Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm: Khác biệt và phòng ngừa

2024-07-10 16:49:37

Cảm cúm và cảm lạnh có nhiều điểm gần giống nhau khiến cho nhiều người khó phân biệt từng loại bệnh lý này. Từ đó làm cho quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và không đem lại hiệu quả cao. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết sự khác nhau giữa cảm cúm và cảm lạnh chính xác hơn.

I. Phân biệt khái niệm bệnh cảm lạnh và cảm cúm

1. Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là tình trạng vi rút tấn công xâm nhập gây nhiễm trùng đường hô hấp trên (thường là ở họng và mũi). Đây là căn bệnh truyền nhiễm mà tác nhân gây ra có thể đến từ 200 loại vi rút khác nhau. Triệu chứng phổ biến nhất của cảm lạnh là ho, thường xuất hiện dưới dạng ho khan hoặc ho có đờm. Ngoài ra còn một số triệu chứng điển hình khác như: sổ mũi, tắc ngạt mũi, hắt xì hơi nhiều, đau ngứa họng. Trung bình một người trưởng thành có mắc bệnh cảm lạnh khoảng 2-3 lần/năm. Tuy nhiên thì mức độ và thời gian kéo dài các triệu chứng cảm lạnh có thể khác nhau ở mỗi người.

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Cảm lạnh là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên nguyên nhân có thể đến từ 200 loại vi rút khác nhau

2. Cảm cúm là gì? Có những loại cúm nào?

Khác với bệnh cảm lạnh, tác nhân gây cảm cúm thường là do vi rút Influenza, thường gặp là các chủng A, B hoặc C. Các loại vi rút này có thể biến đổi cấu trúc nhiều lần trong thời gian ngắn, do đó một người có khả năng xảy ra tình trạng mắc bệnh cảm cúm nhiều lần trong một năm. 

Dựa trên từng loại vi rút gây bệnh cúm, các chuyên gia đã đưa ra phân loại bệnh cảm cúm như sau:

  • Cúm A: Đây là loại bệnh hay gặp nhất, thường do các loại vi rút cúm H7N9, H5N1, H1N1, H3N2 gây ra. Chủng vi rút cúm A hiện nay lưu hành phổ biến nhất ở người là H1N1 và H3N2. Loại vi rút cúm A này không chỉ lây truyền từ người sang người mà động vật bị nhiễm bệnh cũng có thể trở thành nguồn lây sang người. 
  • Cúm B: Người nhiễm loại vi rút cúm này không gây ra hậu quả quá nghiêm trọng, hầu hết các trường hợp có thể khỏi bệnh chỉ sau thời gian ngắn. Thế nhưng vẫn có người bệnh gặp biến chứng nặng, tác động xấu tới sức khỏe.
  • Cúm C: Thường ít phổ biến hơn so với cúm A, cúm B. Loại vi rút cúm này không gây thành đại dịch lớn.

Người mắc bệnh cảm cúm có một số dấu hiệu như đau họng, sổ mũi, sốt cao, người ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức đầu, mỏi cơ. Trẻ nhỏ mắc bệnh cảm cúm thường có triệu chứng chán ăn, quấy khóc, bỏ bú, nôn mửa… Cảm cúm là bệnh lý dễ lây lan, có thể lây từ người sang người thông qua đường hô hấp. Nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời, cảm cúm có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như: viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, dị tật bẩm sinh ở thai nhi (nếu bà bầu mắc cảm cúm)...

Các đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm cảm cúm và thường chịu ảnh hưởng nặng nề từ căn bệnh này bao gồm: trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh lý tiểu đường, tim mạch, hen suyễn, người cao tuổi…

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Các loại vi rút cảm cúm có thể biến đổi cấu trúc nhiều lần trong thời gian ngắn

>>> XEM THÊM: Cảm cúm, cảm lạnh nên ăn cháo gì? 7 Món cháo tốt nên nấu

II. Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm qua triệu chứng 

Cảm cúm và cảm lạnh là hai căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Triệu chứng lâm sàng của hai bệnh này có nhiều điểm tương đồng dẫn đến phân biệt trở nên khó khăn. Tuy nhiên thì về tổng quan cảm cúm thường biểu hiện các triệu chứng nặng và kéo dài lâu hơn cảm lạnh thông thường. Dưới đây là những điểm khác biệt đặc trưng về triệu chứng của bệnh cảm cúm và cảm lạnh:

Triệu chứng

Cảm lạnh 

Cảm cú m

Sốt

Có thể sốt nhẹ

Sốt cao, có thể trên 39 độ C

Chảy nước mũi

Hay gặp Hay gặp

Suy nhược, mệt mỏi

Có thể xuất hiện

Thường xảy ra với mức độ từ nhẹ đến nặng, có thể diễn ra trong thời gian dài lên đến từ vài tuần trở lên.

