Ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh - thận trọng về sức khỏe

2023-12-01 09:38:41

Hiện nay nhiều người bệnh xuất hiện trạng thái ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh. Việc bài tiết mồ hôi trộm quá mức trong thời gian nghỉ ngơi và điều kiện thời tiết lạnh là cảnh báo về sức khỏe. Vậy nên bài viết này hãy tìm hiểu các nhân tố gây ra chứng tăng tiết mồ hôi để có biện pháp khắc phục nhanh chóng.

I - Nguyên nhân ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh

Người liên tục chảy mồ hôi trong thời tiết lạnh ngay cả khi đi ngủ do chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó nguyên nhân chủ đạo xảy ra hiện tượng này do:

1. Cơ thể bị thiếu hụt oxy

Khi không gian ngủ của bạn chật chội, bí bách do chứa nhiều đồ dùng sinh hoạt sẽ khiến diện tích thu hẹp từ đó làm giảm lượng oxy và tăng khí CO2. Lúc này hệ thống não bộ không nhận đủ lượng oxy cần thiết dẫn đến thiếu oxy toàn thân, thiếu oxy lên não.

Cơ thể không đủ oxy sẽ phát sinh rối loạn chuyển hóa và xuất hiện các phản ứng tiêu biểu như: toát mồ hôi lạnh, khó thở, mất ý thức, chóng mặt loạng choạng… Ngoài không gian ngủ thì việc không đủ oxy còn bắt nguồn từ bệnh lý về tiểu đường, huyết áp, nghẹt mũi…

Đổ mồ hôi vào mùa đông

Cơ thể thiếu hụt oxy khiến chức năng chuyển hóa bị rối loạn

2. Rối loạn hệ thần kinh thực vật

Theo y học hiện đại, hệ thần kinh thực vật đảm nhiệm vai trò kiểm soát tuyến mồ hôi bài tiết của cơ thể. Khi hệ thống thần kinh bị nhiễu loạn thì vai trò của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm thiếu ổn định.

Nếu hệ giao cảm - một nhánh của hệ thần kinh thực vật hưng phấn quá mức sẽ không kiểm soát hoạt động của tuyến mồ hôi. Điều này khiến cơ thể ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh đi kèm triệu chứng lo âu, căng thẳng, đêm ngủ không ngon giấc, hồi hộp đánh trống ngực.

Rối loạn hệ thần kinh thực vật cũng là một trong những biến chứng sau khi mắc Covid. Những biểu hiện dễ xảy ra ngay trong lúc đang điều trị bệnh dịch. Nguyên nhân do khi bị nhiễm virus người bệnh ăn ngủ kém hơn, đề kháng suy giảm mạnh khiến cho virus xâm nhập vào làm tổn thương các tế bào thần kinh.

3. Mắc covid nên ngủ ra nhiều mồ hôi

Số liệu thống kê thực tế cho thấy, sau khi bị nhiễm biến thể Omicron, có rất nhiều bệnh nhân bị đổ mồ hôi vào ban đêm. Thậm chí vùng lưng, ngực đẫm mồ hôi, ướt hết quần áo, chăn ga, gối đệm khiến người bệnh ngủ không ngon giấc. Theo đó, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, tứ chi đau nhức, chân tay đổ mồ hôi thiếu kiểm soát.

4. Gặp biến chứng phụ của thuốc

Các đối tượng ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh nên cân nhắc lại nhóm thuốc đang sử dụng. Một số dòng thuốc điều trị trầm cảm,rối loạn tâm thần sẽ gây đổ mồ hôi cho khoảng 20% người dùng.

Nguyên nhân của hiện tượng này là các nhóm thuốc làm thay đổi nồng độ của các chất truyền dẫn thần kinh não bộ - vốn có vai trò khá quan trọng trong việc sản xuất mồ hôi quá mức. Ngoài ra nhóm thuốc kháng sinh trị bệnh tiểu đường, thuốc hạ sốt, thuốc trị bệnh cường giáp, điều hòa hormone… khiến bạn đổ mồ hôi khi ngủ.

nguyên nhân ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh

Các nhóm thuốc điều trị bệnh khiến lượng mồ hôi tiết ra nhiều

5. Stress, căng thẳng kéo dài

Căng thẳng lo lắng là những vấn đề khó tránh trong cuộc sống năng động, hiện đại như hiện nay. Cơ thể chịu áp lực lớn thì các tuyến đầu tiết sẽ kích thích sản xuất ra một lượng mồ hôi đặc, ngọt - môi trường lý tưởng của vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, cơ thể stress liên tục là cơ hội tốt để hình thành các căn bệnh như trầm cảm, rối loạn cảm xúc. Ngoài ra còn khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh lây nhiễm, cảm cúm, ốm vặt.

