Nguyên nhân ớn lạnh khi mang thai ở mẹ bầu & Những điều cần chú ý

2024-01-22 10:14:19

Mẹ bầu bị ớn lạnh khi mang thai phần lớn bắt nguồn từ nồng độ hormone trong cơ thể tăng giảm thất thường. Tuy nhiên hiện tượng bầu bị ớn lạnh tiếp diễn thời gian dài còn do nhiều bệnh lý gây nên. Do đó bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến mọi người các thông tin liên quan đến việc có bầu bị ớn lạnh chi tiết nhất.

I - Hiện tượng ớn lạnh khi mang thai là gì?

Ớn lạnh hiểu đơn giản là trạng thái các bộ phận của cơ thể con người cảm thấy bị lạnh, người run rẩy, chân tay lạnh ngắt, sợ gió mặc dù đã giữ ấm cơ thể cẩn thận hoặc nổi da gà khi nhiệt độ bên ngoài hoàn toàn bình thường.

Lúc này các cơ ở trong cơ thể thu lại nhằm điều chỉnh nhiệt độ trở về trạng thái ổn định từ 37 - 37,5 độ C. Mẹ bầu bị ớn lạnh là phản ứng bình thường do biến đổi hormone, lưu lượng máu ở giai đoạn này.

Tuy nhiên việc ớn lạnh kéo dài trong suốt thời gian mang thai thì mẹ không nên chủ quan. Mẹ nên tìm hiểu các yếu tố tác động để kịp thời thăm khám, điều chỉnh phù hợp để không cản trở đến sức khỏe của thai nhi.

ớn lạnh khi mang thai là gì

Mẹ bầu rùng mình, tay chân run lẩy bẩy do thân nhiệt biến đối

II - Nguyên nhân bị ớn lạnh khi mang thai

Mang bầu là cả một quá trình dài có thể tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe. Nhất là tình trạng ớn lạnh rất hay gặp, mẹ bầu cần hết sức thận trọng. Thường xuyên bị ớn lạnh cho thấy cơ thể mẹ bầu đang bị những tác nhân vi khuẩn, virus gây hại xâm nhập hoặc bị một căn bệnh nào đó đe dọa đến sự phát triển của em bé.

1. Ớn lạnh buồn nôn khi mang thai do ốm nghén

Ở giai đoạn đầu khi phôi thai mới hình thành thì cơ thể mẹ bầu xuất hiện biểu hiện nôn, chán ăn và người mệt mỏi. Lúc này nội tiết tố trong cơ thể mẹ có sự xáo trộn, mẹ bầu có cảm giác bị lạnh run người, sởn gai ốc, nôn nao, khó chịu, buồn nôn.

Hiện tượng nghén nặng ở mẹ bầu khiến cơ thể ốm yếu, không muốn ăn và ngủ không sâu giấc làm cản trở đến sức khỏe của mẹ và bé. Bầu bị ớn lạnh do vấn đề ốm nghén sẽ biến mất khi thai nhi phát triển ổn định trong tử cung của mẹ.

2. Cơ thể mẹ thiếu sắt, thiếu máu

Thiếu máu thiếu sắt là yếu tố lớn tạo nên phản ứng ớn lạnh khi mang thai ở mẹ bầu làm cản trở đến việc phát triển của thai nhi. Theo đó giai đoạn mang thai, mẹ cần lượng sắt lớn để thai nhi lớn lên khỏe mạnh, không mắc bệnh bẩm sinh.