Đau đầu

Ít khi xuất hiện

Hay gặp

Kiệt sức

Không xuất hiện

Hay xuất hiện ở thời điểm khi mới mắc bệnh

Hắt hơi liên tục

Hay gặp

Thi thoảng

Tắc ngạt mũi

Hay gặp Thi thoảng

Đau họng

Hay gặp Thi thoảng

Tiêu chảy, buồn nôn

Ít khi xuất hiện

Thi thoảng xuất hiện, nhưng thường trẻ nhỏ bị nhiều hơn so với người lớn

Khó ngủ

Không xuất hiện

Có thể xuất hiện 

Ớn lạnh

Hay gặp Hay gặp

Buồn nôn, nôn mửa

Ít khi xuất hiện

Có thể xuất hiện 

Ho/đau tức ngực

Nhẹ

Mức độ trung bình hoặc nặng (họ tức ngực dữ dội kéo dài)

Đau nhức cơ bắp

Nhẹ

Nặng

Thời gian 

Ngắn (thường là vài ngày)

Lâu hơn (có thể kéo dài tới vài tuần)

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn cách đánh cảm bằng gừng đơn giản, hiệu quả

III. Những điểm khác biệt đặc trưng giữa cảm lạnh và cảm cúm 

1. Nguyên nhân gây bệnh 

Cảm lạnh có thể do hàng trăm loại vi rút khác nhau gây ra, trong đó hay gặp nhất là Rhinovirus, ngoài ra còn có Enterovirus, Coronavirus. Còn đối với bệnh cảm cúm, yếu tố gây bệnh đó là các loại vi rút cúm (có thể là chủng cúm A, cúm B, cúm B). Và loại vi rút cúm gây bệnh phổ biến đó là vi rút cúm A với các đợt bùng phát cúm theo mùa xảy ra hàng năm. Vi rút cúm B có thể tạo nên các đợt bùng phát dịch cúm nhưng thường ít nghiêm trọng hơn vi rút cúm A.

2. Biểu hiện bệnh khác nhau

Thông thường, các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thường diễn ra chậm hơn và mức độ không nặng nề như cảm cúm. Giai đoạn đầu của bệnh cảm lạnh thường có biểu hiện ngứa đau rát họng, sau đó chuyển sang chảy nước mũi, tắc ngạt mũi, ho sau khoảng 4 ngày. Có thể có sốt nhưng thường chỉ sốt nhẹ dưới 38 độ. Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh sẽ thuyên giảm trong khoảng 7 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 14 ngày mới chấm dứt. 

Còn đối với bệnh cảm cúm, triệu chứng điển hình là sốt cao, có thể lên đến 39 độ C, thậm chí là 41 độ C, người bệnh thấy ớn lạnh, đau nhức đầu, người mệt mỏi, cơ bắp đau nhức. Ngoài ra còn có thể xuất hiện các triệu chứng như: đi ngoài phân lỏng, nôn mửa, đau vùng thắt lưng… Các triệu chứng của bệnh cảm cúm thường dữ dội, nhanh hơn so với bệnh cảm lạnh.

3. Khác nhau về biến chứng

Một số biến chứng của bệnh cảm lạnh cũng rất đáng lo ngại, tuy nhiên thì đa số các trường hợp mắc bệnh cảm lạnh thường không quá nguy hiểm và ít nghiêm trọng hơn so với cảm cúm.

Các biến chứng từ vừa đến nặng có thể gặp ở người bị cảm lạnh đó là: viêm xoang cấp tính do bội nhiễm vi khuẩn, kích hoạt các cơn hen suyễn, viêm phế quản cấp tính, viêm phổi… Bệnh cảm lạnh cũng có thể gây ra các biến chứng tiềm ẩn khác như: viêm thanh quản làm giọng nói bị khàn hoặc mất tiếng, viêm tai giữa (hay gặp ở trẻ nhỏ).