Vậy nên trong cuộc sống, công việc mọi người cần có những kỹ năng giải quyết thật tốt. Có một số cách rất hay để ứng phó như: Nghe nhạc, chạy bộ, tập luyện thể dục thể thao, giữ thái độ lạc quan vui vẻ, sống và làm việc có khoa học, cởi mở vui đùa với mọi người xung quanh.

6. Bước vào giai đoạn mãn kinh

Bước vào độ tuổi tiền mãn kinh chị em phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, thể chất đi cùng vấn đề sức khỏe khác như huyết áp, tim mạch…

Sự xáo trộn về nội tiết tố điển hình là nồng độ estrogen sụt giảm khiến nhiều chị em gặp phải những cơn bốc hỏa, ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh.

Hiện tượng bắt đầu từ những cơn nóng bừng xảy ra đột ngột rồi lan nhanh ra một số bộ phận của cơ thể. Nhiều chị em đổ nhiều mồ hôi ở khu vực đầu, mặt, cổ gây gián đoạn giấc ngủ, tỉnh giấc vào ban đêm và không thể ngủ lại được.

Để cải thiện chứng bốc hỏa chị em nên: uống nhiều nước, mặc ít quần áo những loại thấm hút mồ hôi tốt, tập thể dục, yoga, tích cực tham gia nhiều các hoạt động hội nhóm giao lưu xã hội. Đồng thời ưu tiên nhóm nguyên liệu giàu estrogen như: sữa đậu nành, hạnh nhân, đậu phộng, quả đào, quả mọng nước...

đổ mồ hôi khi ngủ vào trời lạnh

Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh bị sẽ chảy mồ hôi nhiều, liên tục

7. Bệnh liên quan đến tim mạch

Người liên tục đổ mồ hôi trong thời gian dài có thể báo hiệu các bệnh liên quan đến tim mạch. Khi nhịp tim bị rối loạn thì bộ phận tim không đủ năng lượng để bơm máu khiến cơ thể giải phóng mồ hôi quá mức.

Ngoài ra người bị bệnh tim mạch còn có thêm một số những triệu chứng điển hình khác như: Người mệt mỏi, kiệt sức, khó thở, hụt hơi, có những cơn đau thắt ngực nhẹ.

8. Bị bệnh về huyết áp

Khi huyết áp tăng lên một cách bất thường sẽ gây kích thích hệ thần kinh thực vật. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh, mặt nóng đỏ bừng, da tím tái.

Ngoài ra, đường huyết giảm dưới ngưỡng bình thường, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi nhanh chóng. Lúc này nhịp tim nhanh, chân tay bủn rủn, bụng đói cồn cào, đau đầu, người mệt mỏi, choáng ngất xỉu, cảm giác lợm giọng buồn nôn…

Các triệu chứng này sẽ xảy ra chủ yếu ở người bệnh tiểu đường do chế độ ăn uống kiêng khem quá mức hoặc tác dụng phụ của loại thuốc hạ đường huyết.

ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh

Người bệnh huyết áp không ổn định dễ phát sinh việc toát mồ hôi

9. Bệnh về nội tiết

Tuyến nội tiết bao gồm những tuyến và cơ quan điều hành nội tiết của cơ thể, bao gồm: vùng dưới đồi, buồng trứng, tinh hoàn, tuyến yên, tuyến thận…

Cơ quan nội tiết đảm nhận trách nhiệm tiết ra hormone truyền đi tín hiệu tới các tuyến khác điều hòa chức năng chuyển hóa của cơ thể như: điều hòa thân nhiệt, đường huyết…

Các căn bệnh liên quan đến nội tiết - chuyển hóa chủ yếu là bệnh tiểu đường, suy giáp, cường giáp, suy tuyến yên. Thông thường người bệnh có các biểu hiện: tăng sụt cân bất thường, chân tay bủn rủn, ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh.

10. Bị nhiễm trùng

Bệnh nhiễm trùng phát sinh do các vi sinh vật, nấm, virus, vi khuẩn truyền bệnh qua vết côn trùng cắn, lây nhiễm qua người bệnh và gây ra bệnh. Một số căn bệnh nhiễm trùng phổ biến như: nhiễm khuẩn lao, HIV, nhiễm trùng tủy xương.

