Olanzapine trị mất ngủ hiệu quả không? Có gây tác dụng phụ không?

2024-01-29 09:39:40

Dùng thuốc Olanzapine trị mất ngủ gần đây được khá nhiều người bị rối loạn giấc ngủ quan tâm bởi cũng đã có nhiều trường hợp đã điều trị thành công. Thế nhưng khi tìm hiểu thì nhiều người mới biết đây là thuốc chủ trị các bệnh tâm thần. Vậy vì sao nhiều người lại dùng Olanzapine để chữa mất ngủ? Liệu có hiệu quả và an toàn không? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

I - Olanzapine là thuốc gì?

Olanzapine là một loại thuốc nằm trong nhóm thuốc chống loạn thần không điển hình thường được sử dụng cho việc điều trị nhiều vấn đề về tâm thần não bộ, phổ biến nhất là bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực (đã được FDA cấp phép sử dụng điều trị).

Trong các loại thuốc chữa chứng tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực, Olanzapine là loại thuốc cho tác dụng mạnh và giúp người bệnh không bị ảo giác, hoang tưởng, suy nghĩ lung tung hoặc giảm tình trạng phấn khích quá mức và trầm cảm rất hiệu quả.

thuốc olanzapine là thuốc gì

II - Cơ chế hoạt động của thuốc Olanzapine

Thuốc Olanzapine sẽ điều chỉnh hệ thần kinh bằng cách tác động tới một số hoạt chất và chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là dopamine và serotonin. Đây là những chất đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng nhiều tới tâm trạng, sự buồn vui, chu trình ngủ nghỉ và cảm giác thèm ăn của con người.

  • Với dopamine, Olanzapine hạn chế và ngăn chặn hoạt động của thụ thể D2, từ đó điều hòa lượng dopamine trong não, giúp cho hàm lượng dopamine được duy trì ở một mức nhất định. Nếu nồng độ dopamine quá cao có thể dẫn đến các triệu chứng loạn thần như ảo giác, ảo tưởng, tâm trạng thay đổi thất thường, kích động, lo lắng…
  • Cơ chế của thuốc Olanzapine tác động tới serotonin chính là ngăn chặn và giảm đáp ứng của cơ thể đối với thụ thể 5HT2, 5HT3 và 5HT6 là những nguyên nhân gây nên những triệu chứng như lo âu, mất ngủ, buồn nôn, nhức đầu… Từ đó thuốc giúp cơ thể ổn định hàm lượng serotonin để ngăn chặn những triệu chứng đó.

Tuy có tác dụng tốt trong việc điều trị các tình trạng tâm thần nhưng Olanzapine vẫn nên được xem chỉ là công cụ giúp kiểm soát triệu chứng, không nên coi là thuốc chính thức để giải quyết triệt để các vấn đề về tâm thần. Người bệnh chỉ nên sử dụng như như sản phẩm hỗ trợ kèm theo trị liệu về tâm lý và thay đổi lối sống.

III - Olanzapine có thể chữa mất ngủ được không?

Mặc dù Olanzapine thường được sử dụng cho việc điều trị các bệnh nhân bị bệnh về tâm thần, thế nhưng nhiều bác sĩ cũng đã lợi dụng tính chất an thần của Olanzapine để điều trị chứng mất ngủ. Olanzapine sẽ ngăn sự hoạt động quá mức của các chất như dopamine và serotonin, từ đó làm não bộ được thư giãn và dễ ngủ hơn. Đặc biệt do Olanzapine có thời gian tác dụng dài hơn tương đối so với nhiều loại thuốc trị mất ngủ thông thường, do đó người sử dụng sẽ có được một đêm ngon giấc hơn và ít bị tỉnh dậy giữa đêm hơn.