Với người mắc bệnh cảm cúm thì thường phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm hơn, cụ thể các biến chứng của bệnh cảm cúm bao gồm: viêm phổi, nhiễm trùng tai và xoang, viêm não, suy tim, hen suyễn, tiểu đường. Một vài người bệnh cảm cúm lâu dài có thể đối mặt với tình trạng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, có thể đe dọa sự sống của người bệnh. Nếu bà bầu đang mang thai trong 3 tháng đầu nếu mắc bệnh cảm cúm thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng, làm gia tăng nguy cơ dị tật thai nhi, hoặc sảy thai hoặc thai lưu. 

Trường hợp nghiêm trọng nhất ở những người mắc bệnh cảm cúm đó là gây ra hội chứng Reye, tình trạng này có thể gây tổn thương ở gan và não, thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Trẻ nhỏ dưới 16 tuổi là đối tượng hay gặp phải hội chứng này. Người bệnh cảm cúm mắc hội chứng Reye có thể gặp các biến chứng như hôn mê sâu, mê sảng, giảm nhận thức, co giật…

IV. Phòng ngừa cảm cúm và cảm lạnh như thế nào?

Cảm cúm và cảm lạnh đều rất dễ lây nhiễm, để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý này thì bạn có thể tham khảo một số biện pháp như sau: 

  • Ăn uống đầy đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm: Biện pháp này giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Trong bữa ăn hàng ngày thì bạn cần chú ý: Thường xuyên tiêu thụ các loại trái cây giàu vitamin C, rau xanh, ăn đa dạng các loại thực phẩm giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin…).
  • Bổ sung đầy đủ nước: Nước có vai trò quan trọng giúp đào thải vi rút gây bệnh và độc tố ra ngoài cơ thể. Nhờ vậy có giúp phòng ngừa hoặc hỗ trợ điều trị người bệnh cảm cúm và cảm lạnh.
  • Tăng cường vận động: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao là biện pháp đơn giản giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể trước sự gây hại của mầm bệnh và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm (cảm lạnh, cảm cúm). 
  • Với các đối tượng có nguy cơ nhiễm cảm lạnh và cảm cúm (trẻ nhỏ, người già) thì cần tiêm phòng vắc xin theo chỉ định của bác sĩ.

V. Một số câu hỏi khác về cảm lạnh và cảm cúm 

1. Cảm lạnh có thể biến thành cúm không?

Điều này hoàn toàn không thể xảy ra. Về bản chất, cảm lạnh và cảm cúm là do các loại vi rút khác nhau gây ra. Và vì vậy, khi bạn mắc cảm lạnh thì không thể biến thành cảm cúm. 

2. Bạn có thể bị cảm lạnh và cúm cùng một lúc không?

Cơ thể con người có thể nhiễm cảm lạnh và cảm cúm cùng một lúc, thế nhưng hiện tượng này cũng hiếm khi xảy ra. Trường hợp nếu người bệnh mắc đồng thời cả cảm lạnh và cảm cúm thì có thể gia tăng mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe. Biểu hiện triệu chứng bệnh cũng vì thế mà trầm trọng hơn, kéo dài hơn, thậm chí có thể xảy ra các biến chứng đáng lo ngại như co giật, khó thở, sốt cao liên tục…

Lúc này, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ tình trạng và nếu có dấu hiệu chuyển biến nguy hiểm thì cần khẩn trương tới bệnh viện để được xử lý chữa trị kịp thời.

3. Cảm lạnh và cảm cúm có lây không?

Cảm lạnh và cảm cúm có thể lây truyền từ người mắc bệnh sang người bình thường. Con đường lây nhiễm phổ biến nhất là đường hô hấp, có thể lây qua các giọt nước bắn từ người bệnh khi ho hắt hơi, ho khạc, hoặc nói chuyện… Nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý sẽ tăng cao ở những người có sức đề kháng yếu, không được trang bị các biện pháp bảo vệ.

Trên đây là các thông tin giúp phân biệt cảm cúm và cảm lạnh, hy vọng rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức về các bệnh lý này để có thể bảo vệ bản thân và sức khỏe gia đình.

thông tin tư vấn

Viên tăng đề kháng Nhất Nhất 25
Viên tăng đề kháng Nhất Nhất 25

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