Các triệu chứng điển hình sẽ tùy thuộc vào từng dạng bệnh nhiễm trùng mà bạn gặp phải. Cụ thể như sau: cơ thể nóng bừng đổ nhiều mồ hôi, sốt cao hoặc ớn lạnh, mệt mỏi đau nhức, rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, đau tức bụng…

Những phản ứng của cơ thể xảy ra để chống lại tác nhân gây nhiễm trùng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo một số biện pháp hữu ích sau:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống, nhất là sau khi đi vệ sinh xong.
  • Các loại lương thực, thực phẩm nên chế biến cẩn thận, ăn chín uống sôi.
  • Không để các vật nuôi/ côn trùng đốt hoặc cắn, không để cơ thể bị xây xước chấn thương…
  • Có thể phòng bệnh truyền nhiễm bằng cách tiêm vắc - xin.
nguyên nhân đổ mồ hôi khi ngủ vào mùa đông

Người bệnh bị nhiễm trùng có khả năng cao xảy ra việc chảy mồ hôi quá mức

II - Ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh nguy hiểm không?

Đổ mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh làm tác động tiêu cực đến giấc ngủ mà còn khiến người bệnh uể oải, thiếu nước, không có sức sống. Trong điều kiện thời tiết chuyển mùa hoặc trời lạnh thì bệnh liên quan đến hô hấp tăng nhanh chóng.

Nguy hiểm hơn hiện tượng ra mồ hôi khi ngủ nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh về lao phổi, đường ruột, nhồi máu cơ tim, căng thẳng stress thần kinh. Đối với người bệnh bị tiểu đường nếu cơ thể toát mồ hôi lạnh, da mặt tái nhợt thì rất cần đến bệnh viện để thăm khám.

Để cẩn thận hơn nếu chứng đổ mồ hôi khi ngủ diễn ra thường xuyên trong một thời gian dài thì người bệnh cần thiết nên đi thăm khám tổng quát. Người bệnh cần tến hành làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, chức năng tuyến giáp… để xác định nguyên nhân chính xác.

III - Cách cải thiện ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh

Để hạn chế tình trạng ra mồ hôi khi ngủ, chúng ta không chỉ tác động vào nguyên nhân gây bệnh thông qua việc uống thuốc, điều trị ngoại khoa mà còn cần có sự điều chỉnh về chế độ ăn uống, lối sinh hoạt thường ngày.

1. Khắc phục bằng thói quen ăn uống, sinh hoạt

  • Giữ da dẻ sạch sẽ và khô thoáng: Tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn giúp da sạch sẽ, khỏe mạnh, lỗ chân lông không bị bít tắc. Khi làn da thông thoáng sẽ tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh.
  • Tìm cách thư giãn: Căng thẳng, stress sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng đổ mồ hôi. Vậy nên mọi người cần tập yoga, thiền định, nghe nhạc, tập thể dục, loại bỏ bớt những tự ti, mặc cảm bản thân… để điều tiết cảm xúc.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Giảm tiêu thụ một số đồ uống như trà, cafein, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ… Đồng thời tăng cường thực phẩm bổ sung vitamin cùng khoáng chất cho cơ thể như: rau xanh, trái cây tươi.
  • Sắp xếp phòng ngủ thông thoáng, giữ nhiệt độ ở mức ổn định: Trước tiên không gian phòng ngủ cần thoáng đãng, đồ đạc cần sắp xếp gọn gàng, khoa học. Khi đi ngủ cần hạn chế âm thanh, ánh sáng và lựa chọn quần áo dễ chịu, khả năng thấm mồ hôi tốt.
  • Không nên thức khuya: thư giãn tinh thần, hạn chế việc lo nghĩ quá mức dẫn đến khó vào giấc ngủ, trằn trọc, mộng mị.
ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh phải làm sao

Thư giãn, nghỉ ngơi để tinh thần thoải mái, không có căng thẳng

2. Can thiệp các biện pháp y khoa

Tiêm botox và phẫu thuật hạch giao cảm chính là hai biện pháp chính được áp dụng nhằm cải thiện ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh.

2.1. Tiêm botox

Botox chứa một loại hoạt chất có vai trò vận hành hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh để mồ hôi tiết ra ít hơn. Quá trình thực hiện diễn ra từ 1 - 3 giờ, bác sĩ sẽ tiêm lượng nhỏ botox vào những vị trí đổ nhiều mồ hôi. Hiệu quả botox rõ ràng sau 4 - 5 ngày và duy trì hiệu quả trong vòng từ 3 - 6 tháng dựa vào cơ địa.

2.2. Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm điều trị tăng tiết nhiều mồ hôi

Phẫu thuật cắt hạch giao cảm là biện pháp để ngăn chặn chứng đổ mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, nách. Bác sĩ sẽ tiến hành mổ nội soi tìm dây thần kinh kiểm soát mồ hôi khu vực cần điều trị và tìm cách loại bỏ.

Sau khi tiến hành phẫu thuật xong thì vẫn có những trường hợp người bệnh tái phát trở lại. Tuy nhiên phẫu thuật cắt hạch giao cảm có chi phí cao, dễ phát sinh các phản ứng phụ.