Khi mẹ bầu bị thiếu máu thiếu sắt, mẹ sẽ xuất hiện các biểu hiện như: da dẻ nhợt nhạt, người mệt mỏi thiếu năng lượng, hoa mắt, khó thở, cảm giác bàn chân, bàn tay bị lạnh nhiều…

Để xác định xem mẹ bầu có bị thiếu máu thiếu sắt hay không cần mẹ bầu nên tới cơ sở y tế để tiến hành chẩn đoán, xét nghiệm. Từ đó chuyên gia sẽ tư vấn về chế độ ăn uống, cách thức sinh hoạt, cách bổ sung sắt trong thai kỳ sao cho phù hợp.

cơ thể bị ớn lạnh khi mang thai

Mẹ bầu mệt mỏi, choáng váng đi kèm cảm giác ớn lạnh khi thiếu máu

3. Có bầu mà bị ớn lạnh do nhiễm trùng

Thời kỳ mang bầu sức đề kháng kém khiến mẹ rất dễ mắc bệnh nhiễm trùng hoặc làm nặng hơn trạng thái bệnh. Vậy nên để tránh bầu bị ớn lạnh cần có cách ngăn ngừa nhằm giảm thiểu tác hại của bệnh nhiễm trùng về tiết niệu, hệ hô hấp lên mẹ và thai nhi.

Không phải nhiễm trùng nặng cơ thể của mẹ rét run mà chỉ cần hơi chớm bị bệnh cũng khiến mẹ sởn gai ốc, mệt mỏi rồi. Khi sốt thân nhiệt mẹ bầu tăng cao, có khi tới gần hoặc trên 40 độ C vô cùng khó chịu. Các bệnh nhiễm trùng gây nên chứng ớn lạnh khi mang thai gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: có tỉ lệ mắc bệnh ở mẹ bầu lên tới 10% với cơ chế vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. Khi bị bệnh mẹ bầu có biểu hiện nóng rát khi đi tiểu, buồn nôn và nôn, sốt, cảm giác người ớn lạnh…
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: các khu vực mũi, họng, xoang, thanh quản bị tấn công gây nên chứng đau họng, ho, chảy nước mũi, thân nhiệt tăng cao người ớn lạnh, nóng sốt. Theo đó khi thời tiết ẩm ướt, mưa lạnh khiến các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên bùng phát mạnh. Giai đoạn này mẹ nên tránh tự ý dùng thuốc mà cần tham vấn ý kiến bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp.
  • Nhiễm trùng ối: bệnh có các biểu hiện cơ thể bị ớn lạnh, tử cung co thắt từng cơn hoặc liên tục, nhịp tim nhanh hơn mức bình thường, người nóng sốt… Nhiễm trùng ối dẫn tới nguy cơ bị suy thai, con non tháng, nhiễm trùng sơ sinh, sinh non, thời gian chuyển dạ kéo dài…
  • Nhiễm virus hệ tiêu hóa: là bệnh nhiễm trùng ở đường ruột do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng gây nên. Các biểu hiện của bệnh như cơ thể bị mất nước, sốt cao, người bị ớn lạnh khi mang thai, tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi.
nguyên nhân ớn lạnh khi mang thai

Mẹ bầu bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên kéo dài sẽ tổn hại đến sức khỏe thai nhi

4. Bà bầu ớn lạnh do bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn của cơ thể có vai trò tạo ra các hormone giữ ấm cho cơ thể. Khi tuyến giáp suy yếu thì nồng độ hormone triiodothyronine và thyroxine giảm sút gây cản trở đến các hoạt động chuyển hóa.

Cơ thể của mẹ bầu khi mắc bệnh tuyến giáp sẽ xuất hiện các biểu hiện cụ thể dưới đây:

  • Cảm giác mẹ bầu bị ớn lạnh, nhạy cảm với cái lạnh.
  • Các cơ bắp đau yếu, tóc, móng khô.
  • Tăng cân bất thường, có thể bị táo bón và hay có cảm giác buồn bã.

Người mẹ bị suy tuyến giáp khi mang bầu nguy cơ cao bị thiếu máu huyết, đau yếu cơ, tiền sản giật hoặc dị tật thai nhi. Do đó mẹ cần theo dõi trạng thái sức khỏe để cân đối lượng hormone phù hợp nhằm không tổn hại đến sức khỏe của em bé.

4. Mẹ bầu bị ớn lạnh do căng thẳng

Khi tâm trạng bị xáo trộn với những lo âu, căng thẳng thì cơ thể sẽ rơi vào trạng thái người ớn lạnh, đổ mồ hôi. Trong thời gian mang bầu lượng hormone thay đổi dẫn đến tâm trạng có nhiều biến hóa khác nhau.

