Nhất là khi trẻ em bị sẽ hay quấy khóc. Bệnh dễ tái phát, nếu không kịp thời xử lý triệt để có thể dẫn tới các biến chứng viêm xoang, viêm phế quản, sưng đau họng, polyp mũi…

Nước mũi có mùi trứng thối

Viêm mũi dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới nước mũi có mùi trứng thối

>>> XEM THÊM: Viêm mũi dị ứng bội nhiễm: Phòng ngừa và điều trị

3. Nhiễm trùng mũi khiến nước mũi có mùi trứng thối

Nhiễm trùng mũi là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị sưng tấy, phù nề tác động bởi nguyên nhân phổ biến như do virus, vi khuẩn hoặc nấm. Không chỉ khiến nước mũi có mùi trứng thối, nhiễm trùng mũi còn đi kèm theo một số những triệu chứng điển hình khác như ngạt mũi, ngứa mũi, bên trong lỗ mũi sưng đau, nóng đỏ, đau nhức vùng mặt, người mệt mỏi, có thể sốt nhẹ (thường gặp ở trường hợp nhiễm trùng mũi do vi khuẩn)...  

4. Trĩ mũi (Viêm mũi teo)

Trĩ mũi còn có tên gọi khác là viêm mũi teo (teo niêm mạc mũi). Theo nhiều nghiên cứu, một số yếu tố có liên quan đến căn bệnh này như nội tiết, cơ địa người bệnh, dinh dưỡng, di truyền, nhiễm trùng, tự miễn, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm… 

Các triệu chứng phổ biến của viêm mũi teo bao gồm: khô mũi, tắc nghẽn mũi, giảm hoặc mất khứu giác, chảy mủ, đóng vảy mũi, chảy máu cam và có mùi hôi thối trong mũi. 

Cơ chế gây mùi hôi trứng thối trong mũi là khi niêm mạc mũi bị teo lại dẫn đến dịch nhầy ứ đọng và các vi khuẩn kỵ khí sinh sôi phát triển mạnh tạo thành hợp chất như lưu huỳnh có mùi hôi tanh khó chịu. 

5. Ung thư xoang mũi 

Nước mũi có mùi hôi cũng có thể là triệu chứng cảnh báo căn bệnh ung thư xoang mũi. 

Căn bệnh ung thư xoang mũi xảy ra khi có khối u ác tính xuất hiện trong niêm mạc mũi hoặc trong xoang. Bệnh có một số các triệu chứng điển hình như dịch mũi có mùi hôi tanh chảy xuống vùng họng, đau nhức vùng mũi xoang, cơn đau có thể lan rộng ra vùng đầu, mặt kèm theo ù tai, mắt nhìn thấy mờ, sưng mặt, giảm hoặc mất khứu giác, mệt mỏi, sụt cân...

Một số nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh này như hút nhiều thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất độc hại, viêm nhiễm HPV gây ra những u nhú và dần dần tăng trưởng phát triển thành các khối u ác tính bên trong xoang mũi, yếu tố di truyền tiền sử trong gia đình có người mắc ung thư xoang mũi... 

6. Một số nguyên nhân khác khiến nước mũi có mùi hôi

Ngoài những nguyên nhân chủ yếu đã nêu ở trên thì nước mũi có mùi hôi trứng thôi còn có thể do một số nguyên nhân khác gây ra như:

  • Bị các bệnh liên quan đến răng nướu, sâu răng, nhiễm trùng đau nhức răng số 8. 
  • Một số loại thuốc gây tác dụng phụ trong đó có khiến nước mũi có mùi trứng thối. 
  • Phụ nữ trong giai đoạn mang bầu thay đổi nội tiết tố dẫn đến hôi mũi. 
  • Ăn nhiều đồ ăn hải sản có mùi tanh, nặng mùi, thực phẩm dễ gây dị ứng... 

>>> XEM THÊM: Nước mũi màu trắng đục - Dấu hiệu của bệnh lý gì?

II. Cách chữa trị nước mũi có mùi trứng thối 

Nước mũi hôi có mùi trứng thối là một triệu chứng bất thường của cơ thể, cảnh báo vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở mũi và một số cơ quan lân cận khác. Như đã đề cập ở trên, nước mũi có mùi trứng thối có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể, triệu chứng này sẽ được kê các loại thuốc hay phương pháp khác nhau để điều trị. Người bệnh không nên tự đoán nguyên nhân hay tự ý mua thuốc để tránh trường hợp điều trị sai khiến triệu chứng và bệnh tình trở nặng thêm. 

Trường hợp sau khoảng 6 ngày xuất hiện nước mũi có mùi hôi thối không có tiến triển thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa về tai mũi họng để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà sau đây giúp hỗ trợ điều trị bệnh:  

Vệ sinh, rửa mũi sạch sẽ đúng cách

Rửa mũi đều đặn từ 1 - 2 lần/ ngày giúp cho hoạt động hô hấp trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Bên cạnh đó khi sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi rửa trôi nhanh chóng các chất dị ứng, dịch nhầy, hỗ trợ làm sạch khuẩn, giúp khoang mũi sạch sẽ hơn và mất mùi hôi thối khó chịu. 

Bên cạnh đó tính sát khuẩn của nước muối giảm nhẹ viêm nhiễm trên niêm mạc mũi, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi. Lưu ý nếu rửa quá nhiều sẽ khiến niêm mạc mũi bị khô, mỏng đi nhiều. 

