Ra mồ hôi nhiều có tốt không? Cần lưu ý gì?

2024-08-02 09:05:26

Ra mồ hôi nhiều có tốt không? Ra mồ hôi nhiều trong nhiều trường là một biểu hiện sinh lý bình thường như khi tập luyện thể dục thể thao cơ thể ra nhiều mồ hôi giúp loại bỏ bớt độc tố và cân bằng nhiệt độ. Nhưng đôi khi chứng đổ mồ hôi nhiều lại là dấu hiệu cảnh báo cho vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

I. Ra mồ hôi nhiều có tốt không?

Đổ mồ hôi là một quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua tuyến mồ hôi, nhờ đó giúp phòng ngừa bệnh tật cũng như ung thư. Bên cạnh đó việc đổ mồ hôi cũng giúp bạn có được làn da khỏe đẹp nhờ việc các lỗ chân lông thông thoáng hơn, da khỏe cũng bớt bị mụn nhọt.

Khi vận động mạnh như tập luyện thể thao, cơ thể cũng đổ mồ hôi nhiều. Lúc này ra mồ hôi nhiều có tốt không thì câu trả lời là có. Đổ mồ hôi nhiều khi vận động tập luyện thể thao với cường độ phù hợp mang lại nhiều lợi ích như:

  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, ăn ngon ngủ sâu giấc.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu, huyết áp, sỏi thận…
  • Thành phần của tuyến mồ hôi có chứa các peptide có tác dụng tăng đề kháng nhờ vậy mà hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn chống lại tác nhân gây bệnh hiệu quả.
  • Tập luyện thể thao và đổ mồ hôi kích thích cơ thể sản sinh ra hormone endorphin - một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng, giảm đau và giảm căng thẳng.

Tuy nhiên nếu việc đổ mồ hôi quá nhiều, mồ hôi ra bất thường ngay cả khi đang ngồi nghỉ ngơi hay thực hiện các công việc nhẹ nhàng gây nhiều ảnh hưởng bất tiện đến chất lượng cuộc sống và công việc của bạn thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Lúc này đổ mồ hôi nhiều là biểu hiện sức khỏe đang gặp vấn đề.

Ra mồ hôi nhiều có tốt không

XEM THÊM: 7 lý do khiến bạn cảm thấy thiếu năng lượng, mệt mỏi cả ngày

II. Chứng ra nhiều mồ hôi cảnh báo bệnh lý gì?

Đổ mồ hôi quá nhiều có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý sau:

1. Chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật 

Các rối loạn lên quan đến hệ thần kinh như rối loạn thần kinh giao cảm tác động, kích thích làm tăng hoạt động của tuyến mồ hôi và đổ mồ hôi nhiều thường gặp ở lòng bàn tay, nách, lòng bàn chân.... Đây là căn bệnh liên quan đến gen di truyền.

2. Suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể

Suy nhược thần kinh là căn bệnh tình trạng tinh thần bị căng thẳng quá mức, từ đó dễ bị tăng tiết mồ hôi hơn bình thường. Ngoài ra khi mắc bệnh này sẽ còn hay thấy xuất hiện tình trạng mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, đầu óc căng thẳng hoặc gặp các vấn đề về tinh thần khác.

Hội chứng suy nhược cơ thể liên quan đến âm dương bị mất cân bằng, khí huyết hư tổn sẽ sinh ra mồ hôi lạnh, đổ mồ hôi trộm, gầy sút cân. Đặc biệt những người có sức đề kháng kém như người già, trẻ em, phụ nữ sau sinh, mới ốm dậy sức khỏe yếu… rất hay gặp tình trạng này. Bên cạnh đó, tâm trạng nhạy cảm bất ổn ở người suy nhược cũng kích thích hệ thần kinh giao cảm, gây ra hiện tượng đổ mồ hôi.

3. Cường giáp

Khi hormone tuyến giáp hoạt động quá mức bình thường, cơ thể cảm thấy nóng bừng, thân nhiệt tăng cao nên đổ nhiều mồ hôi hơn mức bình thường. Ngoài ra còn có những dấu hiệu khác như mắt nhìn mờ, tim đập nhanh, rụng tóc, suy giảm chức năng tính dục… Người bệnh cần đi thăm khám sớm việc điều trị hiệu quả, tránh gây biến chứng đến tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.

