Ra nhiều mồ hôi ở mặt: Nguyên nhân và cách khắc phục

2024-07-12 08:58:20

Ra nhiều mồ hôi ở mặt khiến nhiều người khó chịu, ám ảnh bởi nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tự tin trong giao tiếp. Nguy hiểm hơn, tình trạng này có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của các bệnh lý nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tới bạn thông tin chi tiết về nguyên nhân dẫn đến ra nhiều mồ hôi ở mặt và cách cải thiện hiệu quả tình trạng này.

I. Nguyên nhân gây đổ mồ hôi ở mặt

Các số liệu thống kê cho thấy có 2 - 3% người dân trên thế giới mắc phải chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) bao gồm cả đổ mồ hôi mặt. Nguyên nhân gây đổ nhiều mồ hôi ở mặt là do: 

1. Do chứng tăng tiết mồ hôi

Hiểu đơn giản là khi cơ thể ra quá nhiều mồ hôi trên mức sinh lý bình thường. Trong cuộc sống thường ngày, cơ thể ra nhiều mồ hôi khi chúng ta tập luyện quá sức, làm việc dưới thời tiết nóng nực… Song cũng có một số trường hợp khi ngồi nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng, lúc ngủ dậy hay sau khi thức dậy chưa hoạt động nhiều… cũng ra mồ hôi. Điều này gây tâm lý ức chế, nóng nảy ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh. 

Chứng tăng tiết mồ hôi có một số biểu hiện thường gặp như: 

  • Tăng tiết mồ hôi trên mặt thường đi kèm với triệu chứng đỏ mặt khiến người bệnh tự ti mỗi khi trò chuyện, gặp gỡ với những người xung quanh. 
  • Đổ mồ hôi tay quá mức, lòng bàn tay ẩm ướt gây phiền toái mỗi khi làm việc, viết lách, bối rối khi bắt tay với người khác… 
  • Đổ mồ hôi nhiều ở mặt cũng có thể đi kèm với các khu vực khác cũng đổ nhiều mồ hôi như bàn chân, lưng, bụng, đầu, nách gây mùi khó chịu. Đôi khi mồ hôi ra nhiều gây nhiễm trùng, ngứa ngáy, nấm da rất ngứa ngáy, mất thẩm mỹ. 
Ra nhiều mồ hôi ở mặt

Chứng tăng tiết mồ hôi là một trong những nguyên nhân dẫn đến ra nhiều mồ hôi ở mặt

2. Suy nhược cơ thể

Cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi nhiều ngày liền là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đổ mồ hôi trên mặt. Khi cơ thể kiệt sức, suy nhược kích thích hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh mẽ dẫn đến tăng tiết mồ hôi, hay đổ mồ hôi trộm. Nhất là những người sức khỏe yếu lâu ngày không phục hồi, người mới ốm dậy xanh xao sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. 

Ở người suy nhược, tâm trạng cảm xúc bất ổn, tính khí thay đổi thất thường. Người bệnh hay nổi nóng, stress, căng thẳng… sinh ra các hormone khiến cho tuyến mồ hôi hoạt động bất thường. Bên cạnh đó, cơ thể suy nhược ốm yếu rất nhạy cảm trước những yếu tố như nhiệt độ cao, thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn. Có nghĩa mỗi lần uống bia, rượu dù ít hay nhiều, đi ra ngoài trời nắng khoảng vài phút người cũng túa ra nhiều mồ hôi hơn mức bình thường. 

3. Rối loạn lo âu, trầm cảm

Ở một số đối tượng bị rối loạn lo âu, trầm cảm, hay các vấn đề tâm lý khác thường đổ mồ hôi nhiều hơn so với bình thường. Nguyên nhân do nhánh hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức gây ra một loạt những thay đổi diễn ra bên trong cơ thể. Bao gồm nhịp tim nhanh, thở gấp, mồ hôi ra nhiều ở mặt và một số bộ phận khác. 

Ngoài ra còn kèm theo một số các biểu hiện khác như: Khô miệng, buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, người run rẩy mệt mỏi toàn thân. 

4. Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi ở mặt. Những người mang bầu, đang trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh… cơ thể thay đổi nội tiết tố, bốc hỏa nóng trong người khiến cảm thấy bức bối, ra nhiều mồ hôi ở mặt và đầu. Hay trường hợp bị bệnh nội tiết cường giáp tiết ra nhiều hormone thyroxine khiến cho tâm trạng hay nóng nảy, hồi hộp, cáu kỉnh, nhịp tim bất thường, cơ thể tỏa nhiệt toát mồ hôi nhiều ở mặt và cả người. 