3. Điều trị bằng thuốc Tây y và Đông y

Các loại thuốc chữa chứng ra nhiều mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh rất phong phú, đa dạng từ Đông dược đến Tân dược.

3.1. Điều trị theo Đông y

Để việc điều trị hiệu quả dứt điểm nên đi từ căn nguyên gây bệnh. Chữa trị theo hướng Đông y an toàn, lành tính, hiệu quả toàn diện trị cả “gốc” lẫn ‘ngọn”, can thiệp tận gốc căn nguyên.

Đông y chữa chứng ra mồ hôi khi ngủ sẽ có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Hiệu quả không phải cách nào cũng tốt, nhưng nếu tìm được bài thuốc chất lượng thực sự thì có thể duy trì được sự ổn định rất lâu dài, ít tái phát, lại an toàn hơn thuốc tây rất nhiều.

Như đã trình bày ở trên, trường hợp tăng tiết nhiều mồ hôi có liên quan nhiều đến chứng rối loạn thần kinh thực vật. Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc nam cải thiện tốt tình trạng này như Vị Hoàng kỳ, sơn thù du, thiên môn đông… Cụ thể như sau:

  • Thiên môn đông vị thảo dược quý quen thuộc của y học cổ truyền giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật, đưa quá trình bài tiết mồ hôi trở về trạng thái ổn định.  Bên cạnh đó còn bổ sung nước cho cơ thể, ngăn ngừa mất nước, mất điện giải, giảm tình trạng mệt mỏi, suy kiệt. 
  • Sơn thù du tính bình, hơi ôn, tư can bổ thận, tác dụng ngăn chặn tín hiệu bài tiết mồ hôi ra ngoài mỗi khi hệ giao cảm hưng phấn quá mức. Đồng thời với hoạt tính săn se da, làm da khỏe hơn, ngăn thoát mồ hôi ra bên ngoài. 
  • Vị hoàng kỳ mang lại lợi ích tích cực giúp trấn an tinh thần, giảm mệt mỏi, lo âu, căng thẳng thần kinh - một trong các yếu tố kích thích hệ thần kinh tăng bài tiết mồ hôi. 

Đông y cũng có phương pháp bấm huyệt, châm cứu chữa chứng ra mồ hôi nhiều. Trường hợp này được áp dụng khi tâm thần người bệnh bất an, thần kinh căng thẳng, cảm xúc thay đổi dẫn đến đổi nhiều mồ hôi.

Châm cứu, bấm huyệt mang lại lợi ích tích cực giúp ổn định hệ thần kinh, giảm đi cảm giác căng thẳng, buồn bực. Từ đó nâng cao hiệu quả kiểm soát mồ hôi, giúp tinh thần dễ chịu, thoải mái hơn nhiều.

3.2. Điều trị theo Tây y

Thuốc tân dược giúp điều trị triệu chứng ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trởi lạnh ở các mức độ tương ứng. Dưới đây là một số lựa chọn dành cho người bệnh.

Thuốc bôi chứa muối nhôm clorua

Đối tượng ra nhiều mồ hôi dạng nhẹ ở các vị trí chân, tay, nách, đầu, trán… thì nên dùng thuốc bôi hoặc dạng xịt là cách đơn giản, an toàn nhất.

Khi thoa thuốc hoặc xịt thuốc trên da, các phân tử thuốc chứa muối nhôm sẽ hòa tan cùng với mồ hôi, ngăn chặn mồ hôi bài tiết qua lỗ chân lông thoát ra bên ngoài.

Thông thường thuốc dùng trước khi đi ngủ là phù hợp nhất, trước khi thoa cần làm da dẻ sạch sẽ, khô thoáng. Thuốc mang đến hiệu quả trong 24 giờ nên thoa liên tục để có kết quả tốt.

thuốc bôi trị tăng tiết mồ hôi

Thuốc bôi để cải thiện chứng mồ hôi chảy ra quá mức

Thuốc uống

Thuốc phát huy tác dụng nhanh sau khoảng nửa tiếng tới một tiếng đồng hồ với cơ chế ức chế sự hưng phấn quá mức của hệ thống thần kinh giao cảm. Từ đó giảm tiết mồ hôi ở toàn cơ thể, hiệu quả kéo dài từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ.

Một số loại thuốc phổ biến được các chuyên gia kê đơn như: glycopyrrolate, benztropine, oxybutynin… hoặc thuốc chẹn beta như atenolol, metoprolol. Đây đều là những nhóm thuốc mang lại hiệu quả mạnh giúp ức chế hệ thần kinh giao cảm.

Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ về trạng thái ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh. Dựa trên các nhân tố ảnh hưởng người bệnh sẽ tìm ra hướng chữa trị an toàn, phù hợp để cải thiện trạng thái bệnh nhanh chóng.

Lên đầu trang
Loading