Ra mồ hôi nhiều có tốt không

Ra mồ hôi nhiều có tốt không? Tăng tiết mồ hôi có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp

4. Tăng tiết mồ hôi do nhiễm trùng

Nhiễm trùng lao là căn bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất khiến người bệnh luôn bị đổ nhiều mồ hôi vào lúc chiều tối hoặc nửa đêm kèm theo tình trạng sốt cao, người lạnh rét run, gầy rộc sụt cân nhanh. Ngay khi thấy có những biểu hiện cảnh báo đầu tiên về bệnh lý này hãy đi thăm khám sớm để được chẩn đoán, điều trị tích cực.

5. Rối loạn nội tiết

Đổ mồ hôi nhiều do rối loạn nội tiết có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Nguyên nhân được lý giải là do khi hàm lượng hormone estrogen và testosterone bị sụt giảm mạnh bất thường khiến cơ thể truyền nhầm tín hiệu thông tin đến não bộ. Não lúc này “hiểu lầm” rằng cơ thể đang bị nóng lên nên "truyền lệnh" đổ mồ hôi nhiều để làm mát.

6. Hạ đường huyết

Việc thiếu hụt hàm lượng đường trong máu do hạ đường huyết khiến cơ thể giải phóng nhiều hormone adrenaline hơn và kích thích hệ thần kinh giao cảm dẫn đến đổ nhiều mồ hôi và nhịp tim nhanh bất thường. Khi bị huyết áp thấp, người bệnh cũng dễ gặp phải tình trạng chóng mặt hoa mắt, ngất xỉu vô cùng nguy hiểm. 

7. Mắc bệnh đái tháo đường

Đổ mồ hôi nhiều cũng là triệu chứng hay gặp bệnh nhân tiểu đường. Hoạt động chuyển hóa đường huyết trong cơ thể gặp trục trặc, rối loạn tác động tiêu cực lên hệ thần kinh giao cảm, ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của tuyến mồ hôi. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần dùng thuốc điều trị tiểu đường đúng liệu trình đồng thời thực hiện thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh khoa học.

8. Ung thư

Ung thư ở giai đoạn sớm cũng khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt là về ban đêm khi ngủ. Các bệnh ung thư máu, ung thư bạch cầu, u ác lympho... thường hay dẫn đến chứng tăng tiết mồ hôi, người bị sốt, nổi hạch, người ớn lạnh, uể oải...

9. Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị

Một số nhóm thuốc dùng điều trị các bệnh trầm cảm, giảm đau và một số rối loạn tâm thần khác có thể gây tác dụng phụ khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi. Nguyên nhân là do các thành phần dược tính trong thuốc làm biến đổi nồng độ của chất truyền dẫn thần kinh gây ra tình trạng sản xuất nhiều mồ hôi quá mức.

Ra mồ hôi nhiều có tốt không

Mồ hôi ra nhiều có tốt không? Đây cũng có thể là cảnh báo bệnh lý hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị

ĐỌC THÊM: Mất cân bằng dinh dưỡng: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị

II. Cách khắc phục tình trạng ra mồ hôi nhiều

Để khắc phục hiệu quả được tình trạng đổ mồ hôi nhiều cần dựa trên nguyên nhân gốc. Trong trường hợp đổ mồ hôi sinh lý do vận động quá mức, tập luyện quá sức, làm việc dưới thời tiết nắng nóng thì có thể yên tâm rằng việc đổ mồ hôi có tác dụng đào thải độc tố, làm mát cơ thể. Tuy nhiên nếu tăng tiết mồ hôi do bệnh lý thì cần xác định nguyên nhân cụ thể, từ đó có phác đồ điều trị tương ứng.