Ra nhiều mồ hôi ở mặt do rối loạn nội tiết tố

Ra nhiều mồ hôi ở mặt, bốc hỏa nóng trong người do rối loạn nội tiết tố

5. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số các loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra những tác động ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm gây chứng tăng tiết mồ hôi. Một số loại thuốc sau có thể gây ra tác dụng phụ này: 

  • Các loại thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc giảm đau mạn tính.
  • Thuốc chống co giật. 
  • Thuốc kiểm soát bệnh huyết áp. 
  • Thuốc bổ sung khoáng chất như kẽm, niacin. 
  • Thuốc điều trị bệnh ung thư.
  • Một số loại thuốc kháng sinh
Ngoài ra, việc dùng với liều lượng cao, lạm dụng thuốc hay uống nhiều loại thuốc cùng một lúc cũng có khả năng khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi.

6. Mắc bệnh lý tim mạch

Đổ mồ hôi là một phản ứng bình thường của cơ thể để điều chỉnh nhiệt độ, làm mát cơ thể. Tuy nhiên hãy cẩn thận, khi mồ hôi ra nhiều ở mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch. Khi tim hoạt động không ổn định dẫn đến lượng máu huyết đến các cơ quan khác bị gián đoạn. Để bù đắp cho tình trạng bị thiếu hụt dinh dưỡng chất, lúc này cơ thể sẽ kích hoạt các phản ứng nhằm tăng nhịp tim, huyết áp, tăng tiết mồ hôi. 

Sau đây là một số bệnh lý tim mạch gây ra tình trạng đổ mồ hôi mặt, bao gồm:

  • Nhồi máu cơ tim: Đổ mồ hôi lạnh rất đột ngột, kèm theo một số triệu chứng như chóng mặt, nôn ói, đau nhức đầu. 
  • Suy tim: Người bệnh đổ nhiều mồ hôi, nhất là vào buổi tối, càng gắng sức mồ hôi ra càng nhiều. 
  • Rối loạn nhịp tim: Đổ nhiều mồ hôi kèm theo tim đập nhanh chóng, cảm giác chóng mặt, bồn chồn. 

>>> XEM THÊM: Đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn: Nguyên nhân & Cách chữa trị

II. Giải pháp phòng ngừa và điều trị tình trạng ra nhiều mồ hôi ở mặt

Người bệnh tham khảo ngay giải pháp phòng ngừa và điều trị tình trạng ra nhiều mồ hôi ở mặt như sau: 

1. Dùng khăn thấm mồ hôi

Luôn mang theo bên mình một chiếc khăn sạch, mềm mại  thấm hút mồ hôi tốt để lau. Đây được coi là một giải pháp đơn giản, hữu ích tuy rằng nó không thể áp dụng được đối với tất cả mọi trường hợp, hoàn cảnh. Đặc biệt nếu như bạn đang ở trong một khu vực nóng nực, nhiệt độ cao thì dùng một chiếc khăn mát hạ nhiệt là điều cần thiết. 

2. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Sức khỏe được cải thiện tốt lên nhờ thực hiện lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Trước khi áp dụng những phương án điều trị, can thiệp hãy áp dụng ngay một số thói quen sau đây sẽ giúp ích rất nhiều: 

  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày: Giúp duy trì thân nhiệt ổn định, nhất là vào những ngày hè thời tiết nóng nực cần uống nhiều nước hơn. 
  • Hạn chế cafein: Cafein kích thích giải phóng ra adrenalin, sử dụng nhiều tác động đến hệ thần kinh giao cảm kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. 
  • Không uống nhiều đồ uống có cồn: Bia, rượu làm giãn mạch máu; lúc này người uống cảm thấy tim đập nhanh, đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường. 
  • Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh, hoa quả tươi vừa tốt cho tiêu hóa lại lại duy trì lượng nước cần thiết giúp thanh mát, giải nhiệt,  hạn chế đổ mồ hôi. 
  • Bổ sung nhiều vitamin: Vitamin, khoáng chất tăng cường hoạt động trao đổi chất, cải thiện tín hiệu giữa các dây thần kinh, thuyên giảm tình trạng đổ mồ hôi. 
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ: Nhóm thực phẩm này làm tăng thân nhiệt, gây cảm giác nóng dẫn đến đổ mồ hôi. Mồ hôi xuất hiện nhiều trên trán, mặt và vùng cổ sau khi ăn xong. 

3. Giảm căng thẳng, lo âu

Thường xuyên lo lắng, căng thẳng khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Nguyên nhân do những cảm giác tiêu cực này xuất hiện, vùng dưới đồi sản sinh ra hormone adrenaline kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Khi tâm trạng ổn định, đầu óc thảnh thơi thoải mái không đổ mồ hôi nhiều. Vậy nên cần rèn luyện thói quen nghỉ ngơi đầy đủ, suy nghĩ tích cực lạc quan trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. 

Có một cách hay để làm dịu đi tâm trạng căng thẳng là thường xuyên tập yoga, thiền hoặc các môn thể thao khác. 