Mẹ bầu hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, tinh thần nhạy cảm nên dễ dẫn đến người ớn lạnh, gai người. Vậy nên trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu cần điều chỉnh trạng thái tâm lý và giữ tâm trạng vui tươi để ổn định sức khỏe.

nguyên nhân bà bầu bị ớn lạnh

Tâm trạng bất ổn, căng thẳng dài ngày dễ khiến mẹ bầu ớn lạnh

5. Ớn lạnh khi mang thai do thân nhiệt tăng

Cơ thể ớn lạnh ở mẹ bầu chủ yếu xảy ra ở thời điểm đầu thai kỳ. Lúc này nhiệt độ cơ thể mẹ tăng đột ngột tạo ra phản ứng ngược đối với không khí xung quanh.

Thân nhiệt của mẹ bầu mặc định nhiệt độ môi trường thấp nên cơ thể phát sinh hiện tượng ớn lạnh. Cảm giác lạnh ở phụ nữ mang thai diễn ra trong thời gian dài tương tự như khi mẹ mắc bệnh cảm cúm.

III - Bà bầu bị ớn lạnh phải làm sao để khắc phục?

Cảm giác ớn lạnh trong thời gian mang thai tạo trạng thái tâm lý lo lắng, bất an ở mẹ bầu đồng thời cản trở tới việc phát triển của em bé trong bụng. Vì thế để giải quyết hiện tượng này, các mẹ nên vận dụng các mẹo nhỏ dưới đây:

  • Mặc quần áo đủ ấm: Mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể, không nên đi đứng nhiều ở những nơi gió lộng, luồng gió thổi của điều hòa, gió quạt thổi mạnh.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn: Mẹ nên đọc sách hoặc gặp gỡ bạn bè để cân bằng cảm xúc tâm trạng, tránh lo âu căng thẳng.
  • Bổ sung chất sắt: Mẹ bầu nên tăng cường ăn nhiều loại thịt như thịt dê, thịt bò, lòng đỏ trứng gà hoặc uống bổ sung sắt theo chỉ định để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt. Khi cơ thể không bị thiếu hụt sắt sẽ ăn ngon ngủ, tránh cảm giác mệt mỏi kéo dài.
  • Vận động nhẹ nhàng, phù hợp sức khỏe: Mẹ bầu đi bộ, tập yoga, tập bơi để giúp làm tăng thân nhiệt. Ngoài ra có thể dùng thêm một số các thiết bị sưởi ấm khi trạng thái ớn lạnh, rét run xuất hiện về đêm.
  • Mẹ nên tích cực gia tăng các nguyên liệu giàu đạm, chất béo, canxi và kẽm từ các loại trái cây tươi, hải sản. Ngoài ra, cần tránh sử dụng đồ uống có hại như bia, rượu, thuốc lá hoặc đồ ăn cay, nóng.
  • Vitamin A giúp tăng cường miễn dịch mạnh mẽ, ngăn ngừa bệnh nhiễm khuẩn và tốt cho sự phát triển của bé. Nguồn nguyên liệu chứa lượng vitamin A tốt cho mẹ gồm: rau muống, rau ngót, cải xanh, bơ, sữa.
  • Hạn chế các loại thực phẩm giàu i ốt: Lượng iot dư thừa trong cơ thể góp phần làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng của tuyến giáp - yếu tố dẫn tới cảm giác ớn lạnh.
mẹ bầu bị ớn lạnh khi mang thai phải làm sao

Mẹ bầu nên bổ sung sắt để cải thiện sức khỏe toàn diện

Mẹ bầu bị ớn lạnh khi mang thai hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng nhiều cách như thay đổi chế độ sinh hoạt, sử dụng thuốc để đẩy lùi bệnh. Vậy nên căn cứ vào nếp sinh hoạt và thói quen dinh dưỡng thì mẹ bầu nên điều chỉnh phù hợp để không gây tổn hại đến sức khỏe của em bé.

Lên đầu trang
Loading