Chọn mua nước muối sinh lý có nguồn gốc uy tín, rõ ràng được bài bán tại các nhà thuốc hoặc bạn cũng có thể tự pha lưu ý cần pha theo đúng tỷ lệ, đúng cách.

nước mũi có mùi trứng thối

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý cải thiện tình trạng nước mũi có mùi trứng thối

Súc họng với nước muối sinh lý

Tai - mũi - họng có mối liên hệ mật thiết, nên khi cơ quan này bị nhiễm khuẩn sẽ rất dễ lây lan sang cơ quan khác. Súc họng hằng ngày giúp sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn, vi rút hay các tác nhân gây hại khỏi khoang miệng và họng, ngăn chặn các mầm bệnh tấn công. Khi mũi khỏe mạnh, giảm nhẹ viêm nhiễm thì tình trạng nước mũi có mùi hôi trứng thối sẽ dần được cải thiện. 

Hạn chế mùi hôi bằng cách xông tinh dầu mũi

Các tinh dầu thảo dược tự nhiên như tinh dầu sả, bạc hà, hoa cúc, hương thảo… có tính sát khuẩn, làm thông mũi họng, giảm viêm nhiễm, mang lại cảm giác dễ chịu sảng khoái, thư thái. Xông mũi bằng tinh dầu giúp làm sạch sâu đến tế bào và niêm mạc mũi. Hơi nóng từ nước xông giúp tinh dầu dễ dàng thẩm thấu, làm loãng dịch nhầy, thông thoáng đường thở và giảm nghẹt mũi.

Xông mũi bằng tinh dầu có thể giúp giảm mùi hôi trong nước mũi. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thể thay thế cho việc điều trị nguyên nhân gốc rễ của mùi hôi.

Không nên xông mũi bằng tinh dầu quá nhiều lần để tránh kích ứng niêm mạc mũi. Phụ nữ mang thai, trẻ em, người có bệnh lý về hô hấp cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu.

Trong trường hợp nước mũi có mùi trứng thối do bệnh lý viêm xoang thì cần chữa dứt điểm cho khỏi bệnh. Từ đó giúp bạn giảm những cơn đau nghẹt mũi, chảy nước mũi có mùi hôi do bệnh xoang gây ra. 

Viên xoang Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2

Hầu hết các sản phẩm thông thường chỉ giúp cải thiện triệu chứng. Duy nhất chỉ có Viên xoang Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất hiệu quả vượt trội giúp: 

  • Điều trị từ căn nguyên thay đổi cơ địa xoang, khôi phục niêm mạc mũi xoang giảm tần suất bùng phát trở lại. 
  • Giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nặng mặt, giảm dịch mũi xoang. 

Sản phẩm dùng tốt cho người bị viêm mũi, viêm xoang cấp và mạn tính. Có nhiều trường hợp người bệnh chạy chữa nhiều nơi, từng nạo xoang không hết sau khi dùng đủ liệu trình đã khỏi dứt điểm, không còn tái phát trong nhiều năm liền. 

Nước mũi có mùi trứng thối là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động, sinh hoạt thường ngày. Do đó, bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngay khi triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế biến chứng, phục hồi sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Bài viết liên quan

  • Viêm xoang gây buồn ngủ, vì sao?
    Viêm xoang gây buồn ngủ, vì sao?

    Rất nhiều người bị viêm xoang thường cảm thấy buồn ngủ. Vậy mối liên hệ giữa viêm xoang và buồn ngủ thực chất là gì? Có chính xác viêm xoang là nguyên nhân gây buồn ngủ hay không? Cùng tìm h...

  • Nước mũi màu nâu là dấu hiệu cảnh báo điều gì?
    Nước mũi màu nâu là dấu hiệu cảnh báo điều gì?

    Nước mũi đóng vai trò quan trong trong việc giúp bảo vệ cơ thể khỏi bụi bẩn, vi khuẩn hay các tác nhân gây hại tấn công xâm nhập vào đường hô hấp. Tuy nhiên khi màu sắc nước mũi thay đổi, đặ...

  • Viêm xoang có gây rối loạn tiền đình?
    Viêm xoang có gây rối loạn tiền đình?

    Nhiều người bệnh viêm xoang chia sẻ họ gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, quay cuồng, mất thăng bằng - đây là những biểu hiện thường gặp của rối loạn tiền đình. Vậy viêm xoang và rối lo...

  • Viêm xoang có ảnh hưởng đến tai không?
    Viêm xoang có ảnh hưởng đến tai không?

    Viêm xoang không chỉ gây khó chịu cho vùng xoang, mũi mà còn có thể ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận khác. Vậy viêm xoang có ảnh hưởng đến tai không? Mức độ ảnh hưởng như thế nào? Cùng tìm...

  • Cẩn trọng với viêm xoang đau sau gáy
    Cẩn trọng với viêm xoang đau sau gáy

    Viêm xoang đau sau gáy là một triệu chứng tương đối đặc trưng của bệnh viêm xoang. Những cơn đau thường xuyên tái diễn gây phiền toái khó chịu. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều biến chứng...

  • Viêm xoang gây sưng mặt, phải làm sao?
    Viêm xoang gây sưng mặt, phải làm sao?

    Viêm xoang là căn bệnh đường hô hấp phổ biến, mang lại nhiều phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, khi để bệnh kéo dài có thể dẫn đến biến chứng sưng mặt vô cùng khó chịu ản...

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