  • Đổ nhiều mồ hôi do bệnh lý, để kiểm soát hiệu quả cần có phương pháp điều trị chủ đạo chấm dứt hiệu quả, hạn chế tối đa bệnh tái phát trở lại.
  • Trường hợp tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật giao cảm thì các phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay bao gồm: Dùng thuốc (thuốc uống, thuốc bôi ngoài da…), điện di ion trong trường hợp ra nhiều mồ hôi ở chân tay, tiêm botox. Khi tất cả những phương pháp trên không hiệu quả sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ dây thần kinh giao cảm.
  • Tình trạng đổ nhiều mồ hôi đi kèm các triệu chứng mệt mỏi triền miên, người gầy ốm xanh xao, tâm trạng bất ổn, hay ốm vặt… thì cơ thể đã bị suy nhược. Người bệnh cần khắc phục sớm ngăn chặn việc ra nhiều mồ hôi cũng như phòng ngừa biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để có được hiệu quả thực sự vượt trội, người bệnh sử dụng sản phẩm chuyên biệt Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, dùng đều đặn ăn ngon ngủ tốt, khôi phục chức năng cơ quan tạng phủ hoạt động ổn định. Hệ thống thần kinh khỏe mạnh điều hòa tốt hoạt động của tuyến mồ hôi, mạch máu… Sản phẩm tái lập cân bằng âm dương, khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái. Nhờ đó sức khỏe ổn định, giảm nguy cơ mắc các bệnh suy nhược thần kinh, tim mạch, huyết áp… gây đổ nhiều mồ hôi.

Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2

Bên cạnh đó, áp dụng một số biện pháp sau cũng sẽ rất hữu ích để cải thiện tình trạng mồ hôi ra nhiều:

  • Điều chỉnh lối sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không thức quá khuya. Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, giảm bớt áp lực.
  • Ưu tiên bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đồng thời hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, chất kích thích.
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, không gian phòng ngủ, làm việc thoáng đãng, dọn dẹp thường xuyên để tránh vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn… ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Một số bài thuốc nguồn gốc thảo dược có tác dụng ngăn bài tiết nhiều mồ hôi như bạch thược, sơn thù, mẫu lệ, hoàng bá, lá dâu non… Tuy nhiên người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dược sĩ trước khi áp dụng để điều trị hiệu quả, không gây tác dụng phụ.

III. Một số câu hỏi thường gặp về chứng ra mồ hôi nhiều 

1. Những vị trí nào của cơ thể thường bị ảnh hưởng bởi chứng ra mồ hôi nhiều? 

Các khu vực thường bị ảnh hưởng của đổ mồ hôi nhiều bao gồm: lòng bàn tay, bàn chân, nách và mặt. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, đổ mồ hôi nhiều còn xuất hiện toàn thân, khắp cơ thể.

2. Chứng ra mồ hôi nhiều có thể tự hết không? 

Đối với nhiều trường hợp, tình trạng đổ mồ hôi nhiều có thể kéo dài suốt đời nếu không điều trị. Với những đối tượng này, các biện pháp can thiệp điều trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng một cách hiệu quả.

3. Trường hợp nào ra mồ hôi nhiều cần đi khám bác sĩ?

Đổ mồ hôi nhiều là hiện tượng khá phổ biến, nhưng trong một số trường hợp đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý và cần đi khám bác sĩ. Bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra nếu gặp phải các trường hợp như: Bạn đổ mồ hôi nhiều hơn so với người bình thường mà không rõ nguyên nhân, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, hoặc ra mồ hôi nhiều đi kèm với các triệu chứng như sốt, tim đập nhanh, đau tức ngực, khó thở...

4. Phân biệt đổ mồ hôi nhiều do bệnh lý và đổ mồ hôi thông thường như thế nào?

Có thể phân biệt thông qua một số biểu hiện đặc trưng. Chứng đổ mồ hôi nhiều do bệnh lý có một số đặc điểm đặc trưng sau:

  • Mồ hôi ra nhiều trên gương mặt khiến người bệnh đỏ mặt, khó chịu, có khi nhỏ thành từng giọt gây tâm lý tự ti, ảnh hưởng nhiều đến công việc giao tiếp thường ngày.
  • Lòng bàn tay liên tục tiết ra nhiều mồ hôi ẩm ướt, nhiều trường hợp lòng bàn tay luôn trong tình trạng mát lạnh đổ mồ hôi suốt cả ngày.
  • Những vùng da như nách, da đầu, lòng bàn chân, sau gáy, đùi, bẹn… túa ra nhiều mồ hôi. Tình trạng này thường xuyên xảy ra mỗi khi ngủ dậy, tần suất một tuần vài lần.

Trên đây là những thông tin giải đáp xung quanh câu hỏi: "Ra mồ hôi nhiều có tốt không?". Tóm lại tình trạng đổ nhiều mồ hôi tốt hay xấu tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Nếu do bệnh lý gây ra thì cần tích cực điều trị sớm, đồng thời thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh thì tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được.

Bài viết liên quan

Lên đầu trang
Loading
SP Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