Đã có một số nghiên cứu sâu hơn được thực hiện để đánh giá hiệu quả của thuốc Olanzapine với chất lượng giấc ngủ, kết quả cho thấy:

  • Thuốc không chỉ giúp người sử dụng dễ đi vào giấc ngủ hơn, mà còn giúp đêm ít bị thức dậy hơn. Khi giấc ngủ được trọn vẹn cũng sẽ giúp tinh thần trở nên phấn chấn hơn, cơ thể không bị mệt mỏi vào ngày hôm sau.
  • Giúp kéo dài giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (REM), đây là giai đoạn giấc mơ diễn ra và người bị rối loạn giấc ngủ rất hay gặp vấn đề ở giai đoạn này, từ đó giúp người dùng thuốc có giấc mơ trọn vẹn hơn.

Tóm lại sử dụng Olanzapine trị mất ngủ có thể là phương pháp hiệu quả, tuy nhiên chỉ nên sử dụng khi có sự đồng ý và giám sát bởi bác sĩ có chuyên môn. Bởi đây cũng là loại thuốc có khá nhiều tác dụng phụ, nếu sử dụng không cẩn thận có thể gặp nguy hiểm.

XEM THÊM: Dùng amitriptylin chữa mất ngủ

olanzapine trị mất ngủ hiệu quả không

IV - Những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Olanzapine trị mất ngủ

Olanzapine có thể hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng rối loạn tâm thần và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm:

  • Chóng mặt: Olanzapine có thể gây chóng mặt hoặc choáng váng, đặc biệt là khi đứng dậy, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn…
  • Tăng cân: Olanzapine có liên quan đến việc tăng cân bởi khi uống thuốc này, cảm giác thèm ăn sẽ tăng lên, khiến người bệnh ăn nhiều hơn dẫn đến tăng cân.
  • Khô miệng: Olanzapine có thể gây khô miệng, cảm thấy nóng trong miệng và họng. Cùng với đó là những triệu chứng khác như đi tiểu ít hoặc không đi tiểu được, mất kiểm soát bàng quang…
  • Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa: Olanzapine có thể gây táo bón kèm theo với đó có thể là triệu chứng đau dạ dày. Cần lưu ý khi uống Olanzapine. Trong quá trình uống Olanzapine có thể tăng cường chất xơ và rau xanh, giảm đồ ăn nhanh, thức ăn dầu mỡ và hun khói…

Đây là những tác dụng phụ nhẹ thường thấy và thường sẽ biến mất khi cơ thể dần thích nghi với thuốc. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt cũng có thể xuất hiện một số tác dụng phụ nguy hiểm hơn, bao gồm:

  • Làm tăng lượng đường trong máu: Olanzapine có thể làm tăng lượng đường trong máu, đây sẽ là điều không tốt cho người bị tiểu đường hoặc các bệnh về tim mạch. Vì vậy nên thường xuyên đo đường huyết mỗi ngày trong quá trình uống thuốc. Sử dụng thuốc Olanzapine cũng sẽ có nguy cơ tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.
  • Tăng mức Cholesterol: Olanzapine có thể làm tăng cholesterol, điều này cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch và đột quỵ. Nếu bạn gặp những triệu chứng như tim đập nhanh hoặc không đều, nhịp tim chậm, run rẩy, đổ mồ hôi, lú lẫn, cảm thấy như muốn xỉu, cần chú ý các nguy cơ bệnh tim mạch, đi khám và kiểm tra kịp thời.
  • Cơ thể yếu ớt đột ngột, mất thăng bằng, không kiểm soát được các cử động của bản thân (ở mắt, môi, tay, chân, lưỡi, mặt) hoặc gặp vấn đề về thị lực, nói không sõi…

Mặc dù những tác dụng phụ nghiêm trọng này rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào khi dùng Olanzapine, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để có cách xử trí hợp lý nhất.

THAM KHẢO: Một số mẹo chữa mất ngủ dân gian không dùng thuốc

V - Những giải pháp chữa mất ngủ thay thế cho thuốc Olanzapine

1. Dùng thuốc Đông Y

Thuốc Đông y hoàn toàn có thể cải thiện chứng mất ngủ rất tích cực. Tuy nhiên các thảo dược hay các sản phẩm hoạt huyết thông thường chỉ dùng được trong các trường hợp mất ngủ nhẹ, cần phải duy trì thời gian dài mới đạt hiệu quả, quan trọng là vẫn có nguy cơ tái phát và phải dùng thường xuyên.