  • Yoga kiểm soát căng thẳng rất tốt kết hợp với bài tập thở sâu, hít vào thở ra chậm rãi giúp thư giãn thoải mái, ổn định nhịp tim, hạn chế đổ mồ hôi. 
  • Thiền định giúp tĩnh tâm, nhịp tim ổn định, cải thiện tốt chất lượng giấc ngủ, kiểm soát căng thẳng giúp bình tâm hơn khi thuyết trình, nói trước đám đông… 

4. Sử dụng thuốc điều trị

Thông thường đổ nhiều mồ hôi do rối loạn hệ thần kinh thực vật, hiện nay y học có sử dụng thuốc đường uống và thuốc bôi ngoài da. 

Thuốc ức chế hệ thần kinh giao cảm

Thuốc được kê đơn phổ biến bao gồm thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta. Sau khi uống thuốc sau khoảng nửa tiếng thấy lượng mồ hôi giảm đáng kể. Hiệu quả duy trì được 4 - 6 tiếng, sau đó bị mất tác dụng. Khi dùng thuốc có thể có tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến một số cơ quan bộ phận gây tình trạng chóng mặt, táo bón, mắt nhìn mờ…

Thuốc bôi ngoài da

Các loại thuốc bôi chứa hoạt chất muối nhôm với cơ chế đóng kín các lỗ chân lông, giảm bài tiết mồ hôi ra bên ngoài. Thuốc bôi phù hợp đối với các trường hợp nhẹ, đổ mồ hôi ở những khu vực nhỏ như nách, trán, đầu. Người bệnh nên dùng thuốc vào buổi tối, sau khi tắm xong, thoa lên mặt, chân tóc để nguyên đến sáng hôm sau. Chú ý không nên lạm dụng nhiều, muối nhôm có thể gây ra tác dụng phụ như kích ứng da, khó chịu, bỏng rát, nổi mẩn… 

Trong trường hợp ra nhiều mồ hôi do suy nhược cơ thể gây ra, cần điều trị nguyên nhân gây bệnh, chứng ra mồ hôi ở mặt sẽ hết. Khi người bệnh thoát khỏi tình trạng suy nhược, tinh thần được phục hồi, tâm trạng vui vẻ, lạc quan thì tự nhiên cơ thể sẽ giảm bớt đổ mồ hôi. 

Hết suy nhược, người bệnh ăn ngon, ngủ tốt, sức khỏe được phục hồi từ sâu bên trong. Hệ thần kinh khỏe mạnh, điều hòa tốt hoạt động của các cơ quan nội tạng, mạch máu, mồ hôi…

Viên suy nhược Ngự y mật phương 17 - Đông y thế hệ 2

Duy chỉ có viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất, là sản phẩm chuyên biệt dành cho người bị suy nhược. Hiệu quả vượt trội, ngăn tái phát do xử lý tận gốc nguyên nhân, ngăn ngừa tái phát nhiều năm liền. 

Người bệnh cảm nhận hiệu quả rõ rệt, giảm hẳn các triệu chứng người mệt mỏi, cạn kiệt sức lực, gầy yếu, hay đổ mồ hôi trộm…

5. Tiêm Botox

Thủ thuật này được FDA công nhận giúp làm giảm tăng tiết mồ hôi. Mục đích chính ức chế dây thần kinh giao cảm đảm nhận nhiệm vụ bài tiết mồ hôi. Tiêm botox khá đơn giản, mang lại hiệu quả nhanh. Về cơ bản, phương pháp này an toàn, hiệu quả, đảm bảo an toàn khi được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia tay nghề cao, có kinh nghiệm chuyên môn, năng lực tốt. 

Người bệnh cần tiêm nhắc lại tùy theo mức độ tái phát, hiệu quả sẽ tăng lên sau mỗi lần tiêm, đạt đến thời gian lâu dài. 

6. Phẫu thuật

Khi tất cả các phương pháp trên không có hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa. Phương pháp phẫu thuật cắt dây thần kinh giao cảm chủ yếu áp dụng loại bỏ mồ hôi ở nách, nhưng đồng thời cũng mang lại hiệu quả tốt khi thực hiện ở vùng mặt. Phẫu thuật được thực hiện trong vài giờ, không đau nhiều hay để lại sẹo xấu, hiệu quả nhanh, sớm phục hồi. 

Tuy nhiên phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro như tổn thương tinh thần, nguy cơ bị tràn dịch màng phổi. Vậy nên người bệnh cần xem xét cẩn thận, cân nhắc kỹ trước khi quyết định thực hiện. 

Mong rằng những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng ra nhiều mồ hôi ở mặt. Nếu tình trạng này gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hãy nhanh chóng đi đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Việc điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát tốt được tình trạng này.

Lên đầu trang
Loading
Hữu ích Khuyến mãi
Sản phẩm
Liên hệ