Nước mũi màu nâu là dấu hiệu cảnh báo điều gì?

2024-06-25 17:04:20

Nước mũi đóng vai trò quan trong trong việc giúp bảo vệ cơ thể khỏi bụi bẩn, vi khuẩn hay các tác nhân gây hại tấn công xâm nhập vào đường hô hấp. Tuy nhiên khi màu sắc nước mũi thay đổi, đặc biệt là có màu nâu, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

I. Nguyên nhân nước mũi màu nâu

Nước mũi có thành phần chủ yếu bao gồm nước, protein, muối và các vi kháng thể. Nhiệm vụ làm mềm, ấm và bảo vệ niêm mạc mũi xoang và loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Màu sắc nước mũi phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi người. Khi người khỏe mạnh nước mũi thường trong suốt, dạng nước. Ngược lại khi có những tác động bất lợi đến khoang mũi, các vi kháng thể sẽ hoạt động nhằm tiêu diệt tác nhân gây  bệnh. Lúc này nước mũi ngả sang các màu sắc khác như màu trắng, vàng, xanh…

Trong trường hợp nước mũi có màu nâu nhiều khả năng đã hít phải thứ gì đó, khô mũi hoặc ngoáy mũi, xì mũi nhiều... dẫn đến tổn thương niêm mạc mũi. Kết quả các mao mạch máu phù nề đến một mức độ nào đó, sẽ giãn nở và xung huyết, chảy máu. Máu khi khô lại lẫn trong dịch mũi dẫn đến nước mũi có màu nâu (thực chất đây là dịch lẫn máu). 

nước mũi màu nâu

Màu sắc nước mũi phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi người.

>>> XEM THÊM: Dịch mũi màu xanh là biểu hiện của bệnh lý gì?

II. Dịch mũi màu nâu - Dấu hiệu của bệnh lý gì?

Các trường hợp dưới đây đều có thể khiến dịch mũi tiết nhầy màu nâu:

1. Viêm xoang

Đây có thể là kết quả của việc máu khô đọng lại sau khi bạn bị xuất huyết mũi hoặc do vi khuẩn viêm xoang hình thành ổ viêm tạo màu này. Đặc biệt khi người bệnh bị nhiễm nấm xoang, dịch mũi cũng xuất hiện màu nâu đi kèm với đó là tình trạng đau đầu, nặng nhức và sưng vùng mặt, thậm chí có thể bị rối loạn thị giác một bên (tuy nhiên tình trạng này khá hiểm)...

2. Tổn thương mũi do dị vật

Khi hốc mũi bị vướng các dị vật, thuốc tẩy, hoặc ngoáy mũi làm tổn thương niêm mạc hốc mũi xoang bên trong có thể khiến da mũi bị tổn thương, dịch mũi lẫn máu xuất hiện màu nâu. 

3. Hít phải khí độc hại

Khi độc là một trong những nguyên nhân khiến dịch mũi có màu nâu do niêm mạc mũi tiết các chất kháng thể để đào thải và tống các chất này ra ngoài. 

4. Tổn thương mạch máu mũi hoặc ung thư

Các đường mạch máu trong lòng mũi bị tổn thương hoặc ung thư mũi họng rất có thể khiến dịch mũi xuất hiện màu đỏ hoặc nâu. Với trường hợp này bạn cần tới cơ sở chuyên sâu về tai mũi họng để được kiểm tra và xử lý kịp thời. 

5. Một số lý do khác khiến nước mũi có màu nâu

Ở những người nghiện thuốc lá nặng, hoặc những người phải tiếp xúc hàng ngày với khói bụi từ than, dịch mũi màu nâu xuất hiện do có sự pha trộn với máu do có hiện tượng viêm nhiễm về phổi. Theo WebMD, loại chất nhầy này có thể liên quan đến bệnh phổi mạn tính. 

nước mũi có màu nâu

Nước mũi màu nâu là dấu hiệu cảnh báo điều gì?

>>> XEM THÊM: Nước mũi màu vàng là biểu hiện của bệnh lý gì?

III. Phải làm gì khi nước mũi có màu nâu?

Nước mũi có màu nâu là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Phổ biến nhất của tình trạng này là liên quan đến những bệnh liên quan đến xoang, tai mũi họng. Nếu lơ là không chữa trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vì vậy người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn cách điều trị kịp thời. 

1. Điều trị

Nước mũi có màu nâu do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là những bệnh liên quan đến tai mũi họng. Vì vậy khi thấy tình trạng này kéo dài, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Sau khi xác định chính xác nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị hợp lý, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp đơn giản dưới đây giảm đáng kể triệu chứng:

1.1. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối có khả năng sát khuẩn cao, đẩy vi khuẩn gây hại, chất gây kích ứng ra ngoài giúp niêm mạc mũi sạch sẽ. Từ đó ngăn chặn tình trạng chảy nước mũi, viêm mũi. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng kẻo gây tác dụng phụ. Người bệnh chọn mua loại nước muối sinh lý dạng bình xịt tiện lợi, đảm bảo chất lượng tại các nhà thuốc uy tín. Nên hạn chế việc tự pha để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn làm tổn thương niêm mạc mũi. 

Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý cần thực hiện theo đúng trình tự các bước: 

  • Từ từ xịt để dung dịch vào sâu bên trong, tiến hành lần lượt  từng bên mũi. Chú ý lúc này cần thở bằng miệng, không thở bằng mũi. 
  • Xì mũi để tống xuất hết chất nhầy, dịch ứ đọng ra bên ngoài cho thông thoáng, dễ chịu. Nếu cảm thấy chưa sạch hết thì nên rửa mũi thêm một lần nữa. 