Mất ngủ nặng gây tác hại nặng nề tới thể trạng và tâm lý, chỉ hoạt huyết đơn thuần là chưa đủ, cần dùng Đông y chủ trị mất ngủ, cụ thể là các sản phẩm Đông y thế hệ 2.

Đông y thế hệ 2 là thuốc điều trị chủ đạo, dùng cho bệnh nặng, ngăn ngừa tái phát bệnh mạn tính. Sản phẩm thuốc Đông y thế hệ 2 Viên mất ngủ Ngự Y Mật Phương chủ trị mất ngủ, hoạt huyết an thần. Sản phẩm này giúp tăng cường mạnh mẽ máu lên não, dưỡng tâm an thần, giảm căng thẳng mệt mỏi, giải tỏa stress. Chính những điều đó rút ngắn thời gian đạt giấc ngủ, khi ngủ sẽ ngủ sâu trọn giấc, hiệu quả bền vững lâu dài, ngăn tái phát vượt trội.

Mất ngủ nặng sẽ được cải thiện rõ rệt chỉ sau 2 – 5 ngày dùng nếu hợp sản phẩm. Để duy trì những giấc ngủ ngon, người bệnh nên tuân thủ liệu trình theo tư vấn của dược sĩ.

uống nymp 4 thay olanzapine trị mất ngủ

2. Dùng thuốc Tây Y

Thuốc Tây y chữa mất ngủ là một phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, cần tuân theo chỉ dẫn bác sĩ một cách nghiêm ngặt.

Có nhiều loại thuốc Tây y chữa mất ngủ, được phân loại theo cơ chế tác dụng, bao gồm:

  • Thuốc an thần: Thuốc an thần có tác dụng làm dịu thần kinh, giúp thư giãn cơ thể và dễ ngủ hơn. Thuốc an thần thường được sử dụng trong trường hợp mất ngủ do căng thẳng, lo âu.
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm cũng có tác dụng làm dịu thần kinh, giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ. Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng trong trường hợp mất ngủ do trầm cảm.
  • Thuốc ngủ: Thuốc ngủ là nhóm thuốc có tác dụng gây buồn ngủ, giúp người bệnh dễ ngủ hơn. Thuốc ngủ thường được sử dụng trong trường hợp mất ngủ nặng hoặc mất ngủ do các bệnh lý khác.

Liều dùng thuốc Tây y chữa mất ngủ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, tình hình cụ thể của người bệnh và mức độ nghiêm trọng của chứng mất ngủ.

3. Cải thiện giấc ngủ bằng thói quen sinh hoạt

Thuốc ngủ không phải là cách duy nhất để giải quyết chứng mất ngủ. Nếu gặp khó khăn khi ngủ hoặc khó ngủ, việc cải thiện giấc ngủ có thể giúp ích.

Thay đổi thói quen hàng ngày có thể mang đến giấc ngủ ngon vào ban đêm. Mặc dù khó có thể thay đổi ngay các thói quen nhưng hãy thử thực hiện các bước nhỏ để kết hợp một số thay đổi nhất định vào ban ngày:

  • Dành thời gian để tập thể dục hoặc hoạt động thể chất khác.
  • Thực hiện theo một lịch trình nhất quán để đi ngủ và thức dậy.
  • Cố gắng ở bên ngoài ít nhất 30 phút tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên.
  • Tránh ngủ trưa quá lâu hoặc quá muộn trong ngày.
  • Ngừng uống caffeine muộn nhất là vào đầu giờ chiều.

Olanzapine đúng là có tác dụng trị mất ngủ. Tuy nhiên, đây là thuốc an thần, không phải thuốc ngủ, vì thế không nên lạm dụng Olanzapine bởi nhiều tác dụng phụ của nó. Thay vào đó, người bị mất ngủ có thể thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện giấc ngủ, hoặc dùng những sản phẩm, các loại thuốc khác an toàn hơn và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Lên đầu trang
Loading