1.2. Bấm huyệt, xoa bóp

Bấm huyệt, xoa bóp giúp giúp khí huyết lưu thông, điều hòa kinh lạc và chức năng các tạng phủ  hỗ trợ điều trị các bệnh về mũi. Một số huyệt đạo chủ trị ngạt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi màu nâu… là huyệt nghinh hương, huyệt hợp cốc, huyệt ấn đường… Có thể thoa thêm một chút dầu nóng để làm ấm nóng huyệt đạo, tăng thêm hiệu quả điều trị. 

Sau khi thực hiện xong khoảng vài giờ sau nếu như tình trạng chảy nước mũi vẫn tiếp diễn thì sẽ tiếp tục thực hiện lặp lại các động tác này. 

1.3. Xông hơi mũi

Xông hơi mũi bằng cách hít hơi nước nóng kích thích lưu thông máu, tăng độ ẩm bên trong niêm mạc mũi, loãng lượng dịch nhầy. Từ đó thuyên giảm nhanh tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi… Người bệnh tiến hành xông bằng cách chuẩn bị một chiếc bát tô lớn cho nước nóng với một số loại vỏ gừng, bưởi, bạc hà, sả… 

Đưa mặt lại gần cách bát tô nước nóng khoảng 25 - 30cm để tránh bị bỏng rát và hít thở thật sâu bằng mũi. Hơi nước ấm khiến dịch nhầy trong mũi thoát ra ngoài, loại bỏ bớt vi khuẩn gây bệnh, mũi thông thoáng. 

1.4. Uống nhiều nước

Khi cơ thể bị mất nước, chất nhầy bên trong hốc mũi dính đặc hơn dẫn đến tắc nghẽn, nước mũi chảy ra. Vậy nên việc uống đủ nước giúp cho dịch nhầy trở nên loãng hơn, dịch bên trong mũi dễ dàng bài xuất nhanh chóng ra ngoài, giảm thiểu viêm nhiễm, chảy nước mũi. 

Người bệnh nên uống nước lọc ấm nóng là tốt nhất, tránh nước trái cây hay các thức uống có chứa cồn, chất kích thích vì có thể gây mất nước. 

1.5. Tạo độ ẩm cho không khí trong phòng

Chảy nước mũi xuất phát từ lý do khách quan như không khí bên ngoài môi trường khô khiến niêm mạc mũi không đủ độ ẩm gây khó chịu, chảy nước mũi. Vì vậy để hạn chế hiện tượng này cần tăng độ ẩm trong phòng bằng cách dùng máy tạo độ ẩm, máy phun sương hoặc trồng cây xanh trong nhà. 

Ngoài ra, khi đã áp dụng những cách trên mà không thấy hiệu quả thì rất có thể chảy nước mũi màu nâu xuất hiện do bệnh lý. Lúc này người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra xác định chính xác nguyên nhân, từ đó có cách điều trị hiệu quả. 

Viên xoang Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất chuyên dùng cho người bệnh viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, kể cả các trường hợp nặng, đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. 

 Viên xoang Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2

Viên xoang Ngự y mật phương đem lại tác dụng rõ rệt, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như chảy nước mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức mặt, nặng mắt, khó thở sau 5 - 10 ngày. Niêm mạc mũi xoang được phục hồi, hết viêm nhiễm tổn thương, hạn chế tái phát trong thời gian dài. Khi kiểm soát hiệu quả bệnh viêm xoang, tình trạng sung huyết chảy máu mũi, chảy nước mũi màu nâu cũng không còn. 

2. Phòng ngừa nước mũi màu nâu

Nguyên nhân dẫn đến nước mũi màu nâu là do máu bị khô lại lẫn vào trong dịch mũi. Thực tế không có biện pháp ngăn ngừa tuyệt đối tình trạng này, tuy nhiên một số cách phòng ngừa sau đây giúp giảm thiểu nguy cơ chảy máu mũi dẫn đến hỉ mũi ra màu nâu, chẳng hạn như:

  • Giữ độ ẩm của môi trường bên trong mũi bằng cách uống nhiều nước, dùng các sản phẩm xịt mũi giúp giữ ẩm bên trong mũi. 
  • Luôn tạo độ ẩm cho không gian trong gian phòng để tránh cho mũi không bị khô, nhất là trong những ngày tháng mùa đông hanh khô. 
  • Khói thuốc lá, chất kích thích có thể dẫn đến kích ứng mũi, làm cho mũi bị khô, mạch máu mẫn cảm, dễ bị vỡ ra chảy máu. 
  • Khi đi ra ngoài hay tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm nên đeo khẩu trang để tránh các yếu tố gây hại. 
  • Phòng ngủ, nơi sinh hoạt làm việc cần được vệ sinh thường xuyên tránh khói bụi, chất thải, các loại virus, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại. 
  • Vệ sinh mũi họng đúng cách hằng ngày bằng cách súc họng, miệng bằng nước muối sinh lý tiêu diệt vi khuẩn thông thoáng mũi họng, phòng tránh bệnh đường hô hấp. 
  • Khi bị các bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm xoang… nên có phương án xử lý triệt để tránh để bệnh lây lan phát triển rộng. 

Nước mũi màu nâu có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau không phải hiện tượng quá xa lạ với mọi người, chúng xuất phát từ nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt là với người có tiền sử bệnh lý viêm xoang, cần theo dõi sát sao, nếu thấy hiện tượng chảy dịch mũi màu nâu kết hợp với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh, cần kiểm soát sớm để tránh biến chứng nặng hơn. 